Xác định tỷ lệ nhiễm giun kim Heterakis trên gà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm của bệnh do histomonas gây ra trên gà thả vườn tại huyện thường tín hà tây (Trang 43)

manh tràng gà bệnh. Kiểm tra toàn bộ chất chứa, niêm dịch trong manh tràng bằng mắt thường và kính lúp tìm giun kim.

Gun kim có màu vàng nhạt. Giun được dài: 5,84 – 11,1 mm, thực quản phình rộng ở phía sau thành hình củ hành, rộng nhất ở gần giữa cơ thể 0,27 – 0,39mm, phần cuối đuôi nhọn như kim. Giun cái có kích thước 8 – 12 mm, rộng 0,27 – 0,45 mm.

3.4.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu

Số liệu thu được xử lý bằng thống kê sinh học trên phần mềm Microsoft Excel 2010, minitab 16 và một số công thức tính toán cụ thể như sau

Số gà mắc bệnh

Tỷ lệ mắc bệnh (%) = x 100 Số gà theo dõi

Số mẫu phát hiện giun kim

Tỷ lệ nhiễm giun kim (%) = x 100 Số mẫu kiểm tra

Tìm hiểu mối liên quan giữa nhiễm giun kim và mắc Histomonosis bằng hàm tương quan hồi quy tuyến tính.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ BỆNH ĐẦU ĐEN Ở GÀ NUÔI THẢ VƢỜN THẢ VƢỜN

4.1.1. Tỷ lệ mắc Histomonosis ở gà tại các điểm nghiên cứu

Tỷ lệ gà mắc Histomonosis của gà tại các địa phương là chỉ tiêu đánh giá tình hình mắc của đàn gà tại địa phương đó. Từ đó, đánh giá được nguy cơ mắc bệnh của đàn gà, đề ra các biện pháp phòng trị hiệu quả.

Bảng 4.1. Tỷ lệ gà mắc Histomonosis trên gà tại các điểm nghiên cứu

Stt Địa điểm theo dõi (xã) Số gà theo dõi (con) Số gà mắc Histomonosis (con) Tỷ lệ mắc Histomonosis (%) 1 Hồng Vân 895 68 7,60 2 Thư Phú 927 82 8,85 3 Tự Nhiên 883 46 5,21 4 Tính chung 2705 196 7,25

Qua theo dõi gà nuôi thả vườn của 3 xã Hồng Vân, Thư Phú và Tự Nhiên dựa vào các triệu chứng lâm sàng điển hình của bệnh và mổ khám gà bệnh quan sát các bệnh tích đặc trưng, chúng tôi đã thống kê được số gà mắc bệnh và tỷ lệ mắc của từng địa điểm nghiên cứu. Kết quả được trình bày ở bảng 4.1 và minh họa qua biểu đồ 4.1.

Kết quả bảng 4.1 cho thấy, trong 2705 gà theo dõi, có 196 con mắc

Histomonosis chiếm tỷ lệ 7,25%. Các xã nghiên cứu đều có gà đều mắc

Histomonosis. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc ở mỗi xã khác nhau, cao nhất tại xã Thư Phú 8,85%, sau đó đến xã Hồng Vân 7,60%, xã Tự Nhiên gà mắc bệnh thấp nhất 5,21%.

Không có sự khác nhau về tỷ lệ gà mắc Histomonosis ở xã Thư Phú và xã Hồng Vân (P > 0,05). Sự khác nhau tỷ lệ gà mắc Histomonosis giữa xã Thư Phú với xã Tự Nhiên và xã Hồng Vân với xã Tự Nhiên là rõ rệt (P < 0,05). Sự khác nhau về tỷ lệ giữa các xã phụ thuộc và nhiều yếu tố như điều kiện vệ sinh, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, mật độ gà nuôi, giống….

4.1.2. Tỷ lệ gà mắc Histomonois theo mùa vụ

Nhiệt độ và độ ẩm được xem là nhóm yếu tố chính, nó tác động trực tiếp tới sự tồn tại, phát triển của mầm bệnh, ký chủ trung gian, sức đề kháng của gà, ảnh hưởng đến khả năng mắc bệnh và tỷ lệ chết của gà.

