Kinh phí địa phương đóng góp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng một phương thức cho việc đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo hợp đồng giữa trường đại học sư phạm TP HCM và một số tỉnh phía nam​ (Trang 71 - 72)

Chương 3 : CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

3.1. Kế hoạch của các địa phươn g nhu cầu đào tạo giáo viên từng bộ môn

3.1.3. Kinh phí địa phương đóng góp

Những năm gần đây Bộ Giáo dục và Đào tạo giao chỉ tiêu tuyển sinh cho các trường Đại học Sư phạm đào tạo giáo viên chính qui tập trung bao nhiêu thì đều cấp kinh phí 100% cho số chỉ tiêu đó. Tuy nhiên nhu cầu đào tạo giáo viên nhiều hơn khả năng nguồn ngân sách của Nhà nước, vì thế khi giao thêm chỉ tiêu đào tạo Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã nêu rõ kinh phí đào tạo là ngân sách địa phương. Như phần 2.1.2 đã nêu: kinh phí đào tạo trong thời gian vừa qua rất hạn hẹp, chỉ tạm đủ chi trả cho việc giảng dạy, còn các hoạt động khác hầu như không có.

Để đảm bảo nâng cao chất lượng đào tạo theo mô hình này, nói cách khác nhằm giảm bớt tối đa sự cách biệt giữa sinh viên chính qui địa phương với sinh viên chính qui tập trung, cần phải nâng mức kinh phí đào tạo lên. Việc tăng mức kinh phí đào tạo là một khó khăn đối với các địa phương, đặc biệt là những địa phương đang gặp nhiều khó khăn, kinh tế chưa phát triển, các nguồn thu ngân sách không ổn định. Tuy vậy để đạt được chất lượng thì trước hết cũng cần phải đảm bảo những điều kiện vật chất tương ứng. Định mức kinh phí bao nhiêu cho

việc đào tạo một giao viên cho địa phương? Đây là vấn đề cần bàn bạc giữa các địa phương với Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh. Tuy nhiên cần phải đạt được yêu cầu sau:

Kinh phí phải tính đủ, tính đúng và hợp lý sao cho tương xứng với nội dung công việc của quá trình đào tạo, kể cả phần giải quyết các chế độ khen thưởng, học bổng như sinh viên hệ chính qui tập trung.

Ngược lại, nguồn kinh phí cũng phải được sử dụng sao cho đúng mục đích, yêu cầu và có hiệu quả để thực sự nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường, hiệu quả sử dụng của địa phương.

Trên cơ sở dự toán chúng tôi đề nghị mức kinh phí hiện nay cho một lớp 50 sinh viên là: + 4.000.000 đồng/SV/năm, đối với các lớp học tại Trường Đại học Sư phạm TP, Hồ Chí Minh.

+ 5.000.000 đồng/SV/năm, đối với các lớp tổ chức đào tạo tại địa phương (trong đó: 1.000.000 đồng/sv/năm dùng cho chi phí đi lại, ăn ở của cán bộ, giảng viên của Trường đến địa phương giảng dạy, làm việc và một số chi phí khác tại địa phương). Nếu ở những địa phương xa phần kinh phí 1.000.000 đồng/SV/năm không đủ có thể nâng lên thêm cho phù hợp với thực tế chi phí ở địa phương.

+ Những ngành có thí nghiệm, thực hành, thực địa thì kinh phí này được tính toán cụ thể riêng.

Ngoài ra các địa phương cũng dự trù khoản kinh phí trợ cấp, khen thưởng, cấp học bổng cho những sinh viên học khá giỏi trở lên.

Khi xây dựng hợp đồng đào tạo ngoài các khoản chính vê qui trình tổ chức đào tạo có mục kinh phí đóng góp của địa phương. Mức kinh phí cụ thể cho từng ngành và từng địa phương sẽ được bàn bạc cụ thể sao cho quá trình đào tạo phù hợp với điều kiện và bảm đảm chất lượng, hiệu quả của đầu ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng một phương thức cho việc đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo hợp đồng giữa trường đại học sư phạm TP HCM và một số tỉnh phía nam​ (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)