Chương 2 : PHƯƠNG THỨC ĐÀO TẠO THEO HỢP ĐỒNG
2.1. Xác đinh nhu cầu và khả năng kinh phí của địa phương
2.1.1. Xác định nhu cầu của các địa phương
Sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước được thống nhất, Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương tiếp tục phát huy những thành quả của công tác giáo dục hiện có ở Miền Nam, đồng thời tăng cường chi viện một lực lượng khá đông đảo cán bộ giáo dục (giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục) nhằm trong một thời gian ngắn làm cho sự nghiệp giáo dục trong cả nước được thống nhất. Hàng ngàn sinh viên tốt nghiệp các trường Đại học Sư phạm ở phía Bắc được điều động vào các tỉnh phía Nam để bổ sung cho một số đông giáo viên trong chế độ cũ bỏ việc và mở rộng mạng lưới các trường học để đáp ứng nhu cầu học tập và sự phát triển của giáo dục các tỉnh phía Nam.
Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh được thành lập vào ngày 27-10-1976, theo quyết định số 426/TTg của Thủ tướng Chính phủ (tiền thân là trường Đại học Sư phạm Sài Gòn, thành lập năm 1957), có chức năng và nhiệm vụ tiếp tục đào tạo đội ngũ giáo viên phổ thông trung học phục vụ cho sự nghiệp giáo dục của Đảng và Nhà nước ở các tỉnh phía Nam. Từ ngày thành lập đến nay đã được 25 năm, Trường đã thực hiện tốt công tác đào tạo và luôn hoàn thành các chỉ tiêu được Bộ Giáo dục giao (nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo). Trong 25 năm qua Trường đã đào tạo được 30.615 sinh viên, trong đó có 16.681 sinh viên hệ chính qui và 13.934 sinh viên hệ chuyên tu, tại chức. Với số lượng sinh viên tốt nghiệp nêu trên, có thể nói đã đáp ứng phần lớn cho công tác giáo dục ở các tỉnh phía Nam. Tuy nhiên qua công tác khảo sát và điều tra sinh viên tốt nghiệp hàng năm đi nhận nhiệm vụ và báo cáo của các Sở Giáo dục và Đào tạo chúng tôi nhận thấy : với sự phát triển giáo dục đào tạo như hiện nay và xu thế tới, thì việc tăng cường đào tạo đội ngũ giáo viên, đặc biệt là ở các tỉnh vùng sâu vùng xa, vẫn là một yêu cầu bức xúc
Thực hiện "Dự án Giáo dục Đại học" của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trường Đại học Sư phạm đã tiến hành điều tra sinh viên tốt nghiệp hai năm gần đây là năm 1999 và năm 2000.
Mục đích điều tra sinh viên tốt nghiệp nhằm thu thập, cập nhật thông tin về tình trạng việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp và khả năng giảng dạy ở các trường phổ thông của sinh viên; Đồng thời thông qua kết quả trả lời của sinh viên, nhà trường có thêm cơ sở để đánh giá kết quả chất lượng, nội dung, chương trình đào tạo, phương pháp dạy và học trong thời gian qua, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp về các địa phương công tác... Từ đó mà nhà trường nghiên cứu, xem xét, điều chỉnh và bổ sung nội dung, chương trình, đổi mới phương pháp dạy và học, bổ sung những kiến thức cần thiết, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, giúp sinh viên tốt nghiệp có thêm cơ hội trong việc tìm kiếm việc làm phù hợp, ổn định, đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của nên giáo dục nước nhà.
Và thông qua cuộc khảo sát điều tra này, nhà trường đã tiếp nhận được nhiều ý kiến đóng góp xây dựng bổ ích của sinh viên về mục tiêu đào tạo, về những ngành đang cần tăng cường giáo viên và cả nguyện vọng của họ mong muốn được trở lại trường học nâng cao thêm.
