Tỷ lệ mắc Histomonosis theo quy mô chăn nuôi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm của bệnh do histomonas gây ra trên gà thả vườn tại huyện thường tín hà tây (Trang 50)

Stt Quy mô chăn nuôi Số gà theo dõi (con) Số gà mắc Histomonosis (con) Tỷ lệ mắc Histomonosis (%) 1 Trên 1000 con 976 89 9,12 2 Từ 500 đến 1000 con 904 58 6,42 3 Dưới 500 con 825 49 5,94 4 Tính chung 2705 196 7,25

Qua bảng 4.4 và biểu đồ 4.4 cho thấy: quy mô chăn nuôi lớn trên 1000 gà có tỷ mắc H. meleagridis cao nhất với 9,12%, sau đó tới quy mô từ 500 đến 1000 gà với tỷ lệ mắc là 6,42 %, quy mô nhỏ dưới 500 có tỷ lệ mắc bệnh thấp nhất là 5,94%. Sự khác biệt tỷ lệ gà mắc bệnh do H. meleagridis giữa quy mô từ 500 – 1000 con với quy dưới 500 không có sự khác biệt rõ (P > 0,05), nhưng sự khác biệt giữa quy mô trên 1000 con và hai quy mô dưới 500 con và từ 500 – 1000 con là rõ rệt (P < 0,05).

Nguyên nhân của sự sai khác này là do, số lượng gà nuôi càng đông, có thể làm mật độ gà nuôi cao trên một diện tích, ảnh hưởng tới khả năng ô nhiễm mầm bệnh của vườn, chuồng cao hơn, khả năng gà tiếp xúc và ăn phải mầm bệnh sẽ càng cao. Vì vậy, việc chăn nuôi theo quy mô hợp lý sẽ giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh ở gà.

Biểu đồ 4.4. Tỷ lệ gà mắc Histomonosis theo quy mô chăn nuôi 4.2. NGHIÊN CỨU BỆNH LÝ BỆNH ĐẦU ĐEN TRÊN GÀ DO

HISTOMONAS MELEAGRIDIS GÂY RA

4.2.1. Triệu chứng lâm sàng của gà mắc bệnh đầu đen tại điểm nghiên cứu

Triệu chứng lâm sàng là những dấu hiệu của quá trình biến đổi bệnh lý ở các cơ quan tổ chức thể hiện ra bên ngoài, bằng phương pháp khám lâm sàng có thể dễ dàng nhận thấy được. Triệu chứng lâm sàng có ý nghĩa rất lớn trong chẩn đoán bệnh.

Chúng tôi đã quan sát triệu chứng lâm sàng của các đàn gà mắc bệnh đầu đen ở các hộ chăn nuôi. Kết quả được thể hiện qua bảng 4.5.

Kết quả bảng 4.5 cho thấy: trong tổng số 2705 con theo dõi có 196 con có biểu hiện triệu chứng lâm sàng của bệnh chiếm tỷ lệ 7,25%. Trong đó, 100% số gà bị bệnh có triệu chứng ủ rũ, lông xù, giảm ăn hoặc bỏ ăn uống nhiều nước gà tiêu chảy phân loãng, phân màu vàng lưu huỳnh chiếm; 88,27% gà có triệu chứng sốt trên 43oC; gà run rẩy, rụt cổ, rúc đầu vào cánh chiếm 72,94%, gà có triệu chứng sưng vùng đầu chiếm 64,28%.

Bảng 4.5. Triệu chứng lâm sàng của gà bị bệnh đầu đen tại điểm nghiên cứu Số gà theo dõi Số gà mắc Histomonosis Tỷ lệ (%)

Kết quả theo dõi

Triệu chứng lâm sàng chủ yếu Số gà có triệu chứng (con) Tỷ lệ (%) 2705 196 7,25 Ủ rũ, lông xù, mắt nhắm 196 100,00 Sốt 173 88,27 Giảm ăn, bỏ ăn, uống