Để xác định được biến động gà mắc bệnh do H. meleagridis theo mùa vụ, chúng tôi đã theo dõi 2705 con ở 4 mùa thu, đông, xuân, hè. Kết quả được trình bày ở bảng 4.2 và minh họa qua biểu đồ 4.2.

Bảng 4.2. Tỷ lệ gà mắc Histomonosis ở gà theo mùa vụ

Stt Mùa Số gà theo dõi (con) Số gà mắc Histomonosis (con) Tỷ lệ mắc Histomonosis (%) 1 Thu 716 45 6,28 2 Đông 624 32 5,12 3 Xuân 670 55 8,21 4 Hè 695 64 9,21 5 Tính chung 2705 196 7,25

Kết quả ở bảng 4.2 cho thấy: tỷ lệ gà mắc bệnh do H. meleagridis trên gà nuôi ở các mùa vụ khác nhau là khác nhau. Gà được nuôi ở mùa hè có tỷ lệ mắc

Histomonosis cao nhất 9,21%, tiếp theo là mùa xuân mắc 8,21%, mùa thu mắc 6,28%, thấp nhất là mùa đông mắc 5,12%. Không có sự khác nhau về tỷ lệ gà mắc Histomonosis giữa mùa hè và mùa xuân, giữa mùa xuân và mùa thu (P > 0,05). Sự khác biệt giữa tỷ lệ mắc Histomonosi ở gà được nuôi mùa vụ xuân và hè với mùa đông là rất rõ rệt (P < 0,05).

Biểu đồ 4.2. Tỷ lệ gà mắc Histomonosis ở gà theo mùa vụ

Theo chúng tôi, tỷ lệ gà mắc bệnh khác nhau giữ các mùa vụ trong năm có thể do:

+ Mùa xuân: Thời tiết mùa này ấm, mưa phùn, độ ẩm cao tạo điều kiện cho các ký chủ trung gian giun kim gà ký sinh phát triền.

+ Mùa hè: Thời tiết mùa này nóng ẩm, mưa nhiều tạo điều kiện cho giun kim gà phát triền và là điều kiện thuận lợi cho giun đất tồn tại và phát triển, chúng thường ngoi lên mặt đất. Gà ăn phải giun đất mang trứng giun kim đã nhiễm H. meleagridis sẽ bị bệnh.

+ Mùa thu: Đầu mùa thu thời tiết còn mưa nhiều, oi bức nhưng vào giữa mùa và khi sang giữa mùa thời tiết bắt đầu lạnh và khô hanh dần.

+ Mùa đông: Thời tiết mùa đông nhiệt độ thấp và khô hanh. Đây không phải là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của trứng giun kim và giun đất ngoài môi trường.

Đó là nguyên nhân lý giải tại sao tỷ lệ mắc bệnh đầu đen trên gà nuôi ở các mùa giảm dần theo mùa từ hè, xuân tới thu, đông.

Theo Nguyễn Thị Kim Lan (2011): ở những nơi có mùa đông và hè rõ rệt, ký sinh trùng và bệnh ký sinh trung phát triển theo mùa. Trong đó, nhiệt độ và ẩm độ không khí ở các năm có ảnh hưởng rất lớn đến chu kỳ phát dục của giun, sán.

Bệnh do đơn bào H. meleagrisis thường xuyên xảy ra trong những tháng nóng nhất của năm, nhưng đôi khi dịch Histomonosis vẫn bùng phát trong mùa

Đông (Callait-Cardinal et al., 2007).

Lê Văn Năm (2011) cho biết: ở miền Bắc Việt Nam, bệnh do đơn bào H. meleagridis bùng phát mạnh vào các tháng nóng ẩm: cuối xuân, hè, hè - thu. Trong khi đó ở gà già và gà đẻ, bệnh thường xảy ra vào cuối thu sang đông.

Như vậy, mùa vụ có ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ mắc bệnh đầu đen ở gà, bởi mùa vụ do yếu tố tự nhiên quyết định. Nhận xét của chúng tôi tương tự với nhận xét của các tác giả trên.

4.1.3. Tỷ lệ gà mắc Histomonosis theo tuổi

Tuổi của gà là một yếu tố ảnh hưởng đến sức đề kháng của gà đối với các bệnh ký sinh trùng. Do vậy, mức độ cảm nhiễm bệnh cũng như khả năng chống đỡ bệnh của gà ở mỗi lứa tuổi khác nhau thì khác nhau.