Phân tích những số liệu cụ thể kết quả điều ưa, sẽ là một trong những cơ sơ để nhà trường lập được kế hoạch về chỉ tiêu đào tạo, điều chỉnh cơ cấu ngành, kế hoạch đào tạo cho mỗi ngành, tiên tới lập phương án đào tạo giáo viên cho từng tỉnh theo nhu cầu của sự phát triển giáo dục ở mỗi địa phương.
Qua việc điều tra khảo sát chúng tôi đã có kết quả của từng năm và phân tích theo các chỉ số như sau:
2.1.1.1. Kết quả điều tra sinh viên tốt nghiệp năm 1999.
a) Tổng quát:
Tổng số sinh viên tốt nghiệp năm 1999 : 632 sinh viên
Tổng số sinh viên tốt nghiệp được điều tra: 316 sinh viên (theo yêu cầu của dự án chỉ điều tra 50% số sinh viên tốt nghiệp).
- Tổng số thư trả lời: 170 sinh viên, chiếm 53,80%
- Tổng số thư không trả lời: 146 sinh viên, chiếm 46,20% - Tổng số thư trả lại: Không
Qua số liệu trên, cho thấy việc cập nhật thông tin về sinh viên khi tốt nghiệp và theo dõi lưu trữ hồ sơ của sinh viên là yếu tố quan trọng trong công tác điều tra sinh viên sau khi tốt nghiệp. Trong số 316 thư gửi đi 100% bảo đảm chính xác địa chỉ, không có thư nào sai địa chỉ.
b) Phân tích số liệu thư gửi điều tra theo các vùng như sau:
Vùng 1: 3 sinh viên chiếm 0,95% Vùng 2: 2 sinh viên chiếm 0,63% Vùng 3: 7 sinh viên chiếm 2,21% Vùng 4: 27 sinh viên chiếm 8,54% Vùng 5: 6 sinh viên chiếm 1,89% Vùng 6: 206 sinh viên chiếm 63,93% Vùng 7: 69 sinh viên chiếm 21,84%
Tổng cộng: 316 sinh viên được gởi thư điều tra. Trong số đó có 170 sinh viên trả lời gửi về trường.
c) Chia theo tình trạng việc làm hiện nay của 170 sinh viên trả lời:
- Làm công ăn lương: 135 sinh viên (chiếm 79,41%), trong đó:
+ Cơ quan nhà nước (chủ yếu là dạy học) : 131 sinh viên chiếm 77,05 % + Công ty tư nhân : 2 sinh viên chiếm 1,17%
+ Làm nghề tự do: 2 sinh viên chiếm 1,17%
- Chưa có việc làm: 35 sinh viên ( chiếm 20,59%), trong đó: + Đang tìm việc làm : 20 sinh viên chiếm 11,76 % + Đang học thêm: 15 sinh viên chiếm 8,85%
d) Sinh viên tốt nghiệp có việc làm phù hợp với ngành nghề đào tạo:
Phân tích 135 sinh viên trả lời có việc làm : + Phù hợp: 129 sinh viên chiếm 96% + Không phù hợp: 6 sinh viên chiếm 4%
Nguyên nhân có việc làm nhưng không phù hợp: Phân công dạy trái ngành hoặc phải dạy kiêm cả hai ngành; dạy khác cấp và đối tượng (trường THCS, Cao đẳng văn hóa...)- Việc phân công sinh viên tốt nghiệp do Sở Giáo dục và Đào tạo căn cứ vào nhu cầu thực tế của địa phương để sắp xếp phân công. Việc phải dạy "không phù hợp" của sinh viên tốt nghiệp có thể chỉ là giải pháp tình thế tạm thời traớc mắt do đội ngũ giáo viên hiện tại của các địa phương còn thiếu.