nhiều nước

196 100,00

Run rẩy, rụt cổ, rúc đầu vào cánh

141 72,94

Sưng đầu 126 64,28 Phân loãng, phân màu

vàng lưu huỳnh

196 100,00

Theo chúng tôi, gà mắc bệnh có những triệu chứng như trên là do: sau khi xâm nhập vào cơ thể gà chúng di chuyển và ký sinh, nhân lên tại manh tràng và gan. Số lượng lớn đơn bào H. meleagridis tác động vào manh tràng, gan làm sung huyết, viêm hoạt tử làm con vật sốt cao, thân nhiệt gà có thể lên tới 43-440C. Gà sốt nên uống nhiều nước, giảm ăn hoặc bỏ ăn hoàn toàn. Mặt khác quá trình viêm hoạt tử ở gan làm cho chức năng của gan rối loạn: quá trình thanh lọc và đào thải chất độc trong máu, khả năng chuyển hóa năng lương, tổng hợp protein, lipit và sản xuất nội tiết giảm làm cho gà mệt mỏi chán ăn, mệt mỏi, tiêu chảy.

Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, triệu chứng điển hình của gà mắc bệnh do H. melegridis là: gà ủ rũ, lông xù, mắt nhắm, giảm ăn, uống nhiều nước, gà sốt, gà run rẩy, rụt cổ, rúc đầu vào cánh, sưng một bên đầu, gà đi ỉa phân loãng màu vàng lưu huỳnh. So với mô tả của Nguyễn Xuân Bình và cs. (2002), chúng tôi phát hiện một triệu chứng điểm hình khác của bệnh đầu đen là gà sưng đầu.

Hình 4.1. Gà bệnh sƣng đầu Hình 4.2. Gà bệnh ủ rũ

4.2.2. Bệnh tích đại thể của gà mắc bệnh đầu đen tại điểm nghiên cứu

Để giúp người chăn nuôi và cán bộ kỹ thuật thú y có cơ sở chẩn đoán nhanh bệnh do H. melegridis, chúng tôi nghiên cứu bệnh tích đại thể của gà mắc bệnh. Kết quả được trình bày tại bảng 4.6.

Bảng 4.6. Bệnh tích đại thể bị bệnh đầu đen tại điểm nghiên cứu

Stt Bệnh tích chủ yếu Số gà mổ khám (con) Số gà có bệnh tích (con) Tỷ lệ (%) 1

Manh tràng viêm, sưng; chất chứa trong manh tràng đóng thành kén màu trắng, rắn chắc

196

196 100,00

2

Gan sưng, bề mặt có nhiều nốt hoại tử trắng, lõm

196 100,00

3 Viêm phúc mạc 31 15,82

4 Ruột xuất huyết 67 34,18

5 Lách sưng 34 17,35

6 Thận sưng, xuất huyết 62 31,63

Kết quả tại bảng 4.6 cho thấy, 100 % gà mắc bệnh do H. melegridis có bệnh tích ở gan và manh tràng: manh tràng viêm, sưng, chất chứa trong manh tràng đóng thành kén màu trắng, rắn chắc và gan sưng, bề mặt có nhiều nốt hoại tử trắng, lõm. Ngoài ra, một số cơ quan khác cũng có biến đổi như viêm phúc mạc, ruột xuất huyết, lách sưng, thận sưng, xuất huyết với tỷ lệ lần lượt là 15,82%, 34,18%, 17,35% và 31,63%.

Kết quả kiểm tra bệnh tích của gà mắc bệnh đầu đen ở địa phương tương đồng với mô tả của Lê Văn Năm (2010), Armstrong and Mc Dougald (2011).

Như vậy tổn thương ở gan và manh tràng là những bệnh tích đặc trưng nhất của Histomonosis. Người chăn nuôi và cán bộ thú y có thể chẩn đoán bệnh nhanh chóng dựa vào bệnh tích đặc trưng manh tràng viêm, sưng; chất chứa trong manh tràng đóng thành kén màu trắng, rắn chắc và gan sưng, bề mặt có nhiều nốt hoại tử trắng, lõm.

Hình 4.4. Chất chứa trong manh tràng có màu trắng đục, rắn chắc

Hình 4.6. Gan gà bệnh hoại tử

4.3. NGHIÊN CỨU SỰ LIÊN QUAN GIỮA BỆNH ĐẦU ĐEN VÀ BỆNH GIUN KIM Ở GÀ GIUN KIM Ở GÀ

Ký chủ trung gia giữ vai trò quan trong trong quá trình gây bệnh cũng như phát tán mầm bệnh ký sinh trung. Theo nhiều tác giả, giun kim là ký chủ trung gian của đơn bào H. meleagridis. Vì vậy, chúng tôi nghiên cứu tỷ lệ nhiễm giun kim ở gà.

