Hệ số phát thải PAHs theo giống lúa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định mức độ phát thải của các hydrocarbon đa vòng ngưng tụ (PAHs) từ việc đốt rơm rạ sau thu hoạch tại huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 74 - 86)

Giống %C EF PAHs mg/kgRS PM2,5 EF PAHs mg/kgRS TSP Khang dân 31,74 17,43 11,74 TBR225 31,67 9,90 8,41 BC15 34,35 7,53 13,29 TH3-3 39,83 0,87 3,87 Hương Cốm 54,82 0,15 - Thên Ưu 8 38,99 9,06 3,01 Bắc Thơm 54,82 14,05 8,96

Nguồn: Số liệu phân tích (2018)

Từ bảng 4.10 có thể thấy các giống lúa khác nhau có hệ số phát thải PAHs khác nhau rõ rệt. Mỗi giống lúa có %C khác nhau, ảnh hưởng đến sự hình thành các PAHs trong quá trình đốt rơm rạ. Ngoài ra hệ số phát thải của các giống lúa còn bị ảnh hưởng của điều kiện đốt, hiệu suất cháy. Giống Khang Dân, Bắc Thơm, TBR225 và BC15 có hệ số phát thải cao hơn các giống còn lại. Giống có hệ số phát thải thấp nhất là Hương Cốm 0,15 mg/kg

RS đối với hạt PM2,5. Giống BC15 có hệ số phát thải PAHs trên hạt TSP cao

hơn so vớ các giống lúa còn lại. Tuy nhiên để khẳng định những giống lúa nào có hệ số phát thải cao hơn hay giống nào có hệ số thấp hơn cần tiến hành thêm các nghiên cứu để hạn chế tối đa sai số do điều kiện thời tiết, hiệu suất cháy và các yếu tố ảnh hưởng khác.

Bảng 4.11. So sánh hệ số phát thải của từng PAHs trên TSP với hệ số phát thải PAHs của các thí nghiệm khác

PAHs EF PAHs mg/kg RS Nghiên cứu này ( Việt Nam) EF PAHs mg/kg RS (Keshtkar và Ashbaugh (California) EF PAHs mg/kg RS ( Limieux và Cộng sự (Hoa Kỳ) Fluoranthene (Flu) 3,16 2,47 0,36 Pyrene (Pyr) 2,05 2,43 0,35

Ben z[a]anthracene (BaA) 1,21 0,68 0,15

Chrysene (Chr) 0,91 0,67 0,17

Benzo [b]fluoranthene (BbF) 0,66 0,51 0,15 Benzo [k]fluoranthene (BkF) 0,15 1,31 0,10

Benzo [a]pyrene (BaP) 0,45 0,67 0,08

Dibenz [a,h]anthracene (DBA) 0,12 0,20 - Indeno [1,2,3- cd]pyrene (IDP) 0,36 0,44 0,06

Nguồn: số liệu phân tích (2018); Keshtkar and Ashbaugh (2007); Limieux (2003)

Hệ số phát thải của từng PAHs trong thí nghiệm của Keshtkar là gần giống với hệ số phát thải của nghiên cứu này, chỉ có BkF và BaA là có sự khác biệt nhiều. Nghiên cứu của tác giả Limieux và cộng sự cho kết quả hệ số phát thải các PAHs thấp hơn nghiên cứu này.Sự khác biệt trên do nhiều yếu tố, từ bố trí thí nghiệm, giống lúa và điều kện thời tiết ảnh hưởng đến sự hình thành các PAHs trên các hạt bụi, và tỷ lệ phân bố giữa hai pha bụi và pha khí. Điểm giống nhau giữa ba nghiên cứu là các PAHs 4 vòng có hệ số phát thải cao hơn các PAHs có 5-6 vòng. Flu vẫn là chất có hệ số phát thải cao nhất trong các nghiên cứu, DBA có hệ số phát thải thấp và ít được phát hiện hơn các chất khác.

