Tỷ lệ gà mắc Histomonois theo mùa vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm của bệnh do histomonas gây ra trên gà thả vườn tại huyện thường tín hà tây (Trang 46 - 48)

Nhiệt độ và độ ẩm được xem là nhóm yếu tố chính, nó tác động trực tiếp tới sự tồn tại, phát triển của mầm bệnh, ký chủ trung gian, sức đề kháng của gà, ảnh hưởng đến khả năng mắc bệnh và tỷ lệ chết của gà.

Để xác định được biến động gà mắc bệnh do H. meleagridis theo mùa vụ, chúng tôi đã theo dõi 2705 con ở 4 mùa thu, đông, xuân, hè. Kết quả được trình bày ở bảng 4.2 và minh họa qua biểu đồ 4.2.

Bảng 4.2. Tỷ lệ gà mắc Histomonosis ở gà theo mùa vụ

Stt Mùa Số gà theo dõi (con) Số gà mắc Histomonosis (con) Tỷ lệ mắc Histomonosis (%) 1 Thu 716 45 6,28 2 Đông 624 32 5,12 3 Xuân 670 55 8,21 4 Hè 695 64 9,21 5 Tính chung 2705 196 7,25

Kết quả ở bảng 4.2 cho thấy: tỷ lệ gà mắc bệnh do H. meleagridis trên gà nuôi ở các mùa vụ khác nhau là khác nhau. Gà được nuôi ở mùa hè có tỷ lệ mắc

Histomonosis cao nhất 9,21%, tiếp theo là mùa xuân mắc 8,21%, mùa thu mắc 6,28%, thấp nhất là mùa đông mắc 5,12%. Không có sự khác nhau về tỷ lệ gà mắc Histomonosis giữa mùa hè và mùa xuân, giữa mùa xuân và mùa thu (P > 0,05). Sự khác biệt giữa tỷ lệ mắc Histomonosi ở gà được nuôi mùa vụ xuân và hè với mùa đông là rất rõ rệt (P < 0,05).

Biểu đồ 4.2. Tỷ lệ gà mắc Histomonosis ở gà theo mùa vụ

Theo chúng tôi, tỷ lệ gà mắc bệnh khác nhau giữ các mùa vụ trong năm có thể do:

+ Mùa xuân: Thời tiết mùa này ấm, mưa phùn, độ ẩm cao tạo điều kiện cho các ký chủ trung gian giun kim gà ký sinh phát triền.

+ Mùa hè: Thời tiết mùa này nóng ẩm, mưa nhiều tạo điều kiện cho giun kim gà phát triền và là điều kiện thuận lợi cho giun đất tồn tại và phát triển, chúng thường ngoi lên mặt đất. Gà ăn phải giun đất mang trứng giun kim đã nhiễm H. meleagridis sẽ bị bệnh.

+ Mùa thu: Đầu mùa thu thời tiết còn mưa nhiều, oi bức nhưng vào giữa mùa và khi sang giữa mùa thời tiết bắt đầu lạnh và khô hanh dần.

+ Mùa đông: Thời tiết mùa đông nhiệt độ thấp và khô hanh. Đây không phải là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của trứng giun kim và giun đất ngoài môi trường.

Đó là nguyên nhân lý giải tại sao tỷ lệ mắc bệnh đầu đen trên gà nuôi ở các mùa giảm dần theo mùa từ hè, xuân tới thu, đông.

Theo Nguyễn Thị Kim Lan (2011): ở những nơi có mùa đông và hè rõ rệt, ký sinh trùng và bệnh ký sinh trung phát triển theo mùa. Trong đó, nhiệt độ và ẩm độ không khí ở các năm có ảnh hưởng rất lớn đến chu kỳ phát dục của giun, sán.

Bệnh do đơn bào H. meleagrisis thường xuyên xảy ra trong những tháng nóng nhất của năm, nhưng đôi khi dịch Histomonosis vẫn bùng phát trong mùa

Đông (Callait-Cardinal et al., 2007).

Lê Văn Năm (2011) cho biết: ở miền Bắc Việt Nam, bệnh do đơn bào H. meleagridis bùng phát mạnh vào các tháng nóng ẩm: cuối xuân, hè, hè - thu. Trong khi đó ở gà già và gà đẻ, bệnh thường xảy ra vào cuối thu sang đông.

Như vậy, mùa vụ có ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ mắc bệnh đầu đen ở gà, bởi mùa vụ do yếu tố tự nhiên quyết định. Nhận xét của chúng tôi tương tự với nhận xét của các tác giả trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm của bệnh do histomonas gây ra trên gà thả vườn tại huyện thường tín hà tây (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)