e) Phân tích sinh viên tốt nghiệp trả lời có việc làm theo vùng:
Vùng 1: 1 sinh viên chiếm 0.74% Vùng 2: 0 sinh viên
Vùng 3: 0 sinh viên
Vùng 4: 6 sinh viên chiếm 4,50% Vùng 5: 14 sinh viên chiếm 10,52% Vùng 6: 88 sinh viên chiếm 66,16% Vùng 7: 26 sinh viên chiếm 19,54%
2.1.1.2. Kết quả điều tra sinh viên tốt nghiệp năm 2000.
a) Tổng quát:
Tổng số sinh viên tốt nghiệp gửi thư điều tra.: 1150 sinh viên Tổng số thư trả lời: 588 sinh viên, chiếm 51,13% Tổng số thư không trả lời: 517 sinh viên, chiếm 44,95% Tổng số thư trả lại: 45 sinh viên, chiếm 3,92%
Qua số liệu khảo sát năm 2000, có 45 thư trả lại, do sai lệch địa chỉ, nguyên nhân: sinh viên thuê nhà trọ khi đi không để lại địa chỉ; chuyển hộ khẩu, mượn địa chỉ nhờ chuyển ...
Tỷ lệ thư trả lời cũng chỉ đạt hơn 50% chút ít, số còn lại chưa nắm hết được nguyên nhân, tuy nhiên số liệu điều tra cũng khá nhiều rất có ích trong việc phân tích tỉ mỉ.
Vùng 1: 1 sinh viên chiếm 0,17% Vùng 2: 0 sinh viên
Vùng 3: 17 sinh viên chiếm 2,89% Vùng 4: 27 sinh viên chiếm 4,59% Vùng 5: 16 sinh viên chiếm 2,72% Vùng 6: 398 sinh viên chiếm 67,67% Vùng 7: 129 sinh viên chiếm 21,94% Tổng cộng: 588 sinh viên trả lời thư gửi về trường.
Theo kết quả này, chúng ta thấy rằng : số lượng sinh viên tốt nghiệp được điều tra cũng như trả lời, phần đông là sinh viên thuộc 6 và vùng 7 (tức là sinh viên thuộc các tỉnh Miền Đông Nam bộ+ Lâm Đồng + Ninh Thuận+ Bình Thuận và các tỉnh Miền Tây Nam bộ).
c) Chia theo tình trạng việc làm hiện nay của 588 sinh viên trả lời:
- Làm công ăn lương: 558 sinh viên (chiếm 94,49%), trong đó:
+ Cơ quan nhà nước (chủ yếu là dạy học): 520 sinh viên chiếm 88,43% + Công ty tư nhân : 20 sinh viên chiếm 3,40%
+ Làm nghề tự do: 18 sinh viên chiếm 3,06%
- Chưa có việc làm: 30 sinh viên ( chiếm 5,51%), trong đó: + Đang tìm việc làm : 20 sinh viên chiếm 3,40 % + Đang học thêm: 15 sinh viên chiếm 2,55%
d) Sinh viên tốt nghiệp có việc làm phù hợp với ngành nghề đào tạo:
Phân tích 558 sinh viên trả lời có việc làm : + Phù hợp: 533 sinh viên chiếm 95,52% + Không phù hợp: 25 sinh viên chiếm 4,48%
Nguyên nhân có việc làm nhưng không phù hợp: Phân công dạy trái ngành học làm thư ký, phiên dịch, tiếp thị, dạy khác cấp được đào tạo. Việc phân công sinh viên tốt nghiệp vẫn do
Sở Giáo dục và Đào tạo căn cứ vào nhu cầu thực tế của địa phương để sắp xếp phân công. Việc làm "không phù hợp" của sinh viên tốt nghiệp có thể còn do nguyên nhân thi công chức "không đậu", do đó phân công hoặc xin việc làm tạm thời nhằm giải quyết những công việc trước mắt.
e) Phân tích sinh viên tốt nghiệp ưa lời có việc làm theo vùng:
Vùng 1: 1 sinh viên chiếm 0.17% Vùng 2: 0 sinh viên
Vùng 3: 0 sinh viên
Vùng 4: 25 sinh viên chiếm 4,48% Vùng 5: 14 sinh viên chiếm 2,51% Vùng 6: 392 sinh viên chiếm 70,26% Vùng 7: 126 sinh viên chiếm 22,58% Tổng cộng 558 sinh viên.