Từ hình 4.12 ta có thể thấy rõ sự phân bố các PAHs trên bụi TSP trong các nghiên cứu là giống nhau. Hệ sô phát thải của Flu là lớn nhất, chiếm từ 25%- 35%, tiếp đến là hệ số phát thải của Pyr chiếm từ 25%-30%, hệ số phát thải của DBA là thấp nhất trong các nghiên cứu chỉ chiếm khoảng 1%-3%. Các PAHs 5-6 vòng có hệ số phát thải thấp hơn các PAHs 4 vòng. Tuy nhiên nghiên cứu tại

Hình 4.12. Hệ số phát thải PAHs trong các nghiên cứu tại Việt Nam, California, Hoa Kỳ

Bảng 4.12. So sánh hệ số phát thải PAHs trên PM2,5 với 1 số nghiên cứu khác trên thế giới

PAHs Nghiên cứu này ( Việt EF PAHs mg/kg RS

Nam) EF PAHs mg/kg RS Kim Oanh và cộng sự (Thái Lan) Fluoranthene (Flu) 2,18 - Pyrene (Pyr) 2,07 0,29

Ben z[a]anthracene (BaA) 1,87 0,12

Chrysene (Chr) 0,81 0,17

Benzo [b]fluoranthene (BbF) 0,81 0,13 Benzo [k]fluoranthene (BkF) 0,14 0,05

Benzo [a]pyrene (BaP) 1,42 0,13

Dibenz [a,h]anthracene (DBA) 0,33 - Indeno [1,2,3- cd]pyrene (IDP) 0,58 -

Nguồn: Số liệu phân tích (2018) và Kim Oanh (2011)

Nghiên cứu của tác giả Kim Oanh cho kết quả hệ số phát thải của một số PAHs thấp hơn hệ số phát thải của nghiên cứu này rất nhiều. Tuy nhiên do nghiên cứu thực hiện với số lượng mẫu n=4 nên có sự sai khác so với nghiên cứu này (n=14) khi tính toán thống kê. Một nguyên nhân dẫn đến sự sai khác nữa là các yếu tố điều kiện thời tiết và bố trí thí nghiệm giữa các nước cũng có sự khác

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Việt Nam California Hoa kỳ

IDP DBA BaP BkF BbF Chr BaA Pyr Flu

nhau. Ví dụ ở nghiên cứu ở Thái Lan việc đốt rơm rạ sẽ được trải rộng trên cánh đồng sau khi thu hoạch, dẫn đến kích thước các đống đốt giữa nghiên cứu này và nghiên cứu ở Thái Lan có sự khác biệt. Hàm lượng carbon trong nghiên cứu này là 39,11% ít hơn trong nghiên cứu tại Thái Lan là 49%, đây cũng được cho là nguyên nhân dẫn đến hệ số phát thải PAHs giữa hai nghiên cứu khác nhau.

4.2. ƯỚC TÍNH MỨC ĐỘ PHÁT THẢI PAHs TỪ QUÁ TRÌNH ĐỐT RƠM RẠ TẠI ĐÔNG ANH RƠM RẠ TẠI ĐÔNG ANH

4.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội Đông Anh

4.2.1.1. Điều kiện tự nhiên Đông Anh

Vị trí địa lý

Đông Anh là huyện ngoại thành nằm ở vị trí cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội với diện tích tự nhiên 18.213,9ha (182,14 km2). Đông Anh có ranh giới tự nhiên với các quận/huyện khác của Hà Nội chủ yếu là các con sông, đó là sông Hồng, sông Đuống ở phía Nam huyện, là ranh giới giữa Đông Anh với khu vực nội thành và sông Cà Lồ ở phía Bắc huyện, là ranh giới giữa Đông Anh với huyện Sóc Sơn. Cụ thể địa giới hành chính của huyện Đông Anh được xác định như sau:

+ Phía Bắc giáp huyện Sóc Sơn, Hà Nội.

+ Phía Nam giáp huyện Từ Liêm, quận Tây Hồ và quận Long Biên, Hà Nội. + Phía Đông Bắc giáp huyện Yên Phong và Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh; phía Đông Nam giáp huyện Gia Lâm, Hà Nội.

+ Phía Tây giáp huyện Mê Linh, Hà Nội.

Địa hình

Đông Anh nằm trong châu thổ Sông Hồng thuộc đồng bằng Bắc Bộ. Địa hình của Đông Anh tương đối bằng phẳng, độ dốc thoải dần theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Cốt đất trung bình của Đông Anh từ +7 đến +8m so với mực nước biển.

