Kết quả sinh trưởng của gà Lông Xước thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá đặc điểm ngoại hình và khả năng sinh trưởng của gà lông xước nuôi tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 46)

4.4.1. Khối lượng cơ thể gà Lông Xước qua các giai đoạn

Kết quả theo dõi sinh trưởng tích lũy của gà qua các tuần tuổi được trình bày tại bảng 4.8 và 4.9.

Bảng 4.8. Khối lượng cơ thể của gà Lông Xước giai đoạn 0 - 8 tuần tuổi (g)

Ngày tuổi Xmx Cv SS 28,72 ± 1,27 6,23 1 50,14 ± 1,43 4,02 2 79,48 ± 1,72 3,06 3 132,62 ± 5,30 5,65 4 189,10 ± 6,66 4,98 5 260,84 ± 10,61 5,75 6 320,18 ± 9,80 4,33 7 410,07 ± 20,27 6,99 8 513,28 ± 33,50 9,23

Kết quả bảng 4.8 và hình 4.1 cho thấy, khối lượng cơ thể gà lông Xước tăng đều qua các tuần tuổi. Điều này phù hợp với quy luật sinh trưởng và phát triển chung của gia cầm.

Hình 4.1. Đồ thị sinh trưởng tích lũy của gà Lông Xước giai đoạn 0 -8 tuần tuổi

Ở 01 ngày tuổi gà Lông Xước có khối lượng là 28,72 g. So với các giống gà: Mía, Hồ và Móng trong nghiên cứu về đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh trưởng và sinh sản thì gà Lông Xước có khối lượng thấp hơn (Hồ Xuân Tùng và cs, 2009 [28]: gà Mía có khối lượng 30,3g, gà Hồ có khối lượng là 31,8g và gà Móng có khối lượng là 31,6g). So với gà Ri theo công bố của Lê Viết Ly (2004)[16] thì gà Ri mới nở có khối lượng là 30,76g. Khối lượng gà Lông Xước tương đương với gà lông cằm (28,78g) nuôi tại Lục Ngạn, Bắc Giang (Nguyễn Bá Mùi và cs, 2012) [19]. Tuy nhiên, so với gà nhiều ngón được nuôi tại vườn Quốc gia Xuân Sơn, Phú Thọ thì gà Lông Xước có khối lượng cơ thể cao hơn (27,89g) (Nguyễn Hoàng Thịnh và cs, (2016) [23]. Khối lượng của gà lông Xước 1 ngày tuổi so với khối lượng của gà Tre (20,13g) thì lớn hơn (Bùi Thị Phượng và cs, 2019[20]). Như vậy, khối lượng của gà Lông Xước khi mới nở nhỏ hơn nhóm gà Mía, Hồ, Móng, Ri và lớn hơn nhóm gà sáu ngón, gà Tre.

Tại thời điểm 8 tuần tuổi, khối lượng gà lông Xước là 513,28g. Khối lượng gà Hồ, gà Mía và gà Móng tương ứng ở tuần tuổi này là 462,3g, 597,3g và 608,5g (Hồ Xuân Tùng và cs 2009 [28]). Kết quả nghiên cứu này cho thấy gà lông Xước có năng suất tương đương các giống gà nội đã được công bố nhưng sinh trưởng kém hơn các giống nhập nội Lương Phượng, Kabir, Tam Hoàng (Nguyễn Bá Mùi và cs, 2012) [19].

Sau khi tách trống mái ở tuần thứ 9, gà trống và gà mái có khối lượng chênh lệch nhau: gà trống là 683,70g; gà mái là 610,3g, càng về sau sự chênh lệch giữa gà trống và gà mái càng rõ; ở tuần thứ 12 khối lượng trống là 1.110g và mái là 932,7g, tuần thứ 15 là 1.353,41g đối với con trống và 1.120,82g đối với con mái.