Do vậy, xác định tỷ lệ gà mắc Histomonosis theo từng lứa tuổi là chỉ tiêu xác định gà ở lứa tuổi nào dễ cảm nhiễm với bệnh đầu đen, từ đó có kế hoạch phòng trị có trọng tâm.

Kết quả nghiên cứu tỷ lệ mắc Histomonosis theo tuổi được trình bày ở bảng 4.3 và minh họa qua đồ thị 4.3..

Bảng 4.3. Tỷ lệ gà mắc Histomonosis theo tuổi

Stt Tuổi (tuần) Đặc điểm chăn nuôi Số gà theo dõi (con) Số gà mắc Histomonosis (con) Tỷ lệ mắc Histomonosis (%) 1 ≤ 4 Nuôi úm 816 10 1,23 2 > 4 – 12 Thả vườn 1021 129 12,63 3 > 12 Thả vườn 868 57 6,57 4 Tính chung 2705 196 7,25

Kết quả tại bảng 4.3 cho thấy, trong 2705 gà theo dõi, gà mắc bệnh do H. meleagridis, chiếm tỷ lệ 7,25 %. Gà ở các lứa tuổi khác nhau đều mắc bệnh, nhưng gà ở các lứa tuổi khác nhau có tỷ lệ mắc khác nhau. Tỷ lệ mắc

Histomonosis ở gà thấp nhất ở giai đoạn dưới 4 tuần tuổi: 1,23 %, sau đó tăng lên cao nhất ở gà trong giai đoạn trên 4 đến 12 tuần tuổi là 12,63 %, tới giai đoạn trên 12 tuần tuổi tỷ lệ mắc giảm dần: 6,57 %. Tỷ lệ mắc bệnh giữa các giai đoạn có sự khác nhau rõ rệt (P < 0,001).

Đồ thị 4.3. Tỷ lệ gà mắc Histomonosis theo tuổi gà

Sự khác nhau về tỷ lệ mắc bệnh do H. meleagridis ở các lứa tuổi gà được chúng tôi giải thích như sau:

- Giai đoạn dưới 4 tuần tuổi: gà còn nhỏ được nuôi trong môi trường úm, nuôi trên đệm lót, được nuôi dưỡng, chăm sóc cẩn thận, vệ sinh chuồng trại đảm bảo ít tiếp xúc với môi trường có mầm bệnh cũng như trứng giun kim và giun đất. Vì vậy, giai đoạn này gà ít bị bệnh đầu đen nhất.

- Giai đoạn trên 4 tuần tuổi đến 12 tuần tuổi: gà được thả ra vườn, gà bắt đầu tiếp xúc với môi trường vườn nuôi. Do thay đổi môi trường sống, đồng thời nhu cầu thức ăn và cường độ hoạt động tăng, gà tăng cường đào bới tìm kiếm sâu bọ, côn trùng nên thường xuyên tiếp xúc với mầm bệnh. Đó là nguyên nhân dẫn tới tỷ lệ mắc bệnh giai đoạn này cao nhất.

- Giai đoạn trên 12 tuần tuổi: ở giai đoạn này gà phát triển cả về thể chất và hệ thống miễn dịch, cơ thể có sức đề kháng nhất định với mầm bệnh, trong đó có đơn bào. Do đó, tỷ lệ mắc bệnh do đơn bào H. meleagridis ở giai đoạn này thấp hơn so với giai đoạn trên 4 tuần tuổi đến 12 tuần tuổi.

Hu J et al. (2004) cho rằng, lứa tuổi khác nhau thì khả năng mẫn cảm với bệnh khác nhau. Theo tác giả, gà tuổi càng cao thì sức đề kháng với

H.meleagridis càng lớn, gà 3 – 4 tuần tuổi tỷ lệ mắc bệnh cao nhất. Gia cầm giai đoạn 1 – 2 tháng tuổi tỷ lệ mắc Histomonosis cao nhất, triệu chứng bệnh điển hình nhất.