Các xã có địa hình cao (đất vàn và vàn cao) nằm ở phía Tây Bắc của huyện (giáp với huyện Sóc Sơn và huyện Mê Linh), như Bắc Hồng, Nam Hồng, Nguyên Khê, Xuân Nộn. Cốt đất cao nhất huyện là +14m, tại khu vực xã Nguyên Khê và một phần xã Xuân Nộn. Tỷ lệ diện tích đất cao chiếm 13,4%, tỷ lệ diện tích đất vàn chiếm 56,2% tổng diện tích toàn huyện.

Các xã có địa hình tương đối thấp (trũng) nằm ở phía Đông Nam của huyện (giáp với huyện Gia Lâm và tỉnh Bắc Ninh), như Mai Lâm, Cổ Loa, Dục Tú,

Liên Hà, Vân Hà. Cốt đất thấp nhất huyện là +3,5m, tại khu vực lòng sông Thiếp và một số xã kể trên. Tỷ lệ diện tích đất trũng chiếm 30,4% diện tích toàn huyện.

Đặc điểm địa hình trên là yếu tố quan trọng để định hình sự phát triển nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi và quy hoạch các vùng chuyên canh sản xuất: vùng đất cao nên tập trung trồng cây ăn quả, vùng đất vàn trồng rau, hoa; vùng trũng trồng lúa hoặc cải tạo để nuôi trồng thủy sản.

Hình 4.13. Bản đồ hành chính huyện Đông Anh, Hà Nội

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Hà Nội (2019)

Khí hậu

Đông Anh - Hà Nội nằm ở vùng đồng bằng Sông Hồng, có chung chế độ khí hậu của miền Bắc nước ta, đó là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Khoảng từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm là mùa nóng, nhiều mưa, khí hậu ẩm ướt. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là mùa lạnh, có thời kỳ đầu thời tiết khô lạnh và thời kỳ sau lạnh nhưng độ

ẩm cao do mưa phùn. Giữa hai mùa có tính chất tương phản trên là các giai đoạn chuyển tiếp, tạo nên khí hậu bốn mùa phong phú: xuân, hạ, thu, đông.

Nhiệt độ trung bình hàng năm của Đông Anh khoảng 250C, nhiệt độ tuyệt đối

cao khoảng 400C, nhiệt độ tuyệt đối thấp là 2,70C. Hai tháng nóng nhất trong năm là tháng 6 và tháng 7, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất khoảng 300C. Hai tháng lạnh nhất là tháng 12 và tháng 1, nhiệt độ trung bình của tháng thấp nhất khoảng 180C.

Nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm nên số ngày mưa trong năm tương đối lớn, khoảng 145 ngày/năm; lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.300-1.600mm. Từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm tập trung tới 85% lượng mưa của cả năm (thời gian này còn gọi là mùa mưa). Thường tháng 7, tháng 8 hàng năm có lượng mưa lớn nhất, trung bình tháng khoảng 250-350mm. Cũng trong khoảng tháng 5 đến tháng 8 hàng năm có thể có bão từ phía đông (xuất phát

ngoài biển) đổ vào với tốc độ khoảng 30-34m/s, áp lực lớn nhất 120kg/m2.

Những tháng đầu mùa lạnh (tháng 11-12) là thời tiết khô, hầu như không có mưa. Những tháng cuối mùa lạnh (tháng 1-3) có nhiều mưa phùn, khí hậu ẩm ướt.

Với khí hậu trên, độ ẩm trung bình của Đông Anh là 84%, mức độ dao động về độ ẩm của các tháng trong năm nằm trong khoảng 80-87%.

Chế độ gió diễn ra theo mùa: Gió mùa đông nam vào mùa nóng (từ khoảng tháng 4 đến tháng 10), tốc độ gió 3m/s; Gió mùa đông bắc vào mùa lạnh (từ tháng 11 đến tháng 3), tốc độ gió 5m/s. Các đợt gió mùa đông bắc tạo nên thời tiết lạnh buốt về mùa đông.

Thủy văn

Sông Hồng và sông Đuống là hai con sông cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp của huyện, đồng thời tạo thành dải đất phù sa bãi sông được bồi đắp hàng năm khá lớn phục vụ sản xuất nông nghiệp ngắn ngày. Tuy nhiên, đây là hai con sông có chế độ thủy văn khá phức tạp, vào mùa mưa mực nước sông rất thất thường, dễ gây lụt lội ảnh hưởng đến mùa màng; gây xói lở ảnh hưởng đến đời sống của người dân ở khu vực bãi sông. Vì thế, bên cạnh việc khai thác các điều kiện thuận lợi do các con sông này đem lại cũng phải chú ý củng cố đê điều, khắc phục tác động bất lợi của chúng.

