Mối quan hệ giữa dân tộc và ngôn ngữ dân tộc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố ngôn ngữ tới kết quả học tập của sinh viên các dân tộc ít người tại trường Cao đẳng sư phạm Điện Biên (Trang 27 - 30)

1.1 .Lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.4. Mối quan hệ giữa dân tộc và ngôn ngữ dân tộc

1.4.1. Tiếng phổ thông

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc anh em và thuộc các ngữ hệ khác nhau. Đặc điểm nổi bật của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam là sống đan xen nhau khiến cho trạng thái đa ngữ xã hội là trạng thái phổ biến ở các vùng dân tộc thiểu số. Tiếng Việt được coi là tiếng phổ thông là ngôn

tiếng Tày, tiếng Nùng,...cũng được coi là ngôn ngữ vùng, tức là phương tiện giao tiếp giữa các dân tộc cùng chung sống trong vùng nào đó.

Tuy là quốc gia đa dân tộc, nhưng người Kinh chiếm 85% dân số cả nước, các dân tộc ở Việt Nam lại vốn có truyền thống đồn kết cùng nhau. Vì thế, sau khi giành được quyền độc lập dân tộc, nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà khẳng định ngay vị thế của tiếng Việt trong nước Việt Nam mới. Như ta biết, trước Cách mạng tháng Tám, tiếng Pháp giữ vị trí ngơn ngữ chính thức ở Việt Nam, được sử dụng trong hành chính, và giáo dục. Tiếng Việt tuy đã phát triển nhưng cũng chỉ được dùng trong báo chí, văn học nghệ thuật mà thôi.

Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời, tiếng Việt vươn lên vị thế của ngôn ngữ quốc gia, ngơn ngữ chính thức của Việt Nam. Từ đây, tiếng Việt được sử dụng ở tất cả các lĩnh vực hoạt động của người Việt Nam, từ cơng văn, giấy tờ hành chính ở trung ương và địa phương đến giáo dục, văn hoá và khoa học, từ cơng sở, trường học đến tồ án, quân đội đều sử dụng tiếng Việt. Đặc biệt là, ngay từ đầu, các trường đại học đều dùng tiếng Việt để giảng dạy và học tập. Tuy nhiên, Đảng Cộng Sản và Nhà nước Việt Nam ý thức rõ rằng "những nhu cầu về kinh tế sẽ tự quyết định ra một ngơn ngữ chung cho tồn quốc, ngơn ngữ mà đa số người vì lợi ích liên hệ mậu dịch sẽ thấy là có lợi nếu biết được ngơn ngữ đó"(5,65). Vì vậy, Đảng Cộng Sản và Nhà nước Việt Nam rất thực tế trong lập pháp ngôn ngữ. Trong Hiến pháp của nước ta chưa hề sử dụng thuật ngữ ngôn ngữ quốc

gia. Không dùng thuật ngữ ngôn ngữ quốc gia, các văn bản của nhà nước chỉ

gọi tiếng Việt và chữ quốc ngữ là tiếng và chữ phổ thông. Quyết định của Hội đồng Chính phủ, số 53-CP ngày 22/02/1980 viết: "Tiếng và chữ phổ thông là ngôn ngữ chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Nó là phương tiện giao lưu không thể thiếu được giữa các địa phương và các dân tộc trong cả nước, giúp

cho các địa phương và các dân tộc có thể phát triển đồng đều các mặt kinh tế, văn hoá, khoa học kĩ thuật, v.v... tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân và thực hiện quyền bình đẳng dân tộc. Vì vậy, mọi người dân Việt Nam đều có nghĩa vụ và quyền lợi học tập và sử dụng tiếng và chữ viết phổ thông"

1.4.2 Mối quan hệ giữa dân tộc và ngôn ngữ dân tộc

Mỗi dân tộc đều có ngơn ngữ riêng cho mình “ngơn ngữ dân tộc là

phạm trù lịch sử tồn tại dưới dạng ngơn ngữ văn hóa dân tộc và là nhân tố quan trọng để thống nhất dân tộc. Hình thức ngơn ngữ dân tộc là các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, giáo dục…” (dẫn theo (7))

Ngơn ngữ và dân tộc có mối quan hệ với nhau theo cách nhìn ngơn ngữ là một trong những đặc trưng của dân tộc Theo W. Humboldt: “ngôn ngữ là linh hồn của dân tộc, là linh hồn của dân tộc là ngôn ngữ”; (21) Theo Dai Zhaoming: “cái mà có thể thể hiện được đặc tính dân tộc và bản sắc dân tộc chính là ngơn ngữ”… (dẫn theo (7)) Tuy nhiên, xung quanh mối quan hệ này còn nhiều vấn đề cần phải xem xét thêm.

Thứ nhất, trong xu thế chung của thế giới hiện nay, tình trạng sống đan

xen giữa các dân tộc đang ngày một phổ biến dẫn đến việc kết hôn khác thành phần dân tộc và lại sống ở “lãnh thổ” của các dân tộc khác đang có xu hướng gia tăng. Điều này thách thức việc xử lý mối quan hệ dân tộc – ngôn ngữ không chỉ ở lý luận chung mà quan trọng hơn là ở các thành viên cụ thể (như tiếng dân tộc – tiếng mẹ đẻ, thành phần dân tộc)

Thứ hai, cũng vì nhiều lí do mà có thể dẫn đến tình trạng là ngơn ngữ

của chính dân tộc đó đã khơng được sử dụng hoặc khơng muốn sử dụng, coi ngôn ngữ của dân tộc khác là ngơn ngữ của dân tộc mình – tiếng mẹ đẻ

Thứ ba, khi nói đến ngơn ngữ dân tộc cũng tức là nhằm phân biệt ngôn

ngữ với các phương ngữ trong ngơn ngữ đó. Xét về lý thuyết có thể dễ dàng phân biệt được, nhưng thực tế lại không đơn giản như vậy và mối quan hệ dân tộc – ngơn ngữ trở nên phức tạp và khó lường.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố ngôn ngữ tới kết quả học tập của sinh viên các dân tộc ít người tại trường Cao đẳng sư phạm Điện Biên (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)