Mẫu EF PMRS) 2,5 (g/kg EF PAHs mg/kgRS- PM2,5 EF PAHs mg/kg RS- TSP
BB1 34,06 8,97 3,69 BB2 33,43 7,04 5,46 BB3 24,95 4,01 4,68 BB4 30,38 7,53 13,29 BB5 25,83 0,87 3,87 BB8 58,67 15,71 2,34 BB9 90,84 14,05 8,96 BB10 12,05 2,40 3,68 BB11 22,46 6,50 15,11 BB12 48,90 12,03 12,65 BB13 132,66 31,31 18,88 BB14 119,98 22,03 16,31
Nguồn: số liệu phân tích (2018)
(Chú thích: Mẫu BB6, BB7 do sự sai số trong quá trình thí nghiệm nên bài viết loại bỏ và không trính bày kết quả mẫu BB6, BB7)
Hệ số phát thải PAHs trên bụi TSP trong khói đốt rơm rạ dao động từ 2,34 mg/kg RS đến 18,88 mg/kg RS và trung bình 9,08±5,87 mg/kg RS. Hệ số phát thải PAHs giữa các mẫu đốt này có sự khác biệt do bị ảnh hưởng bởi giống lúa và điều kiện thời tiết trong quá trình đốt mẫu, điều này cũng được minh chứng trong nghiên cứu của Keshtkar và Ashbaugh (2007); Keshtkar đã nhận thấy rằng hệ số phát thải của PAHs trong khói đốt rơm rạ khác rất nhiều với hệ số phát thải PAHs của khói đốt cây hạnh nhân. Hệ số phát thải PAHs thấp nhất tại mẫu BB8 là 2,34 mg/kg RS, do độ ẩm rơm rạ của mẫu BB8 thấp dẫn đến hệ số phát thải của bụi thấp và ảnh hưởng đến hệ số phát thải PAHs. Ngoài ra độ ẩm rơm cũng ảnh hưởng đến quá trình cháy, dẫn đến sự hình thành các chất PAHs trong bụi và trong pha khí. Đối với bụi TSP hệ số phát thải PAHs có sự khác biệt không đáng kể giữa các mẫu đốt vào vụ Xuân và vụ Mùa, cụ thể mẫu đốt vụ Mùa (tháng 10) có hệ số phát thải trung bình là 8,39 mg/kg RS, mẫu đốt vụ Xuân (tháng 6) có hệ số phát thải trung bình là 10,03 mg/kg RS.
Hệ số phát thải PAHs trên cả 2 loại bụi mẫu BB13 và BB14 đều có hệ số PAHs cao do ảnh hưởng từ quá trình cắt, đập lúa và vận chuyển; tuy nhiên ảnh hưởng không lớn.
Hệ số phát thải từng PAHs trên PM2,5 và TSP