Theo Lê Văn Năm (2011), bệnh do đơn bào H. meleagridis xảy ra chủ yếu ở gà tây từ 2 tuần đến 2 - 3 tháng tuổi, ở gà ta thì chậm hơn: chủ yếu từ 3 tuần nhưng vẫn gặp trường hợp gà 2 tuần tuổi cũng bị mắc đến 3 - 4 tháng tuổi, gà lớn tuổi hơn vẫn có thể mắc bệnh.

Như vậy, tuổi có ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ mắc bệnh đầu đen ở gà. Có thể nói, gà nhiễm đơn bào H. meleagridis theo quy luật, tỷ lệ mắc tăng lên ở giai đoạn từ trên 4 tuổi đến 12 tuần tuổi, sau đó có chiều hướng giảm đi. Nhận xét của chúng tôi tương tự với nhận xét của các tác giả trên.

4.1.4. Tỷ lệ gà mắc Histomonosis theo quy mô chăn nuôi

Bệnh ở động vật và người phát sinh phụ thuộc vào số lượng cá thể trong quần thể. Để tìm hiểu gà mắc bệnh do H. meleagridis có phụ thuộc vào số lượng cá thể trong đàn hay không. Chúng tôi nghiên cứu tỷ lệ mắc Histomonosis với quy mô chăn nuôi khác nhau. Kết quả được trình bày ở bảng 4.4 và minh họa qua biểu đồ 4.4.

Bảng 4.4. Tỷ lệ mắc Histomonosis theo quy mô chăn nuôi

Stt Quy mô chăn nuôi Số gà theo dõi (con) Số gà mắc Histomonosis (con) Tỷ lệ mắc Histomonosis (%) 1 Trên 1000 con 976 89 9,12 2 Từ 500 đến 1000 con 904 58 6,42 3 Dưới 500 con 825 49 5,94 4 Tính chung 2705 196 7,25

Qua bảng 4.4 và biểu đồ 4.4 cho thấy: quy mô chăn nuôi lớn trên 1000 gà có tỷ mắc H. meleagridis cao nhất với 9,12%, sau đó tới quy mô từ 500 đến 1000 gà với tỷ lệ mắc là 6,42 %, quy mô nhỏ dưới 500 có tỷ lệ mắc bệnh thấp nhất là 5,94%. Sự khác biệt tỷ lệ gà mắc bệnh do H. meleagridis giữa quy mô từ 500 – 1000 con với quy dưới 500 không có sự khác biệt rõ (P > 0,05), nhưng sự khác biệt giữa quy mô trên 1000 con và hai quy mô dưới 500 con và từ 500 – 1000 con là rõ rệt (P < 0,05).

Nguyên nhân của sự sai khác này là do, số lượng gà nuôi càng đông, có thể làm mật độ gà nuôi cao trên một diện tích, ảnh hưởng tới khả năng ô nhiễm mầm bệnh của vườn, chuồng cao hơn, khả năng gà tiếp xúc và ăn phải mầm bệnh sẽ càng cao. Vì vậy, việc chăn nuôi theo quy mô hợp lý sẽ giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh ở gà.

Biểu đồ 4.4. Tỷ lệ gà mắc Histomonosis theo quy mô chăn nuôi 4.2. NGHIÊN CỨU BỆNH LÝ BỆNH ĐẦU ĐEN TRÊN GÀ DO

HISTOMONAS MELEAGRIDIS GÂY RA

4.2.1. Triệu chứng lâm sàng của gà mắc bệnh đầu đen tại điểm nghiên cứu

Triệu chứng lâm sàng là những dấu hiệu của quá trình biến đổi bệnh lý ở các cơ quan tổ chức thể hiện ra bên ngoài, bằng phương pháp khám lâm sàng có thể dễ dàng nhận thấy được. Triệu chứng lâm sàng có ý nghĩa rất lớn trong chẩn đoán bệnh.

Chúng tôi đã quan sát triệu chứng lâm sàng của các đàn gà mắc bệnh đầu đen ở các hộ chăn nuôi. Kết quả được thể hiện qua bảng 4.5.

Kết quả bảng 4.5 cho thấy: trong tổng số 2705 con theo dõi có 196 con có biểu hiện triệu chứng lâm sàng của bệnh chiếm tỷ lệ 7,25%. Trong đó, 100% số gà bị bệnh có triệu chứng ủ rũ, lông xù, giảm ăn hoặc bỏ ăn uống nhiều nước gà tiêu chảy phân loãng, phân màu vàng lưu huỳnh chiếm; 88,27% gà có triệu chứng sốt trên 43oC; gà run rẩy, rụt cổ, rúc đầu vào cánh chiếm 72,94%, gà có triệu chứng sưng vùng đầu chiếm 64,28%.