Bảng 4.9. Khối lượng cơ thể gà Lông Xước giai đoạn 9 - 20 tuần tuổi (g/con) Tuần tuổi Gà trống (n=3) Gà mái (n=3) x m XCV% Xmx CV% 9 783,70 ± 24,46 5,06 610,3 ± 18,94 4,39 12 1.210,00 ± 35,18 4,48 932,70 ± 28,49 4,32 15 1.453,41 ± 49,57 5,18 1.120,82 ± 29,96 3,78 18 1.640,89 ± 54,52 4,94 1.338,81 ± 45,54 4,81 20 1.768,42 ± 64,37 5,36 1.427,08 ± 63,37 6,28

Đến tuần thứ 18 khối lượng con trống là 1.560,89g, con mái là 1.338,81g; con trống đạt 1.698,42g, con mái đạt 1.427,08g ở tuần thứ 20. Theo Nguyễn Bá Mùi và cs (2012)[19], khối lượng gà lông cằm ở tuần thứ 9 con trống là 900,74g, con mái là 734,83g; lúc 12 tuần tuổi con trống là 1.440,34g, con mái đạt 1.069,41g, ở 15 tuần tuổi gà trống đạt 1.907,05g, gà mái đạt 1.430,63g. Mặc dù lúc 1 ngày tuổi khối lượng gà Lông Xước và gà lông cằm theo nghiên cứu của Nguyễn Bá Mùi và cs (2012)[19] là tương đương nhau nhưng giai đoạn sinh trưởng sau này gà Lông Xước có khối lượng nhỏ hơn gà lông cằm. Theo Nguyễn Hoàng Thịnh và cs, (2016)[23], khối lượng gà nhiều ngóm ở tuần thứ 9 trung bình đạt 778,43g, tuần thứ 15 khối lượng này là 1.419,47g. Các chỉ tiêu về khối lượng tại các thời điểm 9,12,15 và 20 tuần tuổi trên giống gà Hồ ở đàn sản xuất thế hệ 2 là : 698,2g; 997,5g; 1386,7g; 2168,7g; ở gà Mía các chỉ tiêu này lần lượt là 704,5g; 1007,5g; 1366,5g; 1888,6g; trên gà Móng khối lượng này đạt 713g; 1.014g; 1.312,3g; 1.921,2g (Hồ Xuân Tùng và cs, 2009)[28], nhóm gà Hồ, Mía và Móng ở Việt Nam là những giống gà có khung hình to nên, các giai đoạn phát triển về sau sẽ hơn các giống gà địa phương khác.

4.5. Khả năng thu nhận thức ăn của gà Lông Xước

Kết quả theo dõi về khả năng thu nhận thức ăn của gà Lông Xước ở giai đoạn 0 - 8 tuần tuổi và 9 - 20 tuần tuổi được trình bày ở bảng 4.10 và bảng 4.11.

Bảng 4.10. Khả năng thu nhận thức ăn của gà Lông Xước giai đoạn 0 - 8 tuần tuổi

Tuần tuổi Khả năng thu nhận thức ăn

g/con/ngày g/con/tuần Cộng dồn (g/con)

0 - 1 9,10 63,70 63,70 1 - 2 15,33 107,32 171,02 2 - 3 19,47 136,26 307,28 3 - 4 24,77 173,40 480,68 4 - 5 30,30 212,12 692,79 5 - 6 33,81 236,64 929,44 6 - 7 39,49 276,43 1.205,86 7 - 8 47,42 331,95 1.537,82

Kết quả bảng 4.10 cho thấy, lượng thức ăn thu nhận của gà Lông Xước tăng dần theo tuổi, cùng theo đó là tiêu tốn thức ăn cũng tăng dần.

Ở 1 tuần tuổi lượng thức ăn thu nhận là 9,10 gam/con/ngày, sau đó lượng thức ăn thu nhận tăng dần đều phù hợp với khối lượng cơ thể và sinh trưởng của gà, đến tuần thứ 8 là 47,42 gam/con/ngày.

Theo Nguyễn Bá Mùi và cs (2012) [19]), ở gà lông cằm lượng thức ăn thu nhận lúc 1 tuần tuổi là 4,14 gam/con/ngày; 8 tuần tuổi là 61,11 gam/con/ngày. Nguyễn Hoàng Thịnh và cs. (2016)[23] cho biết tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của gà nhiều ngón nuôi chăn thả sau 16 tuần tuổi là 3,57 kg. Hồ Xuân Tùng và cs (2009) [28] cho biết, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của gà Hồ thương phẩm từ 1 - 12 tuần tuổi nuôi theo phương thức bán công nghiệp là 3,23 kg. Ở gà Đông Tảo, trong tuần đầu lượng thức ăn thu

nhận là 7gam/con/ngày tăng lên 69 gam/con/ngày tại tuần thứ 12 (Lê Thị Thắm và cs, 2016)[22].

Kết thúc giai giai đoạn 0 -8 tuần tuổi lượng thức ăn dùng cho 1 gà là 1.537,82 g.

Kết quả về khả năng thu nhận thức ăn của gà Lông Xước giai đoạn 9 - 20 tuần tuổi được trình bày ở bảng 4.11.

