PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU 3.1.1. Địa điểm nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu
Đề tài được thực hiện tại các nông hộ, các gia trại chăn nuôi gà thả vườn với các quy mô khác nhau tại 3 xã: Hồng Vân, Thư Phú, Tự Nhiên thuộc huyện Thường Tín – Hà Nội.
Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Thường Tín
Thường Tín là một huyện nằm ở phía nam thành phố Hà Nội, thuộc vùng đồng bằng Sông Hồng.Vị trí tiếp giáp:
- Phía đông giáp các xã Mễ Sở, Thắng Lợi huyện Văn Giang và giáp các xã Tân Châu, Tứ Dân, Hàm Tử, Dạ Trạch, Bình Minh huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên với ngăn cách tự nhiên là Sông Hồng.
- Phía nam giáp huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
- Phía tây giáp huyện Thanh Oai, Hà Nội, ngăn cách bởi sông Nhuệ. - Phía bắc giáp huyện Thanh Trì, Hà Nội.
Về hành chính huyện Thường Tín bao gồm một thị trấn Thường Tín và 28 xã.
Về đất đai đa phần diện tích đất đai là đồng bằng được bồi đắp bởi hai dòng sông chính là sông Hồng và sông Nhuệ.
Khí hậu Thường Tín mang đặc điểm chung của vùng Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùacó sự khác biệt rõ ràng giữa mùa nóng và mùa lạnh và có thể phân ra thành 4 mùa:xuân, hạ, thu, đông. Mùa nóng bắt đầu từ cuối tháng 4 đến giữa tháng 9, khí hậu nóng ẩm và mưa nhiều rồi mát mẻ, khô ráo vào tháng 10. Mùa lạnh bắt đầu từ giữa tháng 11 đến hết tháng 3. Từ cuối tháng 11 đến tháng 1 rét và hanh khô, từ tháng 2 đến hết tháng 3 lạnh và mưa phùn kéo dài từng đợt. Trong khoảng tháng 9 đến tháng 11, Thường Tín có những ngày thu với tiết trời mát mẻ và sẽ đón từ hai đến ba đợt không khí lạnh yếu tràn về.
Với điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Năm 2016 đàn gia súc gia cầm phát triển cả về số lượng và chất lượng. Vềtổng đàn gia súc, gia cầm năm 2016 tổng đàn trâu, bò 2.259 nghìn con; đàn lợn 71.858 con, đàn gia cầm các loại có 1.097.850 con, trong đó gà 457.060 con.
Thường Tín có hệ thống giao thông thuận lợi với hai tuyến đường chạy dọc huyện là quốc lộ 1A dài 17,2 km và đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ dài 17 km đến cầu Vạn Điểm đoạn giao cắt với đương 429. Ngoài ra, Thường Tín có chợ Hà Vỹ - chợ đầu mối gia cầm lớn nhất cả nước, gia cầm nhập và xuất khắp các tỉnh thành cả nước. Với điều kiện này rất thuận lợi cho phát triển chăn nuôi nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh trên đàn gia cầm.
3.1.2. Thời gian nghiên cứu
- Từ tháng 8 năm 2015 đến tháng 08 năm 2016.
3.1.3. Đối tƣợng và vật liệu nghiên cứu
- Gà nuôi thả vườn ở mọi lứa tuổi nuôi tại các hộ chăn nuôi tại một số xã của huyện Thường Tín, Hà Nội.
- Bệnh đầu đen do đơn Histomonas meleagridis.
- Giun kim Heterakis – ký chủ trung gian của đơn bào Histomonas meleagridis.
3.2. DỤNG CỤ VÀ HÓA CHẤT
- Kính lúp, nhiệt kế, ống fancol, panh, cốc đong. - Dụng cụ mổ khám: dao mổ, kéo, panh kẹp, khay…
- Nước cất, kim tiêm, bông, thùng bảo ôn, dụng cụ lấy mẫu.
3.3. NỘI DUNG
3.3.1. Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh đầu đen ở ở gà nuôi thả vƣờn tại một số địa điểm nghiên cứu.
