Phần 2 Tổng quan tài liệu
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Theo Mc Dougald (2005), gà bị Histomonosis có tỷ lệ chết khoảng 10%, trong khi tỷ lệ chết ở gà tây là 80 đến 100%. Hafez H. M. et al. (2001) đã báo cáo, ở Đức, Histomonosis đã xảy ra trên nhiều trại gà đẻ nuôi thả vườn, gây tỷ lệ chết cao (50%).
Theo Callait et al. (2007), gia cầm mắc bệnh do đơn bào H. meleagridis ở tất cả các tháng trong năm nhưng nhiều nhất là từ tháng 4 đến tháng 9.
Lund (1967) cho biết, một trong những triệu chứng điển hình nhất của bệnh do đơn bào H. meleagridis là tiêu chảy phân màu lưu huỳnh, trong đó có thể lẫn một ít máu. Triệu chứng này quan sát thấy trong giai đoạn cuối của bệnh, do rối loạn tiết mật và do chức năng của gan, thận bị suy yếu. Ở gà các triệu chứng của bệnh tiến triển chậm, ngược lại ở gà tây các triệu chứng trên có thể xuất hiện sau khi nhiễm mầm bệnh ít ngày.
Singh et al. (2008) cho biết, gia cầm nhiễm đơn bào H. meleagridis bệnh tích tập trung chủ yếu ở gan và manh tràng. Nhưng từ manh tràng và gan đơn bào có thể theo dòng máu đến ký sinh ở các cơ quan khác như thận, lá lách, tuyến tụy, tuyến ức, tim, não, tủy xương, và phổi, tuy nhiên bệnh tích ở các cơ quan này thường nhẹ.
Sentíes-Cué et al. (2009) cho biết, ở gà tây mắc bệnh do đơn bào H. meleagridis thì ống dẫn mật bị viêm, thành ống dẫn mật có nhiều tế bào hạt và đơn bào H. meleagridis. Ở gà và gà tây bị nhiễm Histomonosis tự nhiên hoặc do gây nhiễm đều thấy hiện tượng viêm ổ nhớp. Kiểm tra mô bệnh học thấy, nhu mô hoại tử, có sự thâm nhiễm một số lượng lớn bạch cầu hạt heterophil, tế bào lympho, tế bào huyết tương, đại thực bào, tế bào khổng lồ, fibrin và H. meleagridis. Tác giả cũng cho biết, thận của gà tây bị bệnh cũng xuất hiện số lượng lớn các đại thực bào, tế bào khổng lồ, một số tế bào plasma và một số không bào lớn thường có chứa H. meleagridis. Trong các ổ viêm ở phổi, tụy và niêm mạc dạ dày tuyến thấy xuất hiện đơn bào H. meleagridis. Ngoài ra, ở miền tủy của lá lách quan sát thấy bạch cầu hạt heterophilic, đại thực bào và các tế bào huyết tương.
Theo Daş et al. (2011), thức ăn của gia cầm ảnh hưởng tới khả năng sống và sinh sản của giun kim H. galinarum. Bổ sung thường xuyên bột đậu và bột rễ rau diếp xoăn vào khẩu phần ăn của gà sẽ làm tăng khả năng sinh sản của H. ganillarum trong lòng manh tràng.
Theo Chalvet - Monfray et al. (2004) , giun tròn Heterakis gallinarum
không gây tác hại lớn ở gia cầm, mà chỉ ký sinh và gây tổn thương cơ giới ở manh tràng. Tuy nhiên, loài giun này đóng vai trò là vật chủ chứa quan trọng truyền bệnh đơn bào H. meleagridis cho gà và gà tây.
Cũng theo tác giả trên, gà trên 90 ngày tuổi có khả năng miễn dịch với giun kim. Song, vai trò truyền Histomonosis của giun kim Heterakis gallinarum cần được nghiên cứu kỹ để có biện pháp phòng chống hiệu quả.
Callait - Cardinal et al. (2010) cho rằng, chuồng trại không đảm bảo vệ sinh, phân và rác ướt không thu dọn thường xuyên, thức ăn nước uống không sạch sẽ là những nguy cơ gây tái phát Histomonosis ở gia cầm.