+ Sông Hồng chạy theo ranh giới giữa Đông Anh với huyện Từ Liêm và quận Tây Hồ, đoạn chảy qua Đông Anh dài 15km. Sông Hồng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với Hà Nội nói chung và Đông Anh nói riêng.

+ Sông Đuống bắt nhánh với sông Hồng, chạy theo ranh giới giữa Đông Anh với huyện Gia Lâm, đoạn chạy qua Đông Anh dài 8,5km từ xã Xuân Canh đến xã Mai Lâm.

+ Sông Cà Lồ chạy theo ranh giới giữa Đông Anh với huyện Sóc Sơn, đoạn chảy qua Đông Anh dài 9km, có lưu lượng nước lớn và khá ổn định. Đây không phải là con sông cung cấp lượng phù sa lớn, nhưng là nguồn cung cấp nước tưới chủ yếu cho một số xã phía Bắc huyện Đông Anh.

+ Sông Thiếp là sông nội huyện, bắt nguồn từ xã Tiền Phong (huyện Mê Linh) chảy qua địa phận 10 xã của huyện Đông Anh và đổ ra sông Ngũ Huyện Khê.

+ Đầm Vân Trì: là một đầm lớn, diện tích 130ha, mực nước trung bình 6m, cao nhất 8,5m và thấp nhất 5m, được nối thông với sông Thiếp. Ngoài hệ thống sông, đầm Vân Trì có vai trò quan trọng trong việc điều hòa nguồn nước mặt trên địa bàn huyện Đông Anh.

Lượng mưa trung bình cả năm khoảng 1.600-1.800mm, trong đó 85% tập trung vào mùa mưa từ khoảng tháng 5 đến tháng 10. Mưa phùn về cuối đông và trong mùa xuân ít có ý nghĩa về cung cấp nước nhưng có ý nghĩa làm tăng độ ẩm của đất và không khí.

Đấtđai

Đông Anh là huyện ngoại thành có diện tích thuộc loại lớn của Thủ đô Hà Nội. Hơn nữa, toàn bộ diện tích Đông Anh là đất đồng bằng và bán sơn địa, rất phù hợp để phát triển nông nghiệp, công nghiệp và đô thị. Quỹ đất có thể sử dụng để phát triển công nghiệp và đô thị của Đông Anh hiện nay vào loại lớn nhất trong các huyện ngoại thành Hà Nội.

Hiện tại, khoảng 52% diện tích đất của huyện Đông Anh là đất nông nghiệp, chủ yếu là đất trồng lúa và cây hàng năm khác như ngô, sắn, lạc, đậu (chiếm 48% tổng diện tích đất của huyện). Diện tích đất nông nghiệp dành cho trồng cây lâu năm chỉ chiếm 1% và đất cho nuôi trồng thủy sản chỉ chiếm khoảng 3% tổng diện tích đất của huyện. Đất phi nông nghiệp chiếm khoảng 46% tổng diện tích đất của huyện, trong đó chủ yếu là đất ở (11,7%) và đất chuyên dùng (21,8%). Đất chưa sử dụng trên địa bàn huyện hiện còn 354,4 ha, chiếm gần 2% diện tích của huyện.

4.2.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội Đông Anh

Trong 10 tháng đầu năm 2018, giá trị sản xuất các ngành kinh tế trên địa bàn huyện (giá so sánh) ước đạt 127.967 tỷ đồng tăng 10,6% (KH 9,5 – 9,8%). Trong đó: Công nghiệp xây dựng cơ bản (CN-XDCB) tăng 10,4 tỷ (KH 9,3- 9,6%); thương mại dịch vụ tăng 15,8% (KH 13,8%); nông lâm thủy sản tăng 2,3% (KH 0,9 -1,2%); khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 10,5%. Khu vực huyện quản lý tăng 11,2% (trong đó, CN –XDCB Tăng 10,8%, thương mại dịch vụ (TM-DV) tăng 15,6%, nông lâm nghiệp (NLN) tăng 2,3%).