Bảng 4.11. Khả năng thu nhận thức ăn của gà Lông Xước giai đoạn 9 - 20 tuần tuổi

Tuần tuổi Trống Mái g/con/ngày Cộng dồn (g/con) g/con/ngày Cộng dồn (g/con) 8 - 9 49 343 47,23 330,61 9 - 10 55,33 387,31 52,33 366,31 10 - 11 59,33 415,31 56,33 394,31 11 - 12 64,33 450,31 61,33 429,31 12 - 13 67,67 473,69 64,67 452,69 13 - 14 73,67 515,69 70,67 494,69 14 - 15 78,00 546,00 75,00 525,00 15 - 16 80,00 560,00 77,00 539,00 16 - 17 83,00 581,00 80,00 560,00 17 - 18 85,00 595,00 82,00 574,00 18 - 19 87,00 609,00 84,00 588,00 19 - 20 90,00 630,00 87,00 609,00 9-20 7.644,13 7.400,74

Kết quả bảng 4.11. cho thấy:

Đối với gà trống Lông Xước có lượng thức ăn thu nhận cao hơn gà mái tại cùng thời điểm ở 9 tuần tuổi, con trống là 49 gam/con/ngày, con mái là

74,23 gam/con/ngày. Lượng thức ăn thu nhận tăng dần theo các tuần tuổi ở cả trống và mái, đến tuần thứ 15 là 78 g/con/ngày đối với trống, con mái là 75 gam/con/ngày, lúc 20 tuần tuổi là 90 gam/con/ngày đối với trống và 87 gam/con/ngày đối với mái. Ở gà lông cằm nuôi tại Lục Ngạn - Bắc Giang thì 15 tuần tuổi, thu nhận thức ăn của gà lông cằm là 83,21 g/con/ngày (Nguyễn Bá Mùi và cs, 2012) [19]. Theo Bùi Thị Phượng và cs (2019) [20] cho biết, lượng thức ăn tiêu thụ của gà nòi Nam Bộ giai đoạn 1- 8 tuần được nuôi chung cho cả trống và mái là 1634 g/con/tuần. Lượng thức ăn tiêu thụ của gà Hồ, Mía, Móng (Hồ Xuân Tùng và cs, 2009 [28]; Ngô Kim Cúc và cs, 2015 [3]) và gà H’Mông (Phạm Công Thiếu và cs 2009 [38). Trong giai đoạn 9-15 tuần tuổi, thức ăn tiêu thụ là 4.065 - 4.070g/con đối với gà trống và 3.865 - 3.869 g/con đối với gà mái.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

5.1. Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu về đặc điểm ngoại hình và khả năng sinh trưởng gà Lông Xước từ 1 - 20 tuần tuổi, chúng em có kết luận như sau:

5.1.1. Về đặc điểm ngoại hình

- Gà con 01 ngày tuổi có thân hình nhỏ gọn, nhanh nhẹn; đa số có lông màu vàng nâu, sọc màu nâu đậm từ đầu đến cuối thân, mỏ có màu vàng hoặc vàng đen, đa số chân có màu chì, một số ít có màu vàng.

- Gà trưởng thành lúc 20 tuần tuổi có một số đặc trưng cơ bản như: hình dáng thanh, gọn; lông xước toàn thân; con trống có màu đỏ tía hoặc đỏ nâu; con mái có màu lá chuối khô là chủ yếu. Cả con trống và con mái mỏ có màu vàng đen, da màu trắng, mào cờ chiếm ưu thế.

5.1.2. Về tỷ lệ nuôi sống của gà Lông Xước

Trong điều kiện nuôi nhốt chuồng hở, trên nền đệm lót, đảm bảo chế độ dinh dưỡng, chăm sóc vệ sinh thú y theo đúng tiêu chuẩn nên đàn gà Lông Xước có tỷ lệ nuôi sống cao, giai đoạn từ 1-8 tuần tuổi tỷ lệ nuôi sống là 96,44%; giai đoạn 9-20 tuần tuổi là 83,11% đối với trống và 89,40% đối với mái.

5.1.3. Về khả năng sinh trưởng của gà Lông Xước

Khối lượng gà Lông Xước lúc 20 tuần tuổi là 1.698,42g đối với trống và 1.427,08 đối với mái.

5.1.4. Về khả năng tiêu tốn thức ăn

Tiêu tốn thức đến 20 tuần tuổi từ 7.400,74g – 7.644,13g.

