Phương pháp tính hệ số phát thải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định mức độ phát thải của các hydrocarbon đa vòng ngưng tụ (PAHs) từ việc đốt rơm rạ sau thu hoạch tại huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 50 - 52)

Phần 3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu

3.3. Phương pháp nghiên cứu

3.3.6. Phương pháp tính hệ số phát thải

Khi đốt rơm rạ trên thực địa không thể thu được toàn bộ lượng khói tạo thành do đó không thể tính toán trực tiếp được hệ số phát thải, nhưng lượng C thì không thay đổi đáng kể giữa các loại sinh khối và có thể đo đạc được (R.Decmas). Vậy nên nghiên cứu sử dụng phương pháp cân bằng Cacbon để tính toán hệ số phát thải. Phương pháp này tính toán lượng carbon thải dựa trên sự khác biệt trong C đo trước và sau khi đốt. Hệ số của các chất ô nhiễm khác được

xác định bằng tỷ lệ nồng độ của các chất đó đối với CO2 hoặc CO. Hệ số phát

thải CO2 được xác định bằng cách sử dụng phương pháp liên quan đến cân bằng

carbon (Nguyễn Thị Kim Oanh và cs., 2011). Ở phương pháp này yếu tố quan trọng để tính toán một cách chính xác là lựa chọn khí tham chiếu.

C0 = CB – CA Trong đó:

C0: lượng C được giải phóng

CB: lượng C có trong rơm rạ trước khi đốt CA: lượng C tồn tại trong tro sau khi đốt

Nếu hiệu suất cháy MCE > 0,9 thì quá trình cháy chủ yếu là cháy ngọn lửa, CO2 được sử dụng là chất tham chiếu. Nếu hiệu suất cháy MCE < 0,9 thì quá trình cháy chủ yếu là cháy âm ỉ, CO được sử dụng là chất tham chiếu. Hiệu suất cháy được tính theo công thức:

MCE = !"

!$ !" (1)

Trong đó: CO, CO2 là nồng độ CO và CO2 phát thải ở các thí nghiệm (mg/m3).

Nếu chất tham chiếu là CO2 thì hệ số phát thải của các chất gây ô nhiễm

không khí được tính theo công thức sau:

EF% = ER%/ !" x EF !" (2) Nếu chất tham chiếu là CO:

EF% = ER%/ ! x ER ! !⁄ " x EF !" (3) Trong đó:

EFi: là hệ số phát thải của chất thải i

EF !": là hệ số phát thải của CO2

ERi/CO2: là tỷ lệ phát thải giữa chất thải i với CO2 Hệ số phát thải của CO2 được tính như sau:

EF !" = 0.9 x ∆ !"

∆ !"$∆ !x C x --

. (4) Trong đó: ERi/CO2 là tỷ lệ phát thải giữa chất thải i với CO2

∆i là tổng lượng chất thải i phát sinh trong quá trình đốt rơm rạ (µg/m3) ∆CO2 là tổng lượng CO2 phát sinh trong quá trình đốt rơm rạ (µg/m3) ERi/CO2= ∆/

∆01. ∆i= Pi1-Pi2

Trong đó: Pi1 nồng độ của chất i trong mẫu nền BG (µg/m3) Pi2 nồng độ của chất i trong mẫu đốt BB (µg/m3)

PCO2.1 nồng độ của chất CO2 trong mẫu nền BG (µg/m3) PCO2.2 nồng độ của chất CO2 trong mẫu đốt BB (µg/m3)

-Cách tính hệ số phát thải của PAHs

EFPAHs= EFPM x PPAHs (5)

Trong đó: EFPAHs là hệ số phát thải của PAHs (mg/kg)

EFPM là hệ số phát thải của bụi trên 1 đơn vị rơm rạ khô (g/kg)

PPAHs là nồng độ của PAHs trong mẫu phân tích trên 1 đơn vị khối lượng bụi (mg/g)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định mức độ phát thải của các hydrocarbon đa vòng ngưng tụ (PAHs) từ việc đốt rơm rạ sau thu hoạch tại huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)