Sự cần thiết:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng một phương thức cho việc đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo hợp đồng giữa trường đại học sư phạm TP HCM và một số tỉnh phía nam​ (Trang 33 - 35)

8. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.2.2. Sự cần thiết:

Hiện nay chúng ta phải chấp nhận một thực tế là mọi hoạt động về giáo dục và đào tạo đều phải triển khai trong điều kiện nguồn ngân sách của Nhà nước và nguồn nhân lực của những người dân hết sức hạn hẹp. Vì những khó khăn như vậy nên trong những năm trước mắt, Nhà nước chỉ tập trung đầu tư đáp ứng yêu cầu nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việc các Sở Giáo dục và Đào tạo được ủy ban nhân dân các tỉnh trích nguồn ngân sách của địa phương để đầu tư cho sự nghiệp phát triển giáo dục của tỉnh nhà là một điều hết sức hợp lý để giải quyết kịp thời số lượng giáo viên hiện còn thiếu.

Kết quả điều tra mới đây của "Chương trình nghiên cứu về trình độ văn hóa, tay nghề của công nhân Viêt Nam" : cho thấy, theo tiêu chí trình độ học vấn, khoảng 4,13% có trình độ tiểu học, 34,54% có trình độ THCS và 43,37% có trình độ THPT, nhưng theo tiêu chí trình độ nghề nghiệp thì chỉ có 17,55% có các văn bằng trung học kỹ thuật, cao đẳng và cử nhân. ở Việt Nam hiện nay 71% lao động là trong nông nghiệp và tổng sản lượng nông nghiệp chiếm 25% GDP, ở Trung Quốc là 47% và 18%...Như vậy rõ ràng là năng xuất lao động ở nước ta còn rất thấp. Nguyên nhân có nhiều, song chắc chắn trong đó có nguyên nhân về trình độ học vấn, trình độ canh tác của nhân dân ta còn quá thấp. Trong khi các nước khu vực đội ngũ công nhân được đào tạo các văn bằng từ kỹ thuật trở lên, thì ở Việt Nam cả hai lực lượng này chỉ đào tạo ở các chương trình tương ứng là sơ cấp và trung cấp. Nhận định đó cũng được đánh giá rõ nét qua kết quả đánh giá tổng hợp của tổ chức BERI (Busniess Enviroment Risk Intelligence) mà theo đó thì Việt Nam được xếp vào nhóm nước cuối cùng, nhóm nước có kỹ năng nghề nghiệp dưới mức tiêu chuẩn.

Trước những vấn đề nêu trên (xem bảng số: 05) ta thấy hàng năm sinh viên thuộc khu vực vùng sâu, vùng xa ở các tỉnh phía Nam trúng tuyển vào Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí

Minh rất ít. Nếu chỉ trông chờ vào số lượng sinh viên trúng tuyển theo kế hoạch ngân sách thì chưa biết bao giờ các vùng sâu, vùng xa mới có đầy đủ đội ngũ giáo viên. Do đó Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép đã phối hợp với các địa phương tổ chức các lớp đào tạo giáo viên theo nhu cầu của từng bộ môn, nhằm đáp ứng sự nghiệp giáo dục trong tương lai.

Tóm lại: Từ sự phân tích, chứng minh trên, ta thấy việc đào tạo giáo viên THPT theo hợp đồng giữa Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh có nhu cầu là hết sức cần thiết. Đào tạo thêm giáo viên để cung cấp cho địa phương bằng nguồn ngân sách địa phương

theo nhu cầu cụ thể của từng loại giáo viên bộ môn đã và đang giải quyết được tình trạng cấp cập hiện nay giữa khâu đào tạo và sử dụngở các địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng một phương thức cho việc đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo hợp đồng giữa trường đại học sư phạm TP HCM và một số tỉnh phía nam​ (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)