5.2. Đề nghị

Tiếp thục chọn lọc và theo dõi các đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh trưởng và sản xuất của gà gà Lông Xước để giữ làm giống.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt

1. Brandsch H., Bilchel H. (1978), “Cơ sở của sự nhân giống và di truyền ở gia cầm", Cơ sở sinh học của nhân giống và nuôi dưỡng gia cầm,

Nguyễn Chí Bảo dịch, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, tr. 132 - 156

2. Cục Chăn nuôi (2019). Báo cáo tình hình chăn nuôi gia cầm và định hướng phát triển.

3. Ngô Kim Cúc, Nguyễn Công Định, Vũ Chí Thiện, Phạm Thị Bích Hường, Nguyễn Thị Minh Tâm, Trần Trung Thông, Hồ Xuân Tùng, Nguyễn Trọng Tuyển, Phạm Công Thiếu và Nguyễn Thanh Sơn (2015). “Nghiên cứu chọn lọc gà Móng” Báo cáo khoa học Viện Chăn nuôi 2013-2015, Phần Di truyền - Giống vật nuôi, tr: 118-128.

4. Trịnh Phú Cử, Hồ Xuân Tùng, Vũ Văn Liệu, Nguyễn Thị Nga (2012), Báo

cáo đánh giá sơ bộ nguồn gen gà Liên Minh, Hội nghị bảo tồn nguồn

gen vật nuôi 2012 - 2012, Viện Chăn nuôi, tr. 219 - 234.

5. Lê Công Cường (2007). Nghiên cứu khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà Hồ và và Lương Phượng, Luận văn thạc sỹ nông nghiệp, Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội.

6. Đỗ Thị Kim Dung (2014) Nghiên cứu một số đặc điểm ngoại hình và khả năng sinh sản của gà địa phương Lạc Thủy - Hòa Bình, Luận văn thạc sỹ Nông nghiệp, Đại học Nông lâm Thái Nguyên.

7. Nguyễn Huy Đạt (1991), Nghiên cứu một số tính trạng sản xuất của các dòng thuần bộ giống gà Leghorn trắng trong điều kiện Việt Nam, Luận án phó tiến sĩ Khoa học nông nghiệp, Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam, tr. 40-50.

8. Phạm Thành Định, Nguyễn Thị Tường Vy, Nguyễn Đức Hưng, Ngô Văn Bình, (2017), “Nghiên cứu sức sản xuất thịt của gà Lạc Thủy nuôi tại

tỉnh Đồng Nai”, Tạp chí khoa học – Đại học Huế, tập 126, số 3A, trang 201 - 211.

9. Bùi Hữu Đoàn, Nguyễn Thị Mai, Nguyễn Thanh Sơn, Nguyễn Huy Đạt (2011), Các chỉ tiêu dùng trong nghiên cứu chăn nuôi gia cầm, Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội.

10.Lê Thị Thu Hiền, Phùng Đức Tiến, Nguyễn Hữu Cường, Nguyễn Quý Khiêm, Nguyễn Thị Tình, Nguyễn Thị Kim Oanh, Phạm Thùy Linh, Nguyễn Thanh Sơn, Phùng Văn Cảnh (2015), “Chọn lọc nhân thuần giống gà Đông Tảo”, Tạp chí khoa học công nghệ chăn nuôi, số 57 tháng 11/2015, tr. 31 - 38.

11.Nguyễn Thị Hòa (2004). Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, khả năng sinh sản và bảo tồn quỹ gen giống gà Đông Tảo, Luận văn thạc sỹ khoa học sinh học,Trường Đại học Sư phạm, Hà Nội.

12.Nguyễn Duy Hoan (2001). “Sức sống, sinh trưởng và khả năng cho thịt của giống gà Mèo” Tạp chí Nông nghiệp Việt Nam.

13.Đặng Hữu Lanh, Trần Đình Miên, Trần Đình Trọng (1999), Cơ sở di truyền chọn giống động vật, Nxb Giáo dục Hà Nội, tr. 96 - 100

14.Nguyễn Hữu Lương, Trần Thị Loan (2009), “Một số đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của gà Đông Tảo nuôi tại trại thú - Trung tâm nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì”, Báo cáo kết quả nguồn gen vật nuôi Việt Nam (2005 - 2009), tr. 254 - 258.

