Khả năng kinh phí của địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng một phương thức cho việc đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo hợp đồng giữa trường đại học sư phạm TP HCM và một số tỉnh phía nam​ (Trang 60 - 61)

Chương 2 : PHƯƠNG THỨC ĐÀO TẠO THEO HỢP ĐỒNG

2.1. Xác đinh nhu cầu và khả năng kinh phí của địa phương

2.1.2. Khả năng kinh phí của địa phương

Hiện nay các lớp đào tạo giáo viên chính qui theo hợp đồng này bằng nguồn kinh phí của địa phương. Mức kinh phí chi cho các lớp này không lớn, chỉ bằng hoặc gần bằng phân nữa kinh phí đối với sinh viên chính qui có ngân sách mà Nhà nước cấp hiện nay (mỗi sinh viên Đại học Sư phạm được cấp 6.300.000; còn kinh phí hợp đồng, nếu tổ chức đào tạo đặt tại Trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh là 2.500.000 đ/SV/năm, tổ chức đào tạo đặt tại địa phương là 3.500.000 đ/SV/năm). Kinh phí hiện nay các địa phương cấp cho việc đào tạo hệ Cao đẳng Sư phạm của địa phương là 5.500.000đ/SV/năm. Như vậy rõ ràng về mặt kinh phí để đào tạo giáo viên có trình độ Đại học cho địa phương là không lớn, không khó khăn lắm, chỉ có điều phải tính toán nhu cầu thực sự của từng bộ môn để đào tạo cho khỏi lảng phí.

Cũng qua ý kiến trao đổi, trả lời bằng phiếu thăm dò thì chúng tôi ghi nhận được việc hầu hết cán bộ lãnh đạo các Sở Giáo dục - Đào tạo, cũng như sinh viên là: Cơ sở vật chất, thiết bị đảm bảo còn thiếu thốn rất nhiều, việc học chay, ít thực hành.v.v...dẫn đến chất lượng học tập của sinh viên không cao. Từ vấn đề trên, rút ra từ thực tiễn là kinh phí hợp đồng trong thời gian qua chỉ đủ chi cho việc tổ chức giảng dạy, các hoạt động khác sẽ không có. Để đảm bảo nâng cao chất lượng đào tạo, sinh viên có nhiều hoạt động khác phục vụ cho việc học tập thì cần

phải nâng mức kinh phí lên bình quân 4.000.000 đ/SV/năm đối với sinh viên học tại Trường và trên 5.000.000 đ/SV/năm đối với sinh viên học tại địa phương ( l.000.000đ/SV/năm dùng cho chi phí đi lại, ăn ở của cán bộ, giảng viên của trường đến địa phương giảng dạy và một số chi phí khác tại địa phương).

Với mức kinh phí nêu trên chúng tôi thấy rằng các địa phương có thể đầu tư để đào tạo đội ngũ giáo viên có chất lượng gắn bó với địa phương, tạo sự chuyển biến quan trọng về mặt đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Và cũng qua một số tham luận của địa phương, chúng tôi thấy đề xuất của địa phương là hợp lý: "Tốt nhất nên dùng kinh phí của địa phương, sinh viên không phải đóng học phí. Các huyện, các trường Trung học phổ thông có điều kiện có thể trợ cấp thêm cho sinh viên. Khoa,

Trường có học bổng dành cho sinh viên học tập đạt khá, giỏi như sinh viên chính qui tập trung ...".

Tóm lại, về mặt kinh phí để đào tạo đội ngũ giáo viên theo yêu cầu của các địa phương có thể nói là không khó khăn lắm, vấn đề là làm sao quá trình đào tạo cũng như sau khi đào tạo có hiệu quả, giải quyết được những khó khăn về đội ngũ nhân lực có trình độ cho địa phương, nâng cao mặt bằng dân trí cho những vùng khó khăn, xa xôi, hẻo lánh.v.v...

Với phương trâm dùng ngân sách của địa phương để thúc đẩy phát triển giáo dục của địa phương đó chính là thúc đẩy sự phát triển toàn điện king tế - xã hội trên tinh thần nghị quyết Trung Ương II khóa VII.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng một phương thức cho việc đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo hợp đồng giữa trường đại học sư phạm TP HCM và một số tỉnh phía nam​ (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)