10 () Theo tác giả Phạm Thị Thu Hương, các hành vi phạm tội phân biệt chủng tộc, khủng bố trong chừng mực nhất định cũng được coi là đối tượng của quyền tài phán phổ quát xuất phát từ thực tế là các công ước
3.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ CHỐNG KHỦNG BỐ TẠI VIỆT NAM
TẾ VỀ CHỐNG KHỦNG BỐ TẠI VIỆT NAM
Khủng bố hiện nay là một trong những nguy cơ đe dọa nghiêm trọng hòa bình và an ninh quốc tế. Nhằm chung tay cùng cộng đồng quốc tế đấu tranh chống lại tội phạm này, Việt Nam đã tích cực tham gia các công ước quốc tế về chống khủng bố, đồng thời nghiên cứu và thực hiện khuyến nghị của các tổ chức quốc tế về vấn đề này. Cụ thể, Việt Nam là thành viên của 8/13 điều ước quốc tế đa phương thuộc khuôn khổ Liên hợp quốc về chống khủng bố và đang nghiên cứu gia nhập các công ước còn lại; là thành viên của Công ước ASEAN về chống khủng bố; ngoài ra chúng ta còn ký kết nhiều điều ước quốc tế song phương về vấn đề này mà gần đây, ngày 22/8/2007, chúng ta ký với Thổ Nhĩ Kỳ Hiệp định về hợp tác đấu tranh phòng chống khủng bố quốc tế, tội phạm có tổ chức, buôn bán trái phép các chất ma túy, các chất hướng thần, các chất tương tự, tiền chất và các loại tội phạm khác(11). Mặt khác, Việt Nam cũng tích cực nghiên cứu và tuân thủ các khuyến nghị của các tổ chức quốc tế liên quan đến khủng bố, đặc biệt Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã dịch và thực hiện 49 khuyến nghị của Lực lượng đặc nhiệm tài chính chống rửa tiền (FATF) về chống rửa tiền và tài trợ khủng bố(12).
11() Hiệp định này được ký tại Akara, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 22/08/2007, có hiệu lực từ ngày 17/07/2008.
12() Lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền (FATF) là tổ chức chuyên nghiên cứu, đưa ra những chuẩn mực quốc tế về chống rửa tiền và tài trợ khủng bố, được thành lập tại Hội nghị thượng đỉnh của nhóm G7, ở Paris, vào năm 1989. Hiện tại, FATF có 34 quốc gia thành viên, 2 quốc gia quan sát viên và 5 tổ chức khu vực là thành viên liên kết. 49 khuyến nghị về chống rửa tiền và tài trợ khủng bố do FATF ban hành gồm 40 khuyến nghị về chống rửa tiền và 9 khuyến nghị đặc biệt về chống tài trợ khủng bố. 40 khuyến nghị được ban hành lần đầu tiên vào năm 1990, đã được sửa đổi vào năm 1996 và năm 2003 để theo kịp các phương thức rửa tiền ngày càng tinh vi của bọn tội phạm. Từ sau vụ khủng bố tháng 9/2001 tại
Như trên đã đề cập, đến nay Việt Nam đã gia nhập và là thành viên của 8 điều ước quốc tế về chống khủng bố, đó là Công ước Tokyo 1963 về các tội và các hành vi khác thực hiện trên tàu bay(13), Công ước Lahaye 1970 về trấn áp hành vi chiếm giữ bất hợp pháp tàu bay(14), Công ước Montreal 1971 về trấn áp các hành vi bất hợp pháp chống lại an toàn hàng không dân dụng(15), Công ước New York 1973 về ngăn chặn và trừng phạt các tội ác chống lại những người được bảo hộ bao gồm viên chức ngoại giao(16), Nghị định thư Montreal 1988 về trấn áp các hành vi bạo lực bất hợp pháp tại các cảng hàng không phục vụ hàng không dân dụng quốc tế(17), Công ước Rome 1988 về trấn áp các hành vi bất hợp pháp chống lại an toàn hàng hải(18), Nghị định thư Rome 1988 về trấn áp các hành vi bất hợp pháp chống lại các công trình cố định trên thềm lục địa(19), Công ước New York 1999 về trừng trị việc tài trợ khủng bố(20).
