1.1 .Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.5. Năng lực ngôn ngữ
1.5.1. Khái niệm năng lực
Trong Tâm lý học, năng lực là một trong những vấn đề được quan tâm nghiên cứu bởi nó có ý nghĩa thực tiễn và lý luận to lớn bởi "sự phát triển năng lực của mọi thành viên trong xã hội sẽ đảm bảo cho mọi người tự do lựa chọn một nghề nghiệp phù hợp với khả năng của cá nhân, làm cho hoạt động của cá nhân có kết quả hơn,...và cảm thấy hạnh phúc khi lao động" . Trong nền Tâm lý học Liên xơ từ năm 1936 đến 1941 có rất nhiều các cơng trình nghiên cứu về những vấn đề năng lực, có thể điểm qua một số các cơng trình nổi tiếng của các tác giả như: Năng lực toán học của V.A.Crutetxki, V.N. Miaxisốp; năng lực văn học của Côvaliốp, V.P. Iaguncôva... những công trinh nghiên cứu này đưa ra được các định hướng cơ bản cả về mặt và thực tiễn cho các nghiên cứu sau này của dịng Tâm lý học Liên xơ trong những nghiên cứu về năng lực.
Trong bất cứ hoạt động nào của con người, để thực hiện có hiệu quả, con người cần phải có một số phẩm chất tâm lý cần thiết và tổ hợp những phẩm chất này được gọi là năng lực. Theo quan điểm của Tâm lý học mác xít, năng lực của con người luôn gắn liền với hoạt động của chính họ. Như chung ta đã biết, nội dung và tính chất của hoạt động được quy định bởi nội dung và tính chất của đối tượng của nó. Tuỳ thuộc vào nội dung và tính chất của đối tượng mà hoạt động đòi hỏi ở chủ thể những u cầu xác định. Nói một cách khác thì mỗi một hoạt động khác nhau, với tính chất và mức độ khác nhau sẽ địi hỏi ở cá nhân những thuộc tính tâm lý (điều kiện cho hoạt động có hiệu
quả) nhất định phù hợp với nó. Như vậy, khi nói đến năng lực cần phải hiểu năng lực khơng phải là một thuộc tính tâm lý duy nhất nào đó (ví dụ như khả năng tri giác, trí nhớ...) mà là sự tổng hợp các thuộc tính tâm lý cá nhân (sự tổng hợp này khơng phải phép cộng của các thuộc tính mà là sự thống nhất hữu cơ, giữa các thuộc tính tâm lý này diễn ra mối quan hệ tương tác qua lại theo một hệ thống nhất định và trong đó một thuộc tính nổi lên với tư cách chủ đạo và những thuộc tính khác giữ vai trị phụ thuộc) đáp ứng được những yêu cầu hoạt động và đảm bảo hoạt động đó đạt được kết quả mong muốn. Do đó chúng ta có thể định nghĩa năng lực như sau: Năng lực là sự tổng hợp những thuộc tính của cá nhân con người, đáp ứng những yêu cầu của hoạt động và đảm bảo cho hoạt động đạt được những kết quả cao
1.5.2. Năng lực ngôn ngữ
Khái niệm “năng lực ngôn ngữ” (hay “ngữ năng”) được Chomsky (6) dùng để chỉ cái ngôn ngữ - hệ thống lưu trữ trong đầu của những cá nhân được cho là biết, hoặc có năng lực với cái ngơn ngữ đang xét. Năng lực ngôn ngữ hiểu theo nghĩa này luôn là năng lực đối với một ngôn ngữ cụ thể. Những người bản ngữ thường có được nó ngay từ hồi thơ ấu và nó được lưu trữ trong não các thành viên của cộng đồng ngôn ngữ cụ thể. Quan niệm con người sinh ra đã có năng lực nắm vững tiếng mẹ đẻ của ngữ pháp học tạo sinh đã đưa đến vấn đề là, có phải chăng vì thế mà trẻ em trước khi tiếp thu giáo dục chính quy đã có thể nói được những câu hồn chỉnh? Và phải chăng cũng vì thế mà con người ta khơng học ngữ pháp nhưng vẫn có thể nói được cấu trúc của câu này là đúng, câu kia là sai. Giải thích điều này, ngữ pháp học tạo sinh cho rằng, đứa trẻ khi được sinh ra trong môi trường tiếng mẹ đẻ thì trong “tâm linh” của chúng dần dần hình thành một số các quy tắc ngữ pháp cơ bản. Vì thế
Năng lực ngơn ngữ mà chúng tơi nghiên cứu ở đây là khả năng sử dụng ngôn ngữ của sinh viên người dân tộc Thái, H’Mông ở các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết theo các mức độ như sau: 1/ Khó khăn nhất; 2/ Khó khăn; 3/ Bình thường; 4/ Thành thạo; 5/ Thành thạo nhất. Chúng tôi chủ yếu nhấn mạnh tới năng lực của ba ngôn ngữ: Thái, H’Mông, tiếng Việt
Giáo dục ngôn ngữ từ lâu đã sử dụng các khái niệm về bốn kỹ năng ngôn ngữ cơ bản: Nghe, nói, đọc viết. Bốn kỹ năng cơ bản có liên quan với nhau bằng hai thông số:
- Phương thức giao tiếp: bằng miệng hoặc bằng văn bản
- Sự chỉ đạo của truyền thông: nhận hoặc sản xuất các tin nhắn Có thể đại diện cho mối quan hệ giữa các kỹ năng trong biểu đồ sau:
Miệng Viết Tiếp nhận Nghe Đọc Sản xuất Nói Viết
Trong hoạt động học tập các kỹ năng được sử dụng đồng thời giúp người học lĩnh hội, tiếp thu tri thức. Cụ thể
Lắng nghe, một trong những phương tiện truyền thông ngôn ngữ, được sử dụng rộng rãi nhất trong cuộc sống hàng ngày. Đào tạo và thực hành đọc bằng miệng không phải đơn giản là ngày một ngày hai. Thực hành rất quan trọng. Chỉ thông qua việc thực hành nghe ở các mức độ khác nhau có thể cải thiện năng nghe hiểu của học sinh – sinh viên
Tiếp theo, Nói thường được kết nối với nghe. Ví dụ, thơng tin liên lạc hai chiều sẽ giúp ích rất lớn trong việc học tập truyền thống. Hai chiều có
nghĩa là mối quan hệ của các giao tiếp giữa giáo viên và học sinh – sinh viên của trường. Mối quan hệ này được kết nối với các hoạt động giao tiếp giữa hai người. . Học sinh – sinh viên có thể nói chuyện một cách tự do và thể hiện mình cũng như họ có thể.
Tiếp theo, Đọc sách là một cách quan trọng của thu thập thông tin trong học tập và nó là một kỹ năng cơ bản cho một người học. Học sinh – sinh viên được yêu cầu đọc một cách chính xác và với một tốc độ nhất định. Đơn giản nhất là nên đọc từng câu. Không chớp mắt thường xuyên và lắc đầu. Chỉ cần di chuyển nhãn cầu. Đó là đủ. Nếu họ muốn nhận được thông tin từ hơn, phải có một khoảng cách thích hợp giữa mắt và các tài liệu đọc.
Cuối cùng, Viết là một cách để cung cấp nhiều trong các thủ tục lớp học. Nó cung cấp cho người học với bằng chứng về sự thành tựu của mình và để họ có thể đo lường sự cải thiện của mình. Nó giúp củng cố nắm bắt của họ từ vựng và cấu trúc và bổ sung các kỹ năng ngôn ngữ khác. Trong môi trường giáo dục hiện tại thì viết vẫn là kĩ năng được chú trọng nhiều.
Tóm lại là đó là kỹ năng khơng thể tách rời. Người ta thường nói "đầu tiên nghe và nói, sau đó đọc và viết." Nhưng cách này nói rằng là thích hợp cho giai đoạn đầu. Trước khi họ sẽ có một bài học mới, khơng đọc và viết đầu tiên. Với đặc thù là trường sư phạm, trường CĐSP Điện Biên thì việc các kỹ năng ngôn ngữ của học sinh – sinh viên tốt sẽ giúp các em lĩnh hội tri thức một cách chính xác, đầy đủ, tự tin trong việc thể hiện bản thân cũng như trong tương lai không xa là người truyền đạt tri thức tới các thế hệ học sinh sau này.