Như vậy, theo kết quả khảo sát sinh viên tốt nghiệp của hai năm 1999 và 2000, ta nhận thấy rõ: sinh viên ở từng vùng có việc làm và việc làm phù hợp với ngành nghề đào tạo (đối với những sinh viên trả lời) chiếm tỷ lệ cao nhất là các tỉnh thuộc vùng 6 và 7. Tỷ lệ thư trả lời và thư không trả lời cho thấy: nhận thức của sinh viên về việc tham gia công tác này chưa cao, hoặc do nguyên nhân nào đó mà sinh viên không trả lời. Do lần đầu tiên và nhà trường cũng chưa có đủ thời gian và điều kiện để làm công tác tư tưởng cho sinh viên, nên số sinh viên tốt nghiệp ra trường ví lý do nào đó không trả lới như mong muốn. Rút kinh nghiệm cho những năm sau nhà trường sẽ có kế hoạch phổ biến sâu rộng về mục đích của việc điều tra sinh viên tốt nghiệp cho sinh viên từ đầu khoa, nhất là năm cuối khóa và phối hợp với các đơn vị, cơ quan chức năng
Số lượng sinh viên không trả lời còn chiếm một tỷ lệ khá cao, điều này nói lên khả năng sinh viên không có việc làm sau khi tốt nghiệp còn khá nhiều, do nhiều nguyên nhân. Nhưng điều đó cũng chứng tỏ việc chấp hành chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc miễn học phí cho sinh viên sư phạm theo cơ chế như hiện nay là không có hiệu quả.
Phạm vi tuyển sinh chính của trường từ vùng 5 đến vùng 7. Việc tuyển sinh đối với 3 vùng nói trên có tầm quan trọng đặc biệt trong việc nâng cao trình độ văn hóa và phát triển kinh tế, số lượng sinh viên có việc làm của ba vùng này chiếm tỷ lệ cao , phần nào cũng nói lên nhu cầu về giáo viên của các địa phương là rất lớn.
2.1.1.3. Nhu cầu đội ngũ giáo viên trong thời gian tới.
Nhu cầu về giáo viên cho bậc học phổ thông nói chung và bậc học trung học phổ thông nói riêng ở nước ta ngày càng tăng. Đó là xuất phát tự nhiên trong việc tăng dân số dẫn tới việc tăng học sinh phổ thông. Chúng ta đang tiến hành phổ cập tiểu học, trung học cơ sở, và sẽ không bao lâu nữa, việc phổ cập phổ thông trung học sẽ thành hiện thực, khi đó số lượng học sinh trung học phổ thông sẽ tăng lên gấp 1,5 lần hiện nay. Để đáp ứng nhu cầu này, Nhà nước phải tăng qui mô đào tạo cho các trường Sư phạm. Đi kèm với nó phải tăng cường đầu tư cho các trường Sư phạm, đặc biệt là các trường Sư phạm trọng điểm.
Tại Hội nghị Giáo dục - Đào tạo khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long ngày 11-01-1999, đã nêu lên thực trạng Giáo dục - Đào tạo, các quan điểm phát triển Giáo dục - Đào tạo khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long và phương hướng mục tiêu phát triển Giáo dục - Đào tạo ương khu vực. Có thể xem đây là một trong những yêu cầu bức bách về xu hướng phát triển giáo dục trong những năm sắp tới mà Đảng, Nhà nước, các cấp Chính quyền địa phương và các cơ quan Giáo dục cần quan tâm tổ chức thực hiện. Báo cáo tại hội nghị nêu lên nhiều vấn đề về thực trạng giáo dục hiện nay, trong phạm vi bài này tôi chỉ trích nêu lên những vấn đề liên quan trực tiếp.
