Thực hiên công viêc đào tạo của Trường Đại học Sư phạmTP Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng một phương thức cho việc đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo hợp đồng giữa trường đại học sư phạm TP HCM và một số tỉnh phía nam​ (Trang 72 - 77)

Chương 3 : CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

3.1. Kế hoạch của các địa phươn g nhu cầu đào tạo giáo viên từng bộ môn

3.1.4. Thực hiên công viêc đào tạo của Trường Đại học Sư phạmTP Hồ Chí Minh

Như trên đã nêu đào tạo giáo viên chính qui cho địa phương bằng nguồn ngân sách của địa phương, do đó phải theo phương thức hợp đồng giữa trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh với các địa phương có nhu cầu. Để thực hiện được công việc đào tạo của Trường, trước

hết phải nắm vững các thông tin về nhu cầu đào tạo của từng ngành, từng địa phương, Trường tổng hợp số lượng, làm kế hoạch báo cáo xin chỉ tiêu của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Sau khi có được kế hoạch giao chỉ tiêu đào tạo của Bộ giáo dục và đào tạo (thông thường các chỉ tiêu được giao cùng lúc với chỉ tiêu của các loại hình đào tạo khác), Trường lập kế hoạch tuyển sinh.

3.1.4.1. Về tuyển sinh:

Rút kinh nghiệm về tuyển sinh các năm trước và đặc biệt qua việc thăm dò chúng ta nên sử dụng cách thức tuyển sinh như sau:

• Đối với những địa phương có nhu cầu đào tạo từng ngành với số lượng ít, Trường sẽ tổ hợp lại, ghép các địa phương vào cùng một lớp. Tuyển chọn từ những thí sinh dự thi vào Trường đợt thi chính thức với điểm chuẩn thấp hơn.

• Đối với những địa phương có nhu cầu đào tạo từng ngành với số lượng lớn, đủ một lớp, Trường sẽ tiến hành tuyển chọn từ những thí sinh dự thi vào Trường đợt thi chính thức với điểm chuẩn thấp hơn, nếu chưa đủ chỉ tiêu hoặc số lượng thí sinh dự thi đợt đo ít không thể xét tuyển sẽ tổ chức một đợt thi riên để tuyển. Việc tổ chức thi tuyển đợt riêng này cũng bảo đảm đúng qui chế thi tuyển sinh hiện hành.

3.1.4.2. Về ký kết hợp đồng:

Sau khi tuyển sinh xong, Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh và các địa phương tiến hành ký kết hợp đồng. Lâu nay, trách nhiệm của các bên tham gia quá trình đào tạo thể hiện chủ yếu qua một "Hợp đồng đào tạo", với các bản hợp đồng này, hai bên sẽ tổ chức thực hiện theo các điều khoản đã ghi. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, nếu nãy sinh vấn đề liên quan đến quá trình đào tạo, hai bên cùng nhau bàn bạc tìm cách giải quyết, trên tinh thần vì sự nghiệp chung, hợp tác và xây dựng. Với tinh thần trên, việc ký kết hợp đồng đào tạo giữa hai bên cần phải bàn bạc kỹ thêm về cả việc giải quyết chế độ chính sách khen thưởng, học bổng đối với sinh viên hệ chính qui địa phương như sinh viên chính qui tập trung tại Trường.

3.1.4.3. Đào tạo:

Hiện nay Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh đang tổ chức đào tạo giáo viên theo phương thức hợp đồng cho 12 tỉnh phía Nam. Trong đó tổ chức lớp học tại địa phương gồm 8 tỉnh với 2,343 sinh viên và đặt tại thành phố có 4 tỉnh với 1,175 sinh viên. Qua một thời gian tổ

chức đào tạo (đã có lớp sắp tốt nghiệp) chúng tôi đã nhận thấy một số mặt mạnh yếu của các lớp đặt tại địa phương, cũng như các lớp học tại thành phố Hồ Chí Minh như sau:

3.1.4.3.1. Các lớp đặt tại địa phương: a) Thuận lợi:

Sinh viên được học tập ngay tại địa phương, thuận tiện cho hầu hết các gia đình về mặt chăm sóc, theo dõi, đôn đốc và chi phí học tập ít tốn kém. Trong quá trình học tập sinh viên gắn với địa phương, rất thuận tiện cho việc sinh viên sau khi ra trường về quê hương của mình công tác.

Địa phương quản lý chặt chẽ được nguồn đào tạo, theo dõi sát sao tinh thần học tập, chất lượng học tập, dự kiến phân công sau khi tốt nghiệp dễ dành.

b) Khó khăn:

Việc học tập bị dồn ép, căng thẳng do bố trí lịch học của các học phần, với những môn học khó sẽ không bảo đảm thời gian cho sinh viên tiếp thu, lĩnh hội, dễ gây sự buồn chán.

Khó khăn về việc thiếu thốn giáo trình, tài liệu tham khảo, phương tiện và cơ sở vật chất phục vụ học tập sẽ làm cho chất lượng học tập có những hạn chế nhất định. Học tại địa phương sinh viên bị thiệt thòi trong sự giao lưu văn hóa, thiếu thông tin mọi mặt của đời sống xã hội và thiếu "khí thế" của sinh viên chính qui phần nào cũng gây mặc cảm.

Đối với Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh: Việc cử cán bộ giảng dạy di dạy ở địa phương cũng có những khó khăn nhất định, do đó có những học phần phải tạm gác lại để chờ giảng viên, gây khó khăn cho sinh viên...

3.1.4.3.2. Đối với các lớp đặt tại TP. Hồ Chí Minh.

