Tỷ lệ đốt rơm rạ tại Đông Anh, Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định mức độ phát thải của các hydrocarbon đa vòng ngưng tụ (PAHs) từ việc đốt rơm rạ sau thu hoạch tại huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 87)

TH1( Điều tra) TH2(Sở TNMT Hà Nội)

TH3( Tổng hợp, Nguyễn Thị

Thắm)

Tỷ lệ đốt rơm rạ sau thu

hoạch tại Đông Anh 47,66% 55% 66,5%

Nguồn: Tổng hợp

Tỷ lệ đốt rơm rạ tại huyện Đông Anh được đều tra từ nhiều nguồn dao động trong khoảng 47,66% - 66,5%. Áp dụng tính tổng lượng phát thải rơm rạ theo 3 trường hợp với 3 giá trị tỷ lệ đốt rơm rạ tương ứng 47,66%; 55% và 66,5%.

4.2.4. Tổng lượng phát thải PAHs từ quá trình đốt rơm rạ tại Đông Anh

Sau khi tính toán được hệ số phát thải PAHs từ quá trình đốt rơm rạ sau thu hoạch, và thu thập số liệu điều tra về tỷ lệ phát thải PAHs tại khu vực Đông Anh. Áp dụng công thức (7) tính toán khối lượng rơm rạ đốt sau thu hoạch trong một năm tại huyện Đông Anh. Và áp dụng công thức (6) tính tổng lượng phát thải PAHs trong một năm tại Đông Anh.

- Tính sản lượng sinh khối được đốt cháy từ rơm rạ

Mj = Pj x Nj x Dj x Bj x ηj

Với : Dj = 0,89; Nj = 0,9; ηj = 0,93; Bj: Tỉ lệ đốt rơm rạ; Pj: Sản lượng lúa (kg/năm)

- Tính lượng phát thải PAHs từ quá trình đốt rơm rạ

Emij = ∑ Mj x EFij56 Với hệ số phát thải: EF PAHs = 9,08 mg/kg RS

Bảng 4.16. Tổng lượng PAHs phát thải từ quá trình đốt rơm rạ tại Đông Anh năm 2018

TH1 TH2 TH3

Diện tích gieo trồng (ha/năm) 6280 6280 6280

Tỷ lệ đốt rơm rạ (%) 47,66 55 66,5

Sản lượng lúa (tấn/năm) 33975 33975 33975 Lượng rơm rạ đốt (tấn/năm) 12062,3 13919,9 16830,5

ÈF PAHs mg/kg RS 9,08 9,08 9,08

Tổng lượng phát thải PAHs (kg/năm) 109,53 126,39 152,82 Nguồn: Số liệu tính toán (2019)

Trong năm 2018, huyện Đông Anh trồng lúa với diện tích 6280ha, sản lượng lúa là 33975 tấn/năm. Sau khi thu hoạch lúa, lượng rơm rạ được đốt bỏ trực tiếp tại ruộng khoảng 12062,3÷16830,5 tấn. Quá trình đốt rơm rạ trên ruộng tại đây đã phát thải vào môi trường trung bình năm khoảng 109,53kg – 152,82kg PAHs trên bụi trong không khí. Tuy diện tích cấy lúa qua các năm trên địa bàn có giảm nhưng tỷ lệ đốt rơm rạ lại tăng lên tại đây, do người dân không còn sử dụng rơm rạ cho các mục đích chăn nuôi đun nấu và các nghề phụ. Vì vậy lượng PAHs thải ra môi trường không hề có sự thuyên giảm. PAHs được hấp phụ chủ yếu trên các hạt bụi mịn, dễ dàng đi vào cơ thể con người thông qua con đường ăn uống và hít thở. Các hạt bụi này lắng đọng tại các cơ quan trong cơ thể gây ra các bệnh về đường hô hấp tiêu hóa và gây ung thư với lượng tích lũy đủ nhiều trong quá trình tiếp xúc lâu dài. Không chỉ vâỵ PAHs khi sinh ra sẽ còn tác dụng với các chất khác trong mỗi trường tạo nên các dẫn xuất nguy hiểm hơn nữa, điển hình là NPAHs. Một trong những tác nhân gây ung thư mạnh đối với con người.