Đó là quy mô giáo dục trung học tăng mạnh, đặc biệt là trung học cơ sở và trung học phổ thông. Tỷ lệ tăng trung bình ở các tính khoảng 20-25%. Ở các bậc học, cấp học phổ thông còn thiếu điều kiện dạy đủ các môn học như kỹ thuật ứng dụng, dạy nghề phổ thông, nhạc, họa, ngoại ngữ, tin học ... Quy mô các loại hình giáo dục không chính qui tăng nhanh, đặc biệt là loại hình bổ túc văn hóa trung học, đại học tại chức. Quy mô Giáo dục - Đào tạo Đại học, cao đẳng cũng tăng nhanh, nhưng chủ yếu là ở cao đẳng sư phạm và đào tạo tại chức.
Đó là tình trạng phổ biến vẫn là thiếu giáo viên ở tất cả các bậc học, ngành học, đặc biệt là giáo viên trung học, giáo viên các môn nhạc, họa, kỹ thuật, ngoại ngữ, tin học, thể dục...Theo định mức hiện nay toàn vùng Đồng bằng Sông Cửu Long còn thiếu khoảng 28.000 giáo viên
các cấp. Trong đó 13.717 giáo viên tiểu học, 10.196 giáo viên trung học cơ sở và 3.846 giáo viên trung học phổ thông. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn còn thấp. Nguồn đào tạo, bồi dưỡng bổ sung đội ngũ giáo viên rất hạn chế, học sinh giỏi không muốn vào các trường sư phạm, không ít học sinh tốt nghiệp các trường sư phạm không muốn công tác ở vùng sâu, vùng xa. Tóm lại theo đánh giá của hội nghị là Đội ngũ giáo viên thiếu và yếu, nhất là ở các bậc học cao, nguồn bổ sung giáo viên hạn chế.
Về phương hướng, Hội nghị cũng đã nêu lên các chỉ tiêu: đến năm 2005 nâng tỷ lệ học sinh trung học bao gồm trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp trong độ tuổi đạt 40- 50%; nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 25-30% và nâng tỷ lệ sinh viên cao đẳng, đại học trong độ tuổi lên 10%. Giải quyết cơ bản tình trạng thiếu giáo viên các cấp bậc học vào năm 2005.
Khi nghiên cứu "Dự thảo chiến lược phát triển Giáo dục - Đào tạo đến năm 2010 phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" (văn bản tổng hợp), chúng tôi cũng nhận ra một số vấn đề liên quan đến việc xác định nhu cầu về việc đào tạo giáo viên cho các địa phương còn thiếu, đặc biệt là một số tỉnh vùng sâu, vùng xa ở phía Nam. Trong dự thảo, phần các giải pháp phát triển Giáo dục Đào tạo, nêu mục phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên và đưa ra các số liệu về dự báo số học sinh sinh viên các cấp và dự báo nhu cầu giáo viên theo định mức như sau:
a) Dự báo số học sinh, sinh viên các cấp học
Bảng số: 07 2000 2005 2010 2015 2020 Mẫu giáo 2,338,017 2,738,882 3,086,792 Tiểu học 9,442,818 7,328,778 7,629,162 7,725,143 7,703,090 THCS 5,979,896 5,691,234 5,389,873 5,983,456 6,046,670 THPH: PA 1 PA 2 2,096,330 2,484,059 2,475,794 3,804,470 2,318,446 3,755,882 2,552,038 4,210,863 2,677,203 4,417,384 THCN 281,194 506,034 824,680 CĐ &ĐH 969,403 1,162,922 1,767,609 2,804,680 3,948,135
Trong đó: PA 1: theo dự định phân luồng, PA 2: theo ngoại suy xu thế (Phương pháp sơ