Sinh viên cam kết với địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng một phương thức cho việc đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo hợp đồng giữa trường đại học sư phạm TP HCM và một số tỉnh phía nam​ (Trang 64 - 66)

Chương 2 : PHƯƠNG THỨC ĐÀO TẠO THEO HỢP ĐỒNG

2.3. Sinh viên cam kết với địa phương

Theo thông tư liên tịch của Bộ Giáo dục - Đào tạo và Bộ Tài Chính số: 66/1998/TTLT.BGD&ĐT-TC, ngày 26 tháng 12 năm 1998 về việc hướng dẫn thi hành quyết định số 70/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thu và sử dụng học phí ở các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, Sinh viên hệ chính qui tập trung ngành Sư phạm khi vào học có cam kết sau khi tốt nghiệp phục vụ trong ngành Giáo dục đào tạo, được miễn nộp học phí.

Hiện nay hầu hết sinh viên chính qui tập trung thuộc chỉ tiêu ngân sách Nhà nước được miễn học phí (có cam kết nêu trên). Riêng hệ chính qui ngoài ngân sách (hệ đào tạo theo địa chỉ), phần kinh phí đào tạo được các địa phương chi trả từ ngân sách của địa phương theo hợp đồng đào tạo giữa Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh và các Sở Giáo dục - Đào tạo.

Việc tiến hành làm cam kết sau khi tốt nghiệp phục vụ tại địa phương đã được các địa phương thực hiện theo các hình thức khác nhau, có sở Giáo dục và Đào tạo cho làm cam kết, có Sở Giáo dục và Đào tạo tiến hành ký hợp đồng với sinh viên và phụ huynh của sinh viên trúng tuyển, tham gia học tập. Bằng kinh phí của địa phương khác, Sở Giáo dục và Đào tạo, ngoài việc chỉ trả kinh phí đào tạo cho Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, còn hỗ trợ các khoản chi phí khác như: tiền ăn, ở, mua tài liệu học tập, học bổng khuyến khích cho những sinh viên đạt kết quả học tập tốt theo như chính sách hiện hành áp dụng cho hệ chính qui tập trung của Trường (hệ có ngân sách Nhà nước)

Có thể nói 100% sinh viên thuộc các lớp đào tạo giáo viên cho địa phương theo hình thức hợp đồng đều hiểu được trách nhiệm của mình. Qua câu hỏi trắc nghiệm số 12 của phiếu thăm dò đều trả lời giống nhau: Đào tạo giáo viên theo địa chỉ để về phục vụ tại địa phương nhằm mục đích giải quyết nhu cầu thiếu giáo viên hiện nay của các tỉnh.

Ngoài việc dành ngân sách địa phương để chi cho các lớp hợp đồng, hiện nay nhiều Sở Giáo dục và Đào tạo cũng dành kinh phí địa phương để hổ trợ cho những sinh viên đang học tập tại hệ chính qui tập trung của Trường nếu các sinh viên này đến các Sở Giáo dục và Đào

tạo làm cam kết sau khi tốt nghiệp sẽ về địa phương công tác. Chúng tôi cho đây là một biện pháp tích cực để thu hút sinh viên tốt nghiệp về quê phục vụ có hiệu quả.

Việc sinh viên phải làm cam kết sau khi tốt nghiệp về địa phương công tác chính là để thực hiện sự công bằng trong giáo dục, trong việc gắn đào tạo với sử dụng.

Tóm lại: Phương thức đào tạo theo hợp đồng trong bản luận văn này là những vấn đề chính mà chúng tôi đã nêu trên, trong đó chúng ta thấy rõ đặc điểm của phương thức này là:

a) Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, đào tạo giáo viên cho từng địa phương theo hợp đồng với địa phương, bằng kinh phí của địa phương và theo nhu cầu của địa phương đó.

b) Các Sở Giáo dục và Đào tạo, phối hợp với Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, tổ chức tuyển sinh theo qui chế, qui định hiện hành; xác định nhu cầu giáo viên của từng bộ môn; cung cấp kinh phí đào tạo; phân công nhiệm sở khi sinh viên tốt nghiệp theo yêu cầu của địa phương.

c) Sinh viên: xác định rõ nhiệm vụ của mình, cam kết (hoặc ký hợp đồng) với địa phương sau khi tốt nghiệp phải phục vụ trong ngành theo sự phân công của tổ chức.

Ta có thể tóm tắt sơ đồ đào tạo giáo viên theo phương thức hợp đồng giữa Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh và các địa phương như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng một phương thức cho việc đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo hợp đồng giữa trường đại học sư phạm TP HCM và một số tỉnh phía nam​ (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)