15.Lê Viết Ly (1995), “Chuyên khảo bảo tồn nguồn gen vật nuôi trên bình diện toàn cầu”, Hội nghị Bảo tồn quỹ gen vật nuôi 1999 - 2004, Viện Chăn nuôi

16.Lê Viết Ly (2004). “Công tác bảo tồn nguồn gen vật nuôi trên bình diện toàn cầu”, Hội nghị Bảo tồn quỹ gen vật nuôi 1999-2004, Viện Chăn nuôi, 10/2004, Hà Nội.

17.Lê Hồng Mận, Bùi đức Lũng, Phạm Quang Hoán (1993), ”Nghiên cứu nhu cầu Protein trong thức ăn hỗn hợp gà Broiler nuôi tách trống mái từ 1 - 63 ngày tuổi”, Thông tin gia cầm số 1 - 3/1993, 17, 29.

18.Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đường (1992), Chọn và nhân giống gia súc, Nxb Nông nghiệp, tr. 40, 41, 48, 99, 116.

19.Nguyễn Bá Mùi, Nguyễn Chí Thành, Lê Anh Đức và Nguyễn Bá Hiếu, 2012 “Đặc điểm ngoại hình và khả năng cho thịt của gà địa phương lông cằm tại Lục Ngạn, Bắc Giang” Tạp chí Khoa học và Phát triển Học viên Nông nghiệp Việt Nam. Tập 10, số 7: 978-985

20.Bùi Thị Phượng, Đồng Sỹ Hùng, Nguyễn Thị Lệ Hằng và Nguyễn Thị Hiệp , 2019 “Chọn lọc nâng cao năng suất giống gà nòi nam bộ qua ba thế hệ” Tạp chí khoa học nông nghiệp

21.Vũ Ngọc Sơn, Phạm Công Thiếu, Hoàng Văn Tiệu, Lê Thuý Hằng, Ngô Thị Thắm (2007), Nghiên cứu Bảo tồn quỹ gen gà tè và gà HB7, Báo cáo Khoa học Viện Chăn Nuôi năm 2007.

22.Lê Thị Thắm, Ngô Xuân Thái, Vũ Văn Thắng, Đào Thị Hiệp, Đoàn Văn Soạn, Vũ Đình Tôn, Đặng Vũ Bình, 2016 “Khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng thịt của gà Đông Tảo”, Tạp chí KH Nông nghiệp Việt Nam 2016, tập 14, số 11: 1716-1725

23.Nguyễn Hoàng Thịnh, Phạm Kim Đăng, Vũ Thị Thuý Hằng, Hoàng Anh Tuấn, Bùi Hữu Đoàn, 2016 “Một số đặc điểm ngoại hình, khả năng sản xuất của gà nhiều ngón nuôi tại rừng quốc gia Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ”, Tạp chí Khoa học và Phát Triển, tập 14, số 1,9-20 24.Lê Thị Thúy, Trần Thị Kim Anh, Nguyễn Hồng Hạnh (2010), ”Khảo sát

thành phần, chất lượng thịt gà H’Mông và gà Ri ở 14 tuần tuổi,” Tạp chí khoa học công nghệ Chăn nuôi, số 25, tháng 8, trang 8 – 12.

25.Tiêu chuẩn Việt Nam (1977), Phương pháp xác định sinh trưởng tuyệt đối, TCVN 2.39 – 77.

26.Tiêu chuẩn Việt Nam (1977), Phương pháp xác định sinh trưởng tương đối, TCVN 2.40 – 77

27.Hồ Xuân Tùng, Phan Xuân Hảo (2008), “Khả năng sinh trưởng và phát triển của gà Ri lai R1A và R1B tại trung tâm Nghiên cứu gia cầm Vạn Phúc”, Tạp chíChăn nuôi - Hội chăn nuôi 9, tr. 8 – 11

28.Hồ Xuân Tùng, Nguyễn Duy Đạt, Nguyên Văn Đồng, Vũ Chí Thiện, Nguyễn Thị Thu Hiền (2009), “Đặc điểm ngoại hình và khả năng sinh trưởng, sinh sản của 3 giống gà hồ, Mía và Móng (Tiên Phong) tại Trại thực nghiệm Liên Ninh”, Báo cáo khoa học năm 2008 - Viện Chăn nuôi, Hà Nội, trang 286 – 295.

II. Tài liệu Tiếng Anh

29.Berthouly-salazar C., Rognon X., Van T., Gely M., Chi C.V., Tixier- boichard M., Bed'hom B., Bruneau N., Verrier E., Maillard J.C. & Michaux J.R. (2010). Vietnamese chickens: a gate towards Asian

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá đặc điểm ngoại hình và khả năng sinh trưởng của gà lông xước nuôi tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)