Hu et al. (2004) đã thử nghiệm khả năng diệt đơn bào H. meleagridis của một số loại thuốc và cho biết, các thuốc dimetridazole, metronidazole, ornidazole và tinidazole có tác dụng ức chế sự tăng trưởng của H. meleagridis trong ống nghiệm ở liều ≥ 10 µg/ ml. Tiếp tục thử nghiệm thuốc trên gà bệnh, kết quả cho thấy, dùng thuốc dimetridazole, metronidazole, ornidazole và tinidazole trộn thức ăn với liều 200 ppm cho hiệu quả điều trị cao.
Liebhart et al. (2010) đã nghiên cứu chế tạo vắc xin nhược độc phòng
Sau đó, gây nhiễm H. meleagridis qua lỗ huyệt khi gà được 2 và 4 tuần tuổi. Kết quả, gà gây nhiễm ở 2 tuần tuổi có 10/14 con mắc bệnh, không có gà mắc bệnh khi gây nhiễm ở 4 tuần tuổi. Trong khi đó, nhóm gà không được sử dụng vắc xin, gây nhiễm cùng thời điểm (2 và 4 tuần tuổi) với liều gây nhiễm tương tự, thấy tất cả số gà gây nhiễm đều mắc bệnh. Mặt khác, kết quả kiểm tra hàm lượng kháng thể của nhóm gà sử dụng vắc xin nhưng không gây nhiễm cho thấy, kháng thể xuất hiện trong máu bắt đầu từ tuần thứ 3 và duy trì tới tuần 16.Ngoài ra, sử dụng vắc xin cho gà từ 1 ngày tuổi không gây tác dụng phụ, không ảnh hưỏng tới tăng trọng của gà. Như vậy, việc sử dụng đơn bào H. meleagridis nhược độc để chế tạo vắc xin đường uống cho gà 1 ngày tuổi, nhằm tăng cường phản ứng của hệ miễn dịch trong cơ thể, đối phó với tác nhân gây bệnh (H. meleagridis) là một hướng mới trong phòng chống Histomonosis ở gia cầm.
Liebhart et al. (2011) đã nghiên cứu sự thay đổi độc lực của đơn bào H. meleagridis khi cấy chuyển nhiều lần trong ống nghiệm. Tác giả gây nhiễm đơn bào H. meleagridis đã cấy chuyển 21 và 295 lần trong ống nghiệm cho gà và gà tây, quan sát triệu chứng và mổ khám gà thí nghiệm ở 4, 7, 10, 14, 21 ngày sau gây nhiễm. Kết quả cho thấy, nhóm gà gây nhiễm H. meleagridis cấy chuyển 21 lần trong ống nghiệm bắt đầu có biểu hiện lâm sàng của bệnh vào ngày thứ 10 sau gây nhiễm, manh tràng và gan có bệnh tích điển hình của Histomonosis, xét nghiệm PCR thấy H. meleagridis có nhiều trong các mẫu gan, manh tràng và phổi. Ngược lại, không thấy có biểu hiện lâm sàng và biến đổi bệnh lý ở nhóm gà được gây nhiễm bởi H. meleagridis cấy đã chuyển 295 lần trong ống nghệm. Như vậy, số lần cấy chuyển có liên quan đến độc lực của H. meleagridis. Sau 295 lần cấy chuyển, độc lực của đơn bào đã giảm đến mức không còn khả năng gây bệnh, song vẫn đủ để kích thích cơ thể sản sinh kháng thể. Vì vậy, có thể sử dụng H. meleagridis đã cấy chuyển 295 lần trong ống nghiệm để chế tạo vắc xin phòng bệnh cho gà.
Sulejmanovic et al. (2013) cũng làm thí nghiệm gây nhiễm đơn bào H. meleagridis nhược độc cho gà, gà tây bằng đường uống và bơm vào lỗ huyệt. Kết quả, gà không có triệu chứng lâm sàng hoặc tử vong khi công cường độc bằng đơn bào H. meleagridis liều 104 đơn bào. Do đó, kết quả thí nghiệm một lần nữa khẳng định, vấn đề sử dụng đơn bào H. meleagridis nhược độc chế tạo vắc xin phòng bệnh đầu đen cho gia cầm là một hướng đi mới đầy triển vọng.