Tình hình sản xuất lúa gạo tại Đông Anh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định mức độ phát thải của các hydrocarbon đa vòng ngưng tụ (PAHs) từ việc đốt rơm rạ sau thu hoạch tại huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 83 - 84)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.2. Ước tính mức độ phát thải PAHs từ quá trình đốt rơm rạ tại Đông Anh

4.2.2. Tình hình sản xuất lúa gạo tại Đông Anh

Trong những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp tại Đông Anh đã có những bước tiến vượt bậc. Cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống có sự chuyển biến tích cực. Bà Nguyễn Thị Tám, Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Anh cho biết: hằng năm, huyện chi từ 800 triệu đến 1 tỷ đồng kinh phí cho các đơn vị khuyến nông, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân… để thực hiện các chương trình tập huấn; chuyển giao khoa học kỹ thuật; tham quan các mô hình điểm; hỗ trợ phân bón, giống cây trồng… cho bà con nông dân, tạo cơ hội cho bà con tiếp cận với những kiến thức để làm giàu. Huyện đã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp: cơ giới hóa vào sản xuất, sản phẩm chất lượng cao, sản phẩm sinh học, cung cấp giống cây trồng, vật nuôi và thức ăn gia súc.

Hiện toàn huyện có 381 máy làm đất, 25 máy gặt đập liên hợp, 107 máy tuốt lúa. Huyện đã đầu tư, hỗ trợ kinh phí để tiếp thu các giống cây trồng mới vào sản xuất đại trà như giống ngô lai cho năng suất cao, giống khoai tây sạch bệnh, các loại rau cao cấp, chất lượng: súp lơ, cà chua, dưa chuột bao tử; các giống cây ăn quả: chuối tiêu hồng nuôi cấy mô, thanh long, bưởi Diễn…

Đến nay, giá trị sản xuất nông nghiệp trên 1 ha canh tác của huyện đạt trên 150 triệu đồng. Huyện đã hình thành các vùng sản xuất rau an toàn, cây ăn quả, hoa cây cảnh và các vùng chăn nuôi quy mô lớn. Một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung, vùng chuyên canh tiêu biểu của huyện: vùng lúa hàng hóa tập trung tại các xã Xuân Nộn, Thụy Lâm, Dục Tú, Liên Hà; vùng rau an toàn tập trung tại các xã Vân Nội, Tiên Dương, Nam Hồng, Bắc Hồng; vùng trồng hoa, cây cảnh tại các xã Tiên Dương, Uy Nỗ, Tàm Xá, Vĩnh Ngọc; vùng chăn nuôi bò sữa xã Vĩnh Ngọc; vùng chăn nuôi lợn ở xã Tiên Dương, Liên Hà…

Hiện nay đã xuất hiện nhiều hộ gia đình nông dân hướng đến sản xuất ra những sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao, thu nhập lớn. Trong nhiều năm gần đây, ở lĩnh vực sản xuất lương thực đã có nhiều hộ gia đình đi đầu trong việc gieo cấy lúa chất lượng cao mà cụ thể là gieo cấy các giống: Nếp, TH3-3, Thiên Ưu 8, TBR225, BC15… Các giống lúa này đã khẳng định tính vượt trội hơn giống lúa khác thể hiện năng suất, chất lượng và giá trị kinh tế cao.

Diện tích, năng suất lúa gạo của Đông Anh, Hà Nội giai đoạn 2015-2018 được thống kê và trình bày trong bảng 4.13.

Bảng 4.13. Diện tích gieo trồng và sản lượng lúa của Đông Anh (2015-2018)

Năm 2015 2016 2017 2018

Vụ Xuân

2019

Diện tích trồng lúa (ha) 6.795 6.639 6.540 6.280 6.131 Sản lượng lúa (tấn) 34.791 34.125 34.466 33.975 15.856

Nguồn: UBND Huyện Đông Anh (2019)

Diện tích trồng lúa có xu hướng giảm dần từ 6.795 ha năm 2015 giảm còn 6.280 ha năm 2018. Nguyên nhân là do quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa tại Đông Anh, quỹ đất nống nghiệp bị giảm dần chuyển đổi thành đất công nghiệp, đô thị và 1 phần đất trồng lúa được chuyển sang trồng vùng rau an toàn, chăn nuôi bò sữa và chăn nuôi lợn. Dự kiến diện tích đất trồng lúa còn giảm dần trong những năm tới do kế hoạch xây dựng Đông Anh lên Quận vào năm 2020, chính vì vậy diện tích đất nông nghiệp được chuyển đổi đô thị hóa và chuyển sang các loại cây trồng phù hợp hơn. Về sản lượng năng suất giảm từ 34.791 tấn năm 2015 xuống còn 33.975 tấn vào năm 2018, tuy diện tích lúa giảm dần theo các năm song sản lượng lúa giữa các năm có sự lên xuống khác nhau. Nguyên nhân là do huyện đã áp dụng các biện pháp canh tác mới hiệu quả hơn và các giống lúa năng suất cao hơn qua từng năm.

Năm 2017 một số vùng sản xuất hàng hóa tập chung và vùng chuyên canh đã được hình thành trên địa bàn huyện như: vùng lúa hàng hóa tập trung tại các xã Xuân Nộn, Thụy Lâm, Dục Tú, Liên Hà; vùng rau an toàn tập trung tại các xã Vân Nội, Tiên Dương, Nam Hồng, Bắc Hồng; vùng trồng hoa, cây cảnh tại các xã Tiên Dương, Uy Nỗ, Tàm Xá, Vĩnh Ngọc; vùng chăn nuôi bò sữa xã Vĩnh Ngọc; vùng chăn nuôi lợn xã Liên Hà; vùng tập trung chăn nuôi gia cầm…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định mức độ phát thải của các hydrocarbon đa vòng ngưng tụ (PAHs) từ việc đốt rơm rạ sau thu hoạch tại huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)