Bảng 4.5. Triệu chứng lâm sàng của gà bị bệnh đầu đen tại điểm nghiên cứu Số gà theo dõi Số gà mắc Histomonosis Tỷ lệ (%)

Kết quả theo dõi

Triệu chứng lâm sàng chủ yếu Số gà có triệu chứng (con) Tỷ lệ (%) 2705 196 7,25 Ủ rũ, lông xù, mắt nhắm 196 100,00 Sốt 173 88,27 Giảm ăn, bỏ ăn, uống

nhiều nước

196 100,00

Run rẩy, rụt cổ, rúc đầu vào cánh

141 72,94

Sưng đầu 126 64,28 Phân loãng, phân màu

vàng lưu huỳnh

196 100,00

Theo chúng tôi, gà mắc bệnh có những triệu chứng như trên là do: sau khi xâm nhập vào cơ thể gà chúng di chuyển và ký sinh, nhân lên tại manh tràng và gan. Số lượng lớn đơn bào H. meleagridis tác động vào manh tràng, gan làm sung huyết, viêm hoạt tử làm con vật sốt cao, thân nhiệt gà có thể lên tới 43-440C. Gà sốt nên uống nhiều nước, giảm ăn hoặc bỏ ăn hoàn toàn. Mặt khác quá trình viêm hoạt tử ở gan làm cho chức năng của gan rối loạn: quá trình thanh lọc và đào thải chất độc trong máu, khả năng chuyển hóa năng lương, tổng hợp protein, lipit và sản xuất nội tiết giảm làm cho gà mệt mỏi chán ăn, mệt mỏi, tiêu chảy.

Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, triệu chứng điển hình của gà mắc bệnh do H. melegridis là: gà ủ rũ, lông xù, mắt nhắm, giảm ăn, uống nhiều nước, gà sốt, gà run rẩy, rụt cổ, rúc đầu vào cánh, sưng một bên đầu, gà đi ỉa phân loãng màu vàng lưu huỳnh. So với mô tả của Nguyễn Xuân Bình và cs. (2002), chúng tôi phát hiện một triệu chứng điểm hình khác của bệnh đầu đen là gà sưng đầu.

Hình 4.1. Gà bệnh sƣng đầu Hình 4.2. Gà bệnh ủ rũ

4.2.2. Bệnh tích đại thể của gà mắc bệnh đầu đen tại điểm nghiên cứu

Để giúp người chăn nuôi và cán bộ kỹ thuật thú y có cơ sở chẩn đoán nhanh bệnh do H. melegridis, chúng tôi nghiên cứu bệnh tích đại thể của gà mắc bệnh. Kết quả được trình bày tại bảng 4.6.

Bảng 4.6. Bệnh tích đại thể bị bệnh đầu đen tại điểm nghiên cứu

Stt Bệnh tích chủ yếu Số gà mổ khám (con) Số gà có bệnh tích (con) Tỷ lệ (%) 1

Manh tràng viêm, sưng; chất chứa trong manh tràng đóng thành kén màu trắng, rắn chắc

196

196 100,00

2

Gan sưng, bề mặt có nhiều nốt hoại tử trắng, lõm

196 100,00

3 Viêm phúc mạc 31 15,82

4 Ruột xuất huyết 67 34,18

5 Lách sưng 34 17,35

6 Thận sưng, xuất huyết 62 31,63

Kết quả tại bảng 4.6 cho thấy, 100 % gà mắc bệnh do H. melegridis có bệnh tích ở gan và manh tràng: manh tràng viêm, sưng, chất chứa trong manh tràng đóng thành kén màu trắng, rắn chắc và gan sưng, bề mặt có nhiều nốt hoại tử trắng, lõm. Ngoài ra, một số cơ quan khác cũng có biến đổi như viêm phúc mạc, ruột xuất huyết, lách sưng, thận sưng, xuất huyết với tỷ lệ lần lượt là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm của bệnh do histomonas gây ra trên gà thả vườn tại huyện thường tín hà tây (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)