Tình hình mắc Histomonosis trên gà nuôi thả vườn tại các điểm nghiên cứu
- Tỷ lệ mắc Histomonosis tại các điểm nghiên cứu - Tỷ lệ mắc Histomonosis theo mùa vụ
- Tỷ lệ mắc Histomonosis theo tuổi
- Tỷ lệ mắc Histomonosis quy mô chăn nuôi
3.3.2. Nghiên cứu bệnh lý của bệnh đầu đen do Histomonas melleagridis
- Triệu chứng lâm sàng của gà mắc bệnh đầu đen tại các điểm nghiên cứu - Bệnh tích đại thể của gà mắc bệnh đầu đen tại các điểm nghiên cứu
3.3.3. Nghiên cứu sự liên quan giữa bệnh đầu đen và nhiễm giun kim ở gà
- Tỷ lệ nhiễm giun kim của đàn gà tại các điểm nghiên cứu
- Mối quan hệ giữa tỷ lệ mắc bệnh đầu đen với tỷ lệ nhiễm giun kim trên đàn gà.
3.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.4.1. Chọn mẫu
Chọn mẫu nghiên cứu theo phương pháp phân tầng có chủ đích.
Tại huyện Thường Tín chọn 3 xã có truyền thống chăn nuôi thả vườn: Hồng Vân, Thư Phú và Tự Nhiên.
Tiến hành khảo sát thực trạng mắc Histomonosis trên đàn gà thả vườn tại các điểm nghiên cứu vào các mùa khác nhau với các quy mô chăn nuôi khác nhau và trên các lứa tuổi khác nhau.
- Theo mùa:
+ Mùa thu: Từ tháng 8/2015 đến tháng 10/2015 + Mùa đông: Từ tháng 11/2015 đến tháng 1/2016 + Mùa xuân: Từ tháng 2/2016 đến tháng 4/2016 + Mùa hạ: Từ tháng 5/2016 đến tháng 7/2016
- Quy mô chăn nuôi: nghiên cứu trên 3 quy mô chăn nuôi khác nhau dưới 500 con, từ 500 đến 1000 con và trên 1000 con.
- Tuổi gà: nghiên cứu trên 3 độ tuổi: dưới 4 tuần, từ 4 tuần đến 12 tuần và trên 12 tuần tuổi trở lên.
3.4.2 Chẩn đoán phát hiện gà mắc bệnh do Histomonas meleagridis
Xác định gà mắc bệnh do H. meleagridis bằng sự kết hợp giữa quan sát triệu chứng lâm sàng, mổ khám quan sát bệnh tích.
+ Quan sát triệu chứng lâm sàng : dựa vào những biến đổi trạng thái cơ thể là ủ rũ, xù lông, rúc đầu vào cánh, phân gà màu vàng lưu huỳnh đặc trưng.
+ Mổ khám gà ốm theo phương pháp mổ khám toàn diện của K. I. Skrijabin (1928) quan sát bằng mắt thường và kính lúp các cơ quan nội tạng như thận, lách tím, phổi… đặc biệt là manh tràng tạo thành kén rắn chắc, màu trắng giống như pho mát, gan sưng to gấp 2 - 3 lần, viêm xuất huyết, hoại tử. Những ổ hoại tử có màu trắng ngà hoặc vàng nhạt nhỏ, lỗ chỗ như đá hoa cương, hoặc các ổ hoại tử mở rộng, đường kính lên tới 0,5 cm. Gan và manh là những biến đổi đại thể đặc trưng của bệnh.
3.4.3. Xác định tỷ lệ nhiễm giun kim Heterakis trên gà
manh tràng gà bệnh. Kiểm tra toàn bộ chất chứa, niêm dịch trong manh tràng bằng mắt thường và kính lúp tìm giun kim.
Gun kim có màu vàng nhạt. Giun được dài: 5,84 – 11,1 mm, thực quản phình rộng ở phía sau thành hình củ hành, rộng nhất ở gần giữa cơ thể 0,27 – 0,39mm, phần cuối đuôi nhọn như kim. Giun cái có kích thước 8 – 12 mm, rộng 0,27 – 0,45 mm.
3.4.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu
Số liệu thu được xử lý bằng thống kê sinh học trên phần mềm Microsoft Excel 2010, minitab 16 và một số công thức tính toán cụ thể như sau
Số gà mắc bệnh
Tỷ lệ mắc bệnh (%) = x 100 Số gà theo dõi
Số mẫu phát hiện giun kim
Tỷ lệ nhiễm giun kim (%) = x 100 Số mẫu kiểm tra
Tìm hiểu mối liên quan giữa nhiễm giun kim và mắc Histomonosis bằng hàm tương quan hồi quy tuyến tính.