Các lớp học được tổ chức hoặc thành lớp riêng của mỗi địa phương, hoặc ghép các địa phương lại cho đủ lớp. Các lớp học được tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh có nhiều thuận lợi:

Lịch học được bố trí dàn trãi đều, điều kiện học tập, phương tiện, cơ sở vật chất, môi trường học tập như hệ chính qui tập trung.

Thời gian đào tạo được kéo dài 4.5 năm, do đó sinh viên có điều kiện cũng cố kiến thức và giảm cường độ học tập để tiếp thu kiến thức tốt hơn học ở địa phương.

Tuy vậy đối với các lớp học tại TP. Hồ Chí Minh cũng có những khó khăn nhất định: Quá trình đào tạo không gắn bó với quê hương, việc theo dõi học tập, giải quyết những khó khăn không kịp thời sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả. Nếu không có biện pháp tốt sẽ giống như sinh viên chính qui sau khi tốt nghiệp ở lại thành phố kiếm việc làm khác hoặc dạy hợp đồng.

Với những lớp ghép nhiều địa phương, việc giảng dạy ở những lớp này rất khó khăn vì trình độ không đồng đều, thậm chí điểm chuẩn vào chênh lệch khá cao, dẫn đến kết quả học tập của nhiều sinh viên không tốt, bị thi lại nhiều lần và phải ngưng đào tạo cũng khá nhiều, ảnh hưởng đến sĩ số lớp học tiếp.

Từ những vấn đề trên, Tưường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh cần phải có những giải pháp thích hợp tổ chức đào tạo để đảm bảo chất lượng và hiệu quả của phương thức đào tạo giáo viên theo nhu cầu của địa phương. Chúng tôi suy nghĩ và đưa ra phương thức tổ chức đào tạo riêng cho hệ này như sau:

3.1.4.3.3. Thời gian đào tạo:

Do chất lượng đầu vào thấp hơn hệ chính qui tập trung có ngân sách nên thời gian đào tạo phải là 5 năm

3.1.4.3.4. Địa điểm:

Nên tổ chức đào tạo vừa ở TP. Hồ Chí Minh vừa ở địa phương như sau:

Đối với những địa phương có cơ sở vật chất tương đối bảo đảm: 2 năm đầu học tại TP. Hồ Chí Minh, với thời gian trên sinh viên có điều kiện học tập và bổ sung kiến thức bị hụt hẩng, làm quen với phương pháp học tập ở bậc đại học. Thời gian còn lại học tại địa phương để có điều kiện gắn bó với quê hương, địa phương chuẩn bị nơi phân công nhiệm sở dễ dành hơn.

Đối với những địa phương không có cơ sở vật phục vụ học tập: Học tại TP. Hồ Chí Minh, trong quá trình học tập dành thời gian kiến tập và thực tập đưa toàn bộ sinh viên địa phương nào về địa phương đó để kiến tập, thực tập, làm quen với môi trường giáo dục ở địa phương.

3.1.4.3.5. Tổ chức đào tạo.

Trong năm học thứ nhất: Cũng cố kiến thức THPT và cung cấp chọn lọc một số kiến thức ở năm thứ nhất đại học. Cụ thể là các môn chung như: ngoại ngữ, Tâm lý giáo dục phần 1, Triết học, tin học.

Năm thứ hai: Yêu cầu: nắm vững kiến thức chuyên ngành của năm thứ nhất hệ chính qui có ngân sách. Rèn luyện khả năng tự học, phương pháp học ở bậc đại học.

Chương trình đào tạo: là khối kiến thức cơ bản và chuyên ngành, yêu cầu chương trình đào tạo giống như chính qui tập trung.

Từ năm thứ ba trở đi: Sinh viên học giống hoặc cùng với sinh viên năm thứ hai hệ chính qui tập trung có ngân sách, bình đẳng về học và thi, kiểm tra hết học phần, hết môn cho đến khi kết thúc khóa học. Kiến tập, thực tập đều tổ chức tại địa phương. Có như vậy mới có thể xóa bỏ cách biệt giữa hai hệ đào tạo giáo viên chính qui.

3.1.4.4. Phối hợp với địa phương

Vì đây là hệ đào tạo giáo viên theo nhu cầu, bằng nguồn ngân sách của địa phương, nên việc phối hợp đào tạo trong suốt quá trình từ khâu tuyển sinh cho đến khi tốt nghiệp ra trường và phân công nhiệm sở giữa trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh và các địa phương là hết sức quan trọng.

Về mặt tuyển sinh: Trường và các địa phương phải triển khai sớm, thông báo rộng rãi, công khai, đặc biệt các địa phương cần nêu rõ chủ trương, chính sách, điều kiện và yêu cầu của địa phương để thu hút người tham gia thi tuyển. Số người tham gia dự thi đông ắt sẽ có điều kiện tuyển chọn đạt yêu cầu cao hơn. Đối với Trường phải tổ chức thi tuyển nghiêm túc theo đúng qui trình thi tuyển sinh quốc gia, tuyển chọn những người có khả năng để đào tạo trở thành những giáo viên theo chuẩn của Nhà nước.

Trong quá trình đào tạo: Suốt trong quá trình đào tạo, giữa địa phương và Trường phải phối hợp chặt chẽ về mọi mặt: theo dõi quá trình giảng dạy của giáo viên, tình hình học tập của sinh viên, chú ý về mặt chuyên cần, sự cố gắng của sinh viên, giải quyết kịp thời những yêu cầu chính đáng, đúng khả năng của Trường cũng như của địa phương. Đặc biệt là sau khi tốt nghiệp, phải có kế hoạch phân công nhiệm sở. Đối với những sinh viên sau khi tốt nghiệp không nhận nhiệm sở phải có biện pháp hành chính để thực thi nghĩa vụ đối với địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng một phương thức cho việc đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo hợp đồng giữa trường đại học sư phạm TP HCM và một số tỉnh phía nam​ (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)