Nghiên cứu của tác giả Butchaiah Gadde cùng cộng sự năm 2009 đã ước tính tổng lượng phát thải các chất ô nhiễm từ quá trình đốt rơm rạ tại 3 nước Ấn Độ, Thái Lan, Philippines. Kết quả cho thấy tổng lượng PAHs phát thải 1 năm từ quá trình đốt rơm rạ tại Thái Lan là 156Mg/năm, tại Ấn Độ là 207 Mg/năm, tại Philippines là 151 Mg/năm. Nghiên cứu thực hiện trên địa bàn huyện Đông Anh với một diện tích nhỏ nên không thể so sánh trực tiếp với các nước khác trong nghiên cứu trên. Tác giả sẽ đánh giá trong trường hợp coi hệ số phát thải các địa phương khác gần giống hệ số phát thải tại huyện Đông Anh và lấy hệ số phát thải tại Đông Anh tính toán tổng lượng phát thải PAHs cho cả nước.

So sánh nghiên cứu trên với tổng lượng phát thải PAHs từ quá trình đốt rơm rạ tại Việt Nam trên bảng 4.17.

Bảng 4.17. Lượng phát thải PAHs từ quá trình đốt rơm rạ tại Thái Lan, Ấn Độ, Philippines, và Việt Nam

Thái Lan Ấn Độ Philippines Việt Nam

Diện tích km2 513.120 3.287.263 300.000 331.210 Tổng lượng PAHs phát

thải (kg/năm)

156.000 207.000 151.000 181.600

Có thể thấy tổng lượng phát thải PAHs tại Việt Nam cao hơn Thái Lan và

Philippines, nhưng thấp hơn Ấn Độ. Với diện tích đất nước lên tới 3.287.263 km2

và nền kinh tế nông nghiệp phát triển thì Ấn Độ sẽ phát thải một lượng lớn PAHs từ quá trình đốt rơm rạ sau thu hoạch. Và hiện nay tại Ấn độ việc đốt rơm rạ sau thu hoạch cũng là một vấn đề nhức nhối đang được chính quyền quan tầm và tìm ra các giải pháp. Tại Việt Nam lượng PAHs phát thải vào môi trường mỗi năm tương đối cao so với Thái Lan và Philippines, cần sớm đưa ra các biện pháp thực tế hiệu quả để giải quyết tính trạng đốt rơm rạ sau thu hoạch từ đó giảm thiệu tác hại đến môi trường, bảo vệ sức khỏe cho người dân. Vì nghiên cứu thực hiện trên một diện tích nhỏ nên khi so sánh với các nghiên cứu trên một diện tích rộng hơn nhiều lần sẽ chỉ có tính tương đối, do vậy cần thực hiện thêm các nghiên cứu về phát thải PAHs từ quá trình đốt rơm rạ trên cả nước. Để có cái nhìn tổng quát hơn về lượng PAHs phát thải từ quá trình đốt rơm rạ, mức độ nguy hại so với các nước trồng lúa gạo khác trong khu vực.

Bảng 4.18. Tổng lượng phát thải các chất ô nhiễm từ quá trình đốt rơm rạ tại Đông Anh

Chất ô nhiễm Hệ số phát thải (g/kg) Tỷ lệ rơm ra đốt 47,66% 55% 66,5% Khối lượng rơm đốt ( tấn) 12062,3 13919,9 16830,5 CO2 1169,4 14105,6 16277,99 19681,48 CO 95,5 1151,95 1329,36 1607,31 SO2 3,45 41,65 48,07 58,12 NO2 2,16 26,09 30,10 36,40 PM2,5 87,3 1052,98 1215,15 1469,22 TSP 99,30 1197,84 1382,32 1671,35 PAHs 9,08x10-3 109,53 x10-3 126,39x10-3 152,82x10-3

Nguồn: Số liệu tính toán (2019)

Ước tính năm 2018, việc đốt rơm rạ sau thu hoạch trên đồng ruộng tại Đông Anh thải vào môi trường 14105,6 tấn -19681,48 tấn CO2; 1151,95 tấn-

1607,31 tấn CO; 1052,98 tấn-1469,22 tấn PM2,5; 109,53 kg-152,82 kg PAHs trên bụi. Khi người dân sinh sống trong khu này hoặc các phương tiện giao thông đi qua khu vực đốt rơm sẽ trực tiếp hít phải các chất ô nhiễm trên và gây ra các bệnh về mắt, hô hấp ngay tức thì. Sau đó qua thời gian dài tích tụ các chất có thể gây nên các bệnh nguy hiểm hơn như ung thư.