Trong hệ thống pháp luật quốc gia, các quy định quan trọng nhất nhằm đấu tranh trừng trị tội khủng bố nằm trong Bộ luật hình sự. Bộ luật hình sự là văn bản duy nhất của Việt Nam quy định về tội phạm và hình phạt, ghi nhận hành vi khủng bố tại Bộ luật hình sự thể hiện thái độ nghiêm khắc của Nhà nước ta đối với hành vi này. Việt Nam mới đây (ngày Mỹ, vào tháng 10/2001, FATF đã mở rộng trách nhiệm giải quyết các vấn đề về tài trợ khủng bố và đã xây dựng 8 khuyến nghị đặc biệt chống tài trợ khủng bố. Vào tháng 10/2004, FATF đã thông qua khuyến nghị đặc biệt (khuyến nghị IX) liên quan đến người vận chuyển tiền mặt qua biên giới.
13() Việt Nam gia nhập năm 1979 và có hiệu lực với Việt Nam từ ngày 8/01/1980, tuy nhiên, Việt Nam tuyên bố bảo lưu Điều 24 (1) liên quan đến việc giải quyết tranh chấp về áp dụng và giải thích Công ước.
14() như trên, Việt Nam bảo lưu Điều 12 (1).
15() như trên, Việt Nam bảo lưu Điều 14 (1).
16() Việt Nam gia nhập năm 2002, có hiệu lực với Việt Nam từ ngày 1/6/2002. Công ước này Việt Nam cũng bảo lưu Điều 13 (1).
17() Việt Nam gia nhập năm 1999, có hiệu lực với Việt Nam từ ngày 24/9/1999.
18()Việt Nam gia nhập năm 2002, có hiệu lực với Việt Nam từ ngày 10/10/2002, chúng ta bảo lưu Điều 16 (1)
19()Việt Nam gia nhập năm 2002, có hiệu lực với Việt Nam từ ngày 10/10/2002
20()Việt Nam gia nhập năm 2002, có hiệu lực với Việt Nam từ ngày 24/10/2002, chúng ta bảo lưu Điều 24 (1), đồng thời tuyên bố các quy định của Công ước sẽ không áp dụng với các tội phạm được quy định trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam chưa là thành viên, đó là: Công ước New York 1979 về chống bắt cóc con tin, Công ước Viên 1980 về bảo vệ an toàn vật liệu hạt nhân, Công ước New York 1997 về trừng trị tội khủng bố bằng bom.
26/9/2009) đã có những sửa đổi căn bản Bộ luật hình sự nhằm phù hợp hơn với pháp luật các quốc gia trên thế giới và pháp luật quốc tế về chống khủng bố. Các quy định của pháp luật quốc tế hiện nay về các hành vi khủng bố như xâm phạm an toàn hàng không, hàng hải, tài trợ khủng bố, bắt cóc con tin… đều được ghi nhận tại Bộ luật hình sự.
Bên cạnh Bộ luật hình sự, Việt Nam cũng đã ban hành nhiều văn bản pháp lý giúp cho việc phòng ngừa, phát hiện và hợp tác quốc tế trong đấu tranh chống khủng bố. Trước tiên phải kể đến đó là các quy định về quản lý và kiểm soát vũ khí, chất nổ, chất độc hóa học, chất phóng xạ… đây là những công cụ, phương tiện thường được sử dụng trong các vụ khủng bố. Kiểm soát chặt chẽ các loại công cụ, phương tiện này chính là công tác quan trọng nhằm ngăn ngừa tội phạm. Liên quan đến vấn đề này chúng ta có một hệ thống các quy định khá đồ sộ, có thể kể ra một số văn bản sau:
- Nghị định số 47/CP ngày 12/8/1996 về quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ;
- Nghị định số 27/CP ngày 20/4/1995 về quản lý, sản xuất, cung ứng và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp;