1.1 .Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.6. Hoạt động học tập và kết quả học tập
1.6.1. Khái niệm hoạt động học tập
Hoạt động học là quá trình lĩnh hội những kinh nghiệm và kinh nghiệm này gây ra sự thay đổi khá sâu sắc trong kiến thức hay hành vi của một cá
nhân. Thay đổi đó có thể là có chủ ý hoặc khơng có chủ ý, tốt hơn hay tồi hơn. Hầu hết các nhà tâm lý học đều đồng ý với quan niệm này, tuy nhiên một số có xu hướng nhấn mạnh về sự thay đổi kiến thức, số khác thì nhấn mạnh ở hành vi. Để hiểu được hoạt động học tập là gì, chúng ta cần phải hiểu khái niệm “Học” và “Hoạt động học tập”
Khái niệm “Học” dùng để chỉ việc học diễn ra theo phương thức hàng
ngày, nghĩa là học qua lao động, vui chơi, qua kinh nghiệm. Hoạt động này đem lại cho con người những tri thức tiền khoa học, hình thành được những năng lực thực tiễn, trực tiếp do kinh nghiệm hàng ngày mang lại.
Khái niệm “Hoạt động học tập” dùng để chỉ hoạt động học diễn ra theo
phương thức nhà trường – một phương thức học đặc biệt của lồi người (có tổ chức , điều khiển, nội dung, trình tự…). Qua hoạt động học, người học tiếp thu được những tri thức khoa học, những năng lực mới phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn.
Vậy, hoạt động học tập là hoạt động đặc thù của con người được điều khiển bởi mục đích tự giác để lĩnh hội những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo mới, những hình thức hành vi và những dạng hoạt động nhất định nhằm phát triển nhân cách của chính mình.
1.6.2. Khái niệm kết quả học tập
* Kiểm tra, đánh giá
Tác giả Nguyễn Như Ý định nghĩa kiểm tra là xem xét thực chất, thực tế (22). Cịn theo Trần Bá Hồnh (1995), kiểm tra là cung cấp những dữ kiện, những thông tin làm cơ sở cho việc đánh giá (4)
Theo tác giả Dương Thiệu Tống (1995) đánh giá trong giáo dục là quá trình thu thập và xử lý kịp thời, có hệ thống thơng tin về hiện trạng và hiệu
quả giáo dục. Căn cứ vào mục tiêu dạy học, làm cơ sở cho những chủ trương, biện pháp và hành động trong giáo dục tiếp theo (15).
Theo tác giả Lâm Quang Thiệp (2008), việc đánh giá cho phép chúng ta xác định, một là mục tiêu giáo dục được đặt ra có phù hợp hay khơng và có đạt được hay khơng, học sinh có tiến bộ hay không.
* Kết quả học tập
Trong khoa học và thực tế thì kết quả học tập được hiểu theo hai nghĩa sau đây:
- Thứ nhất: Kết quả học tập là mức độ người học đạt được so với các mục tiêu đã xác định (dựa theo các tiêu chí).
- Thứ hai: Kết quả học tập là mức độ người học đạt được so sánh với người cùng học khác (theo chuẩn).
Dù hiểu theo cách nào thì kết quả học tập đều thể hiện ở mức độ đạt được mục tiêu của việc dạy học. Mục tiêu của việc dạy học gồm có mục tiêu về: Kiến thức, kĩ năng, thái độ. Theo quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy (1,2) việc đánh giá kết quả học tập bao gồm 2 loại đánh giá sau:
- Đánh giá quá trình: Loại đánh giá này được tiến hành nhiều lần trong q trình đào tạo nhằm cung cấp các thơng tin ngược để giảng viên và học viên kịp thời điều chỉnh quá trình đào tạo. Kiểu đánh giá này được tiến hành sau khi kết thúc một nội dung học tập, sau một bài học hay sau một đơn vị học trình hoặc thậm chí là một chương để thu thập sự phản hồi nhanh của sinh viên để giảng viên có thể kịp thời bổ sung những phần kiến thức còn thiếu hụt của họ, đồng thời bổ sung thêm phần tài liệu cịn thiếu và điều chỉnh nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy cho phù hợp với người học ở các giai đoạn khác nhau. Loại đánh giá này cũng giúp sinh viên điều chỉnh
hoạt động học tập của mình và nó cũng cung cấp các số liệu chứng minh sự tiến bộ của sinh viên.. Bởi vậy loại đánh giá này nên được sử dụng thường xuyên.
- Đánh giá tổng kết: Được tiến hành khi kết thúc quá trình đào tạo nhằm cung cấp các thông tin về chất lượng đào tạo. Loại đánh giá này nhằm xếp loại sinh viên được học tiếp hay khơng hoặc nó cịn để cấp các văn bằng hay chứng chỉ. Đánh giá tổng kết cho số liệu để thừa nhận hay bác bỏ sự hoàn thành hoặc chưa hồn thành một chương trình học, nó chỉ tiến hành sau khi kết thúc một giai đoạn học tập nhất định như kết thúc mơn học, kết thúc khóa học. Do vậy, loại đánh giá này không được tiến hành thường xuyên. Với một học phần cụ thể thì đánh giá tổng kết chỉ ra mức độ mà sinh viên đạt được như thế nào trong các mục tiêu cụ thể trong mơn học đó.
Kết quả học tập của sinh viên được đánh giá, xếp loại theo thứ hạng dựa trên điểm trung bình chung học tập như sau:
- Từ 9 đến 10: Xuất sắc - Từ 8 đến cận 9: Giỏi - Từ 7 đến cận 8: Khá - Từ 6 đến cận 7: Trung bình khá - Từ 5 đến cận 6: Trung bình - Từ 4 đến cận 5: Yếu - Dưới 4: Kém