4.3.1. Tỷ lệ nhiễm giun kim của đàn gà đƣợc theo dõi

Để tìm hiểu tình hình nhiễm giun kim trên đàn gà tại các điểm nghiên cứu, chúng tôi đã kiểm tra manh tràng của 196 con gà mắc Histomonosis trong quá trình mổ khám để tìm giun kim. Kết quả được trình bày ở bảng 4.7 và minh họa qua biểu đồ 4.5.

Bảng 4.7. Tỷ lệ nhiễm giun kim ở gà mổ khám

Stt Địa phƣơng theo dõi (xã) Số gà mổ khám (con) Số gà nhiễm giun kim (con) Tỷ lệ nhiễm giun kim (%) 1 Hồng Vân 68 30 44,12 2 Thư Phú 82 45 54,88 3 Tự Nhiên 46 17 36,96 4 Tính chung 196 92 46,94

Biểu đồ 4.5. Tỷ lệ nhiễm giun kim của gà

Kết quả tại bảng 4.7 cho thấy: tất cả các xã nghiên cứu đều phát hiện gà nhiễm giun kim. Nhưng tỷ lệ nhiễm giun kim ở các địa phương là khác nhau. Tỷ lệ nhiễm giun kim ở gà nuôi tại xã Thư Phú là cao nhất: 54,88 %, tiếp đến là xã Hồng Vân: 44,12 %, thấp nhất xã Tự Nhiên: 36,96 %.

Tỷ lệ nhiễm giun kim trong các mẫu kiểm tra cũng đã phản ánh thực tế tình hình chăn nuôi, vệ sinh chuồng trại tại các địa phương, các hộ chăn nuôi chưa thường xuyên định kỳ dùng thuốc tẩy giun sán cho gà, vệ sinh chuồng trại chưa được sạch sẽ, việc chăn nuôi gối đàn không vệ sinh chuồng nuôi tạo điều kiện cho mầm bệnh lưu cữu. Vì vậy, gà luôn bị phơi nhiễm với trứng giun kim nên tỷ lệ nhiễm giun kim cao.

Nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm giun kim ở gà nuôi thả tự do ở một số tỉnh Nam Hà (cũ). Tác giả Phạm Văn Khuê và cs. (1996) cho biết: tỷ lệ nhiễm giun kim là 62,7%. Nghiên cứu của chúng tôi là 46,94 % thấp hơn so với tác giả.

4.3.2. Tìm hiểu mối quan hệ giữa tỷ lệ nhiễm giun kim với tỷ lệ nhiễm bệnh

do Histomonas melliagridis trên đàn gà.

Vì giun kim có vai trò là vật chủ trung gian của H. melegridis, để tìm hiểu tình hình mắc bệnh do H. melegridis có liên quan với tỷ lệ nhiễm giun kim ở gà. Chúng tôi đã nghiên cứu mối liên quan giữa tỷ lệ mắc bệnh do H. melegridis với tỷ lệ nhiễm giun kim ở gà. Kết quả được trình bày tại bảng 4.8.

Bảng 4.8. Tương quan tỷ lệ gà mắc bệnh do H. meleagridis và tỷ lệ gà nhiễm giun kim

Địa phƣơng theo dõi (xã)

Tỷ lệ nhiễm Giun kim (%)

Tỷ lệ mắc

Histomonosis (%) Đánh giá tƣơng quan

Hồng Vân 44,12 7,60

Y = - 1,666 + 0,1960x (R = 0,957) Tương quan thuận, chặt

Thƣ Phú 54,88 8,85

Tự Nhiên 36,96 5,21

Tính chung 46,94 7,25

Kết quả bảng 4.8. cho thấy phương trình hồi quy giữa tỷ lệ nhiễm giun kim và tỷ lệ mắc bệnh do H. meleagridis ở gà có dạng: y = - 1,666 + 0,1960x (y: tỷ lệ gà mắc bệnh do H. meleagridis; x: tỷ lệ gà nhiễm giun kim).

Hệ số tương quan R = 0,957, cho thấy tương quan này rất chặt.

Tương quan giữa tỷ lệ gà mắc bệnh đầu đen và gà nhiễm giun kim được minh họa ở đồ thị 4.6.

