Khả năng đáp ứng của trường Đại học sư phạmTP Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng một phương thức cho việc đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo hợp đồng giữa trường đại học sư phạm TP HCM và một số tỉnh phía nam​ (Trang 61 - 63)

Chương 2 : PHƯƠNG THỨC ĐÀO TẠO THEO HỢP ĐỒNG

2.2. Khả năng đáp ứng của trường Đại học sư phạmTP Hồ Chí Minh

2.2.1. Đội ngũ cán bộ giảng dạy:

Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh hiện nay có 17 ngành đào tạo gồm: 1) Ngành Toán - Tin học 2) Ngành Vật Lý 3) Ngành Hóa học. 4) Ngành Sinh học 5) Ngành Ngữ văn 6) Ngành Lịch sử 7) Ngành Địa lý 8) Ngành Anh văn 9) Ngành Nga văn 10)Ngành Pháp văn 11)Ngành Trung văn 12)Tâm lý- Giáo dục 13)Ngành Giáo dục Tiểu học 14)Ngành Giáo dục Mầm Non 15)Ngành Giáo dục Thể chất 16)Ngành Giáo dục Chính trị

Để phục vụ công tác quản lý, giảng dạy và học tập, Trường có một lực lượng bao gồm 689 cán bộ , công chức và nhân viên, trong đó có: 1 Nhà giáo nhân dân (NGND); 18 Nhà giáo ưu tú (NGƯT); 12 Phó Giáo sư; 144 Giảng viên chính (GVC); 5 Tiến sĩ khoa học; 77 Tiến sĩ ; 166 Thạc sĩ.

Trong lĩnh vực giảng dạy có 396 cán bộ, trong đó có 226 cán bộ có trình độ từ thạc sĩ trở lên, chiếm 57 %. Ngoài ra còn có 13 Tiến sĩ khoa học và Tiến sĩ ở khu vực Nghiên cứu khoa học và hành chính cũng tham gia giảng dạy. Hiện nay, Trường có 117 cán bộ đang theo học các lớp đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ, trong đó có 63 nghiên cứu sinh và 44 cao học.

Tỉ lệ trung bình hiện nay là 12 sinh viên hệ chính qui tập trung trên 1 cán bộ giảng dạy, nếu tính cả chính qui địa phương hiện đang có thì tỉ lệ này đạt 21 sinh viên trên 1 cán bộ giảng dạy. Với tỉ lệ này là phù hợp với dự báotheo phương pháp định mức mà dự báo giáo viên trong chiến lược phát triển giáo dục từ nay đến năm 2010.

Với một lực lượng cán bộ giảng dạy như trên tuy chưa phải là hùng hậu, song đã đáp ứng được nhiệm vụ đào tạo hiện nay. Để đảm bảo yêu cầu và đảm đương chức năng của một trường Đại học Sư phạm trọng điểm phía Nam, trong vòng 5 năm và l0 năm tới, Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh sẽ tập trung nỗ lực cho công tác xây dựng nguồn nhân lực, coi đó là nhiệm vụ chiến lược để có đội ngũ cán bộ, công chức đủ về số lượng và mạnh về chất lượng. Mục tiêu cụ thể của nhà Trường là năm 2005 có 75% cán bộ giảng dạy đạt trình độ sau đại học và đến năm 2010 có 90% cán bộ giảng dạy đạt trình độ sau đại học.

Qui mô đào tạo phải xuất phát từ nhu cầu thực tế, nhu cầu sử dụng. Trường phối hợp với các Sở Giáo dục và Đào tạo địa phương để xác định số lượng đào tạo cho các ngành, trong các năm (theo kế hoạch trung hạn). Hàng năm, Bộ Giáo dục và đào tạo giao cho Trường khoảng 1200 chỉ tiêu hệ chính qui tập trung dài hạn có ngân sách, bên cạnh đó giao thêm từ 700 đến 1000 chỉ tiêu đào tạo riêng cho những vùng khó khăn (đào tạo theo địa chỉ). Với mức bình quân về số lượng sinh viên nêu trên và lực lượng cán bộ giảng dạy của Trường hiện có, Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh có thể đáp ứng tốt nhiệm vụ được Bộ Giáo dục - Đào tạo giao và nhu cầu đào tạo của địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng một phương thức cho việc đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo hợp đồng giữa trường đại học sư phạm TP HCM và một số tỉnh phía nam​ (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)