Theo các chuyên gia môi trường, vài năm gần đây, vào mỗi dịp mùa gặt thì hiện tượng khói mù quang hóa bao trùm thành phố lại xảy ra. Việc đốt rơm rạ đẩy 1 lượng lớn các chất vào môi trường không khí làm nóng bầu khí quyển, đẩy nhiệt độ lên cao. Các khí CO2, CH4 , N2O trong khói rơm rạ là thuộc khí thải nhà kính, chúng tích tụ trong môi trường khí quyển và phá huỷ tầng ozon, làm trái đất nóng lên, gây biến đổi khí hậu.

Nhìn chung các biện pháp xử lý PAHs trong bụi vẫn còn hạn chế và cần nhiều nghiên cứu lặp lại để đánh giá hiệu quả các phương pháp xử lý. Vậy nên chúng ta chọn lựa các giải pháp cắt thải PAHs tại nguồn ngay từ quá trình thu hoạch rơm rạ.

4.3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU ĐỐT RƠM RẠ SAU THU HOẠCH TẠI ĐÔNG ANH THU HOẠCH TẠI ĐÔNG ANH

Hiện nay trên thế giới và Việt Nam có rất nhiều biện pháp sử dụng rơm rạ thay vì đốt bỏ. Tuy nhiên thì với mỗi địa phương lại phù hợp với những biện pháp khác nhau, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, kinh tế và tập tục địa phương. Đối với huyện Đông Anh, qua nghiên cứu điều tra phỏng vấn các hộ dân, từ thực tế địa phương đề xuất một số giải pháp sử dụng rơm rạ như sau.

- Lợp chuồng làm ổ cho vật nuôi: Ở nông thôn, trước đây người nông dân hay sử dụng rơm rạ cũng như lau sậy hay các loại vật liệu tương tự để làm các tấm lợp mái nhà nhẹ và không thấm nước. Rơm có tác dụng ngăn mưa gió và giữ ấm cho vật nuôi. Vì vậy đối với các hộ chăn nuôi nên sử dụng rơm để làm chuồng và ổ cho gia súc gia cầm.

- Làm mũ, dép, xăng đan, bện dây thừng: Người ta có thể tạo ra nhiều kiểu mũ được bện từ rơm rạ. Tại Anh, vài trăm năm trước đây, các mũ bện từ rơm rạ đã rất phổ biến. Người Nhật, Triều Tiên có truyền thống sử dụng rơm rạ để làm dép, xăng đan, đồ thủ công mỹ nghệ. Tại một số nơi thuộc Đức, như vùng Black Forest và Hunsruck, người ta thường đi dép rơm trong nhà hoặc tại lễ hội. Tạo lên các cửa hàng đồ “hand made” với các vật dụng làm bằng rơm để tuyên truyền

thông điệp hạn chế đốt rơm và tăng cường các biện pháp bảo vệ môi trường. Tại Đông Anh hiện nay có một số cửa hàng làm đồ thủ công là chương trình khở nghiệp của các bạn trẻ với khẩu hiệu là “ nói không với rác thải nhựa”, tại đây các bạn đã nhân rộng các mặt hàng làm từ rơm gỗ và tạo được phong trào hạn chế túi nilon, đồ hộp nhựa. Chính quyền địa phương nên khuyến khích hỗ trợ nhân rộng các mô hình này trên địa bàn huyện.