Cơ cấu kinh tế của huyện tiếp tục chuyển dịch theo đúng hướng mà Ban chấp hành Đảng bộ huyện đã đề ra, cụ thể: Trên địa bàn Huyện: Công nghiệp tiểu thủ công nghiệp (CN –TTCN) chiếm 89,5%; TMDV chiếm 8,9%; NN chiếm 1,6%.

( Nguồn: cổng thông tin điện tử Đông Anh)

Hình 4.14. Cơ cấu kinh tế huyện Đông Anh năm 2018

Năm 2018, sản xuất nông nghiệp của huyện đã được chỉ đạo tập trung và chủ động trong triển khai thực hiện nhiều giải pháp hỗ trợ sản xuất nông nghiệp do đó sản xuất nông nghiệp của huyện đạt được kết quả tốt: Giá trị sản xuất NLN- Thủy sản trên địa bàn ước đạt 2.128 tỷ đồng, tăng 2,3% so với cùng kỳ. Cơ cấu kinh tế nội ngành của Đông Anh tiếp tục chuyển dịch đúng hướng với tỷ lệ trồng trọt chiếm 41%, chăn nuôi 59%. Bên cạnh đó, Huyện Đông Anh cũng đã chủ động chuyển đổi mô hình cây trồng giá trị thấp sang trồng hoa, cây cảnh và các giống lúa thơm, ngô nếp, khoai tây Đức… cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Bên

89.50% 8.90% 1.60%

CN-TTCN TMDV NN

cạnh trồng trọt, chăn nuôi cũng được đầu tư áp dụng quy trình VietGAP nhằm nâng cao chất lượng và giá trị vật nuôi. Đặc biệt, huyện Đông Anh vẫn tiếp tục quan tâm phát triển các mô hình kinh tế mới, nổi bật là nhân rộng mô hình sản xuất nấm rơm tại 3 xã: Liên Hà, Kim Chung, Tiên Dương cho hiệu quả kinh tế cao và mang lại nguồn việc làm lớn cho người dân trong huyện.

Về trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng các loại cây trồng ở Đông Anh đạt 17.221 ha; nhiều cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao được nhân dân tiếp thu vào sản xuất.

Về chăn nuôi – thủy sản: Huyện Đông Anh tiếp tục được quan tâm chỉ đạo và ngày càng phát triển (tập trung chủ yếu ở các mô hình kinh tế trang trại và chăn nuôi tập trung tách khỏi khu vực dân cư với trên 60% mô hình cho hiệu quả kinh tế cao). Công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản của huyện được tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ, không có ổ dịch phát sinh trên địa bàn.

Giá trị sản xuất ngành công nghiệp thuộc huyện ước đạt 18.540 tỷ đồng (tăng 11,2%). So với cùng kỳ năm trước tỷ lệ doanh nghiệp trên địa bàn Đông Anh bỏ trốn, giải thể, dừng hoạt động giảm dần (Theo số liệu thống kê cho thấy toàn huyện có 4.050 doanh nghiệp đang hoạt động ổn định, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2017).

Các loại hình thương mại dịch vụ trên địa bàn huyện đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân; giá trị sản xuất ngành Thương mại – Dịch vụ đạt 10,171 tỷ đồng tăng 15,8%.

Ngoài những nỗ lực phát triển kinh tế, Huyện Đông Anh cũng đã xúc tiến để hoàn thành các dự án cơ sở hạ tầng, điển hình là: Dự án đường 5 kéo dài được khởi công từ năm 2005, có tổng chiều dài toàn tuyến 13,3km. Tuyến đường khởi đầu từ khu đô thị Bắc Thăng Long - Vân Trì, chạy dọc theo các xã Kim Nỗ, Vĩnh Ngọc và Xuân Canh (huyện Đông Anh), giao với quốc lộ 3 sau đó vượt qua sông Đuống và kéo dài cho tới cầu Chui (quận Long Biên). Đây là một trong những dự án giao thông trọng điểm của TP Hà Nội. Tổng mức đầu tư toàn tuyến khoảng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định mức độ phát thải của các hydrocarbon đa vòng ngưng tụ (PAHs) từ việc đốt rơm rạ sau thu hoạch tại huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 74 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)