Đồ thị 4.6. Tƣơng quan tỷ lệ gà mắc bệnh do H. meleagridis tỷ lệ gà nhiễm giun kim

Đồ thị 4.6 cho thấy các điểm biểu diễn tỷ lệ gà mắc bệnh do H. meleagridis và tỷ lệ gà nhiễm giun kim hầu hết năm xung quanh đường biểu diễn phương trình hồi quy tuyến tính y = - 1,666 + 0,1960x. Điều này cho thấy, tương

quan giữa tỷ lệ gà mắc bệnh do H. meleagridis và tỷ lệ gà nhiễm giun kim là tương quan mạnh, nghĩa là gà mắc bệnh do H. melegridis có liên quan chặt chẽ với tình hình nhiễm giun kim.

4.4. ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP PHÕNG CHỐNG

Do thời gian nghiên cứu ngắn, chưa kịp nghiên cứu đánh giá hiệu quả của các loại thuốc trên thị trường, các phác đồ điều trị khác nhau. Từ kết quả nghiên cứu kết hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả trước, chúng tôi đề xuất một số biện pháp phòng trị bệnh như sau:

4.4.1. Chẩn đoán

Theo nghiên cứu của chúng tôi, người chăn nuôi gà có thể dựa trên những triệu chứng lâm sàng và bệnh tích đặc trưng của bệnh là tiêu chảy phân loãng, phân màu vàng lưu, manh tràng sưng to có kén rắn chắc, màu trắng, gan có nhiều ổ hoại tử để chẩn đoán nhanh bệnh đầu đen do H. meleagridis gây ra.

4.4.2. Phòng bệnh

Từ kết quả của chúng tôi cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh đầu đen có mối liên quan chặt đến tỷ lệ nhiễm giun kim trên đàn gà. Theo chúng tôi, ngoài các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học biện pháp quan trọng là phải định kỳ tẩy giun sán cho gà và diệt trứng, ấu trùng giun kim ngoài môi trường.

Theo Bùi Lập và cs. (1969), thời gian hoàn thành vòng đời của giun kim là 24 ngày và gà nhiễm H. galinarum cao nhất ở gia đoạn dưới 2 tháng tuổi. Để diệt giun kim ký sinh trên gà, người chăn nuôi nên định kỳ tẩy giun sán cho gà, lần đầu lúc 1 tháng tuổi. Những nơi có tỷ lệ nhiễm giun sán cao, những nơi là ổ dịch cũ của bệnh đầu đen nên định kỳ tẩy hàng thàng. Có thể phối hợp Phenothiazin và Piperazin để tẩy cả giun đũa và giun kim cho gà với liều 0,875g hỗn hợp gồm Phenothiazin 7 phần và Piperazin 1 phần hoặc dùng 0,75g hỗn hợp gồm Phenothiazin 12 phần và Piperazin 1 phần; cả hai hỗn hợp này đều cho kết quả tốt (Nguyễn Thị Kim Lan và cs. 1999).

Diệt trứng, ấu trùng giun kim ngoài môi trường, cần tiến hành đều đặn, thường bằng cách thu gom, đem chôn, ủ nhiệt sinh học. Có thể vệ sinh chuồng trại, bãi chăn, ao tù bằng vôi bột bằng sunfat sắt, sunfat đồng với lượng dùng 400 kg/ha bãi thả, 5 kg/100 m3 (Nguyễn Thị Kim Lan và cs. 2008).

đều mắc bệnh, nhưng ở các lứa tuổi khác nhau có tỷ lệ mắc bệnh khác nhau. Do đó, không nên nuôi gà nhiều lứa tuổi trong cùng một chuồng nuôi, thực hiện “cùng vào, cùng ra” tránh nhiễm chéo giữa các lứa nuôi và có thời gian trống chuồng để thực hiện tổng vệ sinh.

Cần lưu ý: gà được nuôi ở tất cả các mùa trong năm, các lứa tuổi, cá quy mô chăn nuôi đều có nguy cơ mắc bệnh, đều phải thực hiện phòng bệnh nhưng công tác phòng bệnh cần trọng tâm nhất ở mùa xuân, hè, ở lứa tuổi trên 4 – 12 tuần, quy mô càng lớn công tác phòng càng phải nghiêm ngặt,

Curtice (1907) cho biết, giun đất là ký chủ dự trữ của giun kim, gà bị

Histomonosis khi ăn phải giun đất có chứa đơn bào H. meleagridis. Vì vậy, không thả gà những hôm trời mưa, do khi mưa giun đất thường bò lên mặt đất.