- Làm thức ăn cho động vật: Rơm rạ có thể được sử dụng như một thành phần thức ăn thô nuôi gia súc để đảm bảo một lượng năng lượng trong thời gian ngắn. Rơm rạ có một hàm lượng năng lượng và dinh dưỡng có thể tiêu hóa được. Lượng nhiệt được sinh ra trong ruột của các con vật ăn cỏ, vì vậy việc tiêu hóa rơm rạ có thể hữu ích trong việc duy trì nhiệt độ cơ thể trong thời tiết mùa đông lạnh. Hiện nay trên địa bàn đã xuất hiện những công ty chăn nuôi thu mua rơm rạ tại các cánh đồng. Cần thiết nhân rộng mô hình này giúp người dân địa phương vừa tăng thu nhập kinh tế vừa bảo vệ môi trường.

- Sử dụng rơm rạ ủ phân bón hữu cơ trả lại dinh dưỡng cho đất.

Tác giả Lê Văn Tri - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Công nghệ sinh học Hà Nội đã ứng dụng đề tài “Chế phẩm vi sinh (Fito-Biomix RR) để xử lý rơm rạ và quy trình xử lý rơm rạ thành phân bón hữu cơ nhờ sử dụng chế phẩm này” tại một số tỉnh miền bắc và được Cục sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích số 956.

Đề tài gồm nhiều dự án nghiên cứu, thử nghiệm thành công tại nhiều địa phương khác nhau như Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Hòa Bình, Hưng Yên, Hà Nội... đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt, được các chuyên gia nông nghiệp và bà con nông dân đánh giá cao.

Thạc sỹ Lê Văn Tri, chủ nhiệm đề tài cho biết, khi ứng dụng loại phân hữu cơ này bón cho cây lúa, ngô lượng phân hóa học giảm từ 20-30%, năng suất cây trồng tăng từ 10-15% góp phần tiết kiệm chi phí sản xuất và gia tăng giá trị kinh tế cho bà con nông dân.

Nếu toàn bộ số rơm rạ sau thu hoạch của cả nước (khoảng 45 triệu tấn) được xử lý sẽ đem lại 20 triệu tấn phân hữu cơ, người nông dân không phải bỏ tiền mua phân hóa học (NPK) là 200.000 tấn đạm, 190.000 tấn lân và 460.000 tấn kali, như vậy, sẽ tiết kiệm được gần 11.000 tỷ đồng.

Fito-Biomix RR để xử lý rơm rạ thành phân ủ hữu cơ bón cho cây trồng sẽ tận dụng sản phẩm dư thừa sau thu hoạch nhằm bổ sung phân hữu cơ tại chỗ, tiết kiệm chi phí và tạo thói quen cho người dân không đốt rơm rạ sau thu hoạch, bảo vệ môi trường, tăng độ phì cho đất và nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng.

Chính vì vậy đây là phương pháp phù hợp và đem lại hiệu quả kinh tế cao cũng như lợi ích môi trường lớn cần khuyến khích áp dụng và nhân rộng trên địa bàn huyện Đông Anh.

- Trồng nấm: Việc trồng các loại nấm ăn được bằng các phụ phẩm nông nghiệp như rơm rạ là một quá trình có giá trị gia tăng nhằm chuyển hóa loại nguyên liệu này từ chỗ được coi là phế thải thành thức ăn cho người.

Hiện nay trên địa bàn huyện có dự án hỗ trợ trồng nấm rơm. Trong năm 2016-2017, huyện đã hỗ trợ tổng kinh phí để thực hiện đề án là trên 1 tỷ 300 triệu đồng; tổ chức 5 lớp đào tạo nghề kỹ thuật trồng nấm ăn và nấm dược liệu cho 150 học viên, 1 lớp đào tạo thực hành tay nghề cho 30 học viên của các tập thể, hộ gia đình trực tiếp sản xuất nấm rơm tại 5 xã là Liên Hà, Tiên Dương, Kim Chung, Thụy Lâm, Kim Nỗ và Đại Mạch. Đến nay, 12 hộ gia đình đã tiến hành sản xuất nấm rơm, sản lượng ước đạt khoảng 20 tấn nấm rơm chất lượng tốt cung cấp cho thị trường; từ phụ phẩm làm nấm rơm đã sản xuất được 300 tấn phân bón hữu cơ phục vụ sản xuất nông nghiệp, trị giá 300 triệu đồng, đồng thời giải quyết việc làm cho 70 lao động tại địa phương. Sau hơn 2 năm thực hiện Đề án hỗ trợ phát triển nghề trồng nấm rơm trên địa bàn, huyện Đông Anh đã tăng cường công tác tuyên truyền, giới thiệu về đề án và lợi ích của việc sản xuất nấm rơm để nhân dân biết và tham gia. Cần đẩy mạnh dự án trồng nấm rơm đến các xã khác trong huyện giúp cho hộ dân tăng thêm thu nhập và giảm thiểu đốt rơm rạ.

- Sử dụng rơm rạ làm nguyên liệu sản xuất ván ép: Công nghệ chế tạo ván ép từ rơm, rạ không khác các công nghệ làm ván ép khác. Nguyên liệu là phụ phẩm rơm, rạ sau thu hoạch nên rất sẵn có và rẻ tiền. Có thể khuyến khích các cơ sở đang sản xuất ván ép trên địa bàn Tỉnh với sự hỗ trợ công nghệ từ các nhà nghiên cứu và kinh phí từ các cơ quan nhà nước.

Ngoài ra rơm rạ còn có thể được tận dụng trong nhiều lĩnh vực khác như nông nghiệp, công nghiệp... Và một số các biện pháp có thể áp dụng trực tiếp tại các hộ dân như trình bày trên bảng 4.19.

Bảng 4.19. Ứng dụng rơm rạ trong nông nghiệp

Phủ đất Phủ một lớp vật liệu chết (không hoạt động) lên bề mặt đất

Chất nền trong trồng trọt

Các khối kiển rơm rạ có thể sử dụng trong sản xuất nhiều loại cây trồng, dưa chuột, cà chua, cây cảnh,...

Chống sương giá Thường được ứng dụng kết hợp với phương pháp phủ đất và phân ủ trong khí hậu giá rét.

Nuôi giun (Worm farming)

Sử dụng làm phương tiện nuôi giun

Gieo hạt trong nước

Rơm rạ nghiền sợi được sử dụng trong gieo hạt nước - một quy trình gieo trồng dọc theo các bờ dốc đứng nhằm chống xói mòn. Trồng cây cảnh Rơm thô hoặc nghiền đều có thể sử dụng trong nghề trồng cây

cảnh

Làm ổ gia cầm Ổ gia cầm bằng rơm có thể sử dụng trong hệ thống ổ ráp nối Trộn bùn thải Làm vật mang trong ủ và phân hủy bùn cống.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. KẾT LUẬN

Quá trình đốt rơm rạ sau thu hoạch phát sinh 1 lượng PAHs đáng kể trên

bụi vào môi trường không khí. Cụ thể trên hạt PM2,5 tổng nồng độ PAHs trong

mẫu nền là 0,022 mg/g PM; tổng nồng độ PAHs trong mẫu đốt là 0,222 mg/g PM cao gấp 10 lần mẫu nền. Các PAHs 4 vòng (67,11%) chiếm tỷ lệ cao hơn PAHs 5 vòng (26,5%) và PAHs 6 vòng (6,43%). Trên hạt TSP tổng nồng độ PAHs trong mẫu nền 0,061 mg/g PM; trong mẫu đốt là 0,273 mg/g PM cao gấp 4,5 lần mẫu nền. Các PAHs 4 vòng (78,8%) chiếm tỷ lệ cao hơn các PAHs 5vòng (17,6%) và các PAHs 6 vòng (3,5%).

Hệ số phát thải của PM2,5 dao động trong khoảng 3,87 g/kg RS đến 132,66

g/kg RS; trung bình 83,74 g/kg RS. Hệ số phát thải TSP trong khoảng 5,14 g/kg RS đến 123,68 g/kg RS; trung bình là 99,3 mg/kg RS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định mức độ phát thải của các hydrocarbon đa vòng ngưng tụ (PAHs) từ việc đốt rơm rạ sau thu hoạch tại huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)