4.4.3. Trị bệnh

Bệnh đầu đen có thể lây truyền trực tiếp khi lỗ huyệt của gà khỏe tiếp xúc với mầm bệnh. Gà khỏe có thể bị nhiễm khi tiếp xúc với rác, chất độn chuồng hoặc dụng cụ chăn bị dính phân có đơn bào H. meleagridis của gà bệnh (Armstrong et al. 2011). Vì vậy, khi gà bị bệnh, để tránh lây lan cần cách ly kịp thời và điều trị. Chúng tôi đề xuất sử dụng phác đồ điều trị của tác giả Lê Văn Năm (2011):

Bước 1: Tiêm bắp T.Avibrasin hoặc T. Oxyvet .L..A 1 ml/5 kg gà 1 lần/ngày, tiêm 2 - 3 ngày

Bước 2: Cho ăn (uống) T. Flox.C 3 - 5 gam/kg hoặc pha 1,5 - 2 gam/1 lít (tức 40-80 mg/kgP/ngày), cho gà uống liên tục 4 - 5 ngày.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN

1. Tỷ lệ gà thả vườn mắc bệnh do H. meleagridis tính chung tại 3 xã của huyện Thường Tín là 7,25%. Trong đó, tỷ lệ bệnh cao nhất tại xã Thư Phú là 8,85%, sau đó đến xã Hồng Vân: 7,60%, xã Tự Nhiên tỷ lệ gà mắc bệnh thấp nhất: 5,21 %.

2. Gà được nuôi ở mùa hè có tỷ lệ mắc Histomonosis cao nhất là 9,21%, tiếp theo là mùa Xuân: 8,21%, mùa thu: 6,28% và thấp nhất là mùa đông: 5,12 %. Không có sự khác nhau về tỷ lệ gà mắc Histomonosis giữa mùa hè và mùa xuân, giữa mùa xuân và mùa thu (P > 0,05). Sự khác biệt giữa tỷ lệ mắc

Histomonosis ở gà được nuôi mùa vụ xuân và hè với mùa đông là rất rõ rệt (P < 0,05).

3. Gà ở các lứa tuổi khác nhau đều mắc Histomonosis, nhưng ở các lứa tuổi khác nhau có tỷ lệ mắc bệnh khác nhau (P < 0,001). Tỷ lệ mắc Histomonosis

ở gà thấp nhất ở giai đoạn dưới 4 tuần tuổi: 1,23%, sau đó tăng lên cao nhất ở gà trong giai đoạn trên 4 đến 12 tuần tuổi là 12,63%, tới giai đoạn trên 12 tuần tuổi tỷ lệ mắc giảm dần: 6,57%.

4. Quy mô chăn nuôi có ảnh hưởng tới tỷ lệ mắc bệnh đầu đen ở gà. Quy mô chăn nuôi càng lớn tỷ lệ mắc bệnh càng cao. Quy mô chăn nuôi lớn trên 1000 gà có tỷ mắc H. meleagridis cao nhất với 9,12%, sau đó tới quy mô từ 500 đến 1000 gà với tỷ lệ mắc là 6,42%, quy mô nhỏ dưới 500 có tỷ lệ mắc bệnh thấp nhất là 5,94%. Sự khác biệt tỷ lệ gà mắc bệnh do H. meleagridis giữa quy mô từ 500 – 1000 con với quy dưới 500 không có sự khác biệt rõ (P > 0,05), nhưng sự khác biệt giữa quy mô trên 1000 con và hai quy mô dưới 500 con và từ 500 – 1000 con là rõ rệt (P < 0,05).

5. Gà mắc bệnh đầu đen có triệu chứng ủ rũ, lông xù, giảm ăn hoặc bỏ ăn uống nhiều nước, gà run rẩy, rụt cổ, rúc đầu vào cánh, sưng một bên đầu và triệu chứng đặc trưng là tiêu chảy phân loãng, phân màu vàng lưu. Bệnh tích gà mắc bệnh đầu đen thể hiện ró ở manh tràng và gan, đây cơ quan có bệnh tích đặc trưng: manh tràng sưng to có kén rắn chắc, màu trắng, gan có nhiều ổ hoại tử.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm của bệnh do histomonas gây ra trên gà thả vườn tại huyện thường tín hà tây (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)