Kết quả điều tra tình hình sản xuất thanhlong tại Quảng Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bệnh loét cây thanh long (neoscytalidium dimidiatum) tại quảng ninh (Trang 37 - 39)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Kết quả điều tra tình hình sản xuất thanhlong tại Quảng Ninh

QUẢNG NINH

Theo số liệu ghi nhận của Sở nông nghiệp và Trung tâm Khuyến nông của tỉnh Quảng Ninh. Diện tích trồng thanh long (thanh long ruột trắng và ruột đỏ) trên địa bàn tỉnh tăng nhanh từ 100 ha (2012) đến 202,7 ha (2015). Thanh long được trồng tập trung chủ yếu ở thành phố Uông Bí, một số huyện như Đông Triều, Quảng Yên, Ba Chẽ và Hoành Bồ. Ngoài ra, thanh long còn được trồng với diện tích nhỏ lẻ (trong vườn) của nhiều hộ nông dân trên địa bàn tỉnh.

Về cơ cấu giống thanh long, chủ yếu là giống thanh long ruột đỏ (LĐ1) chiếm 70% đến 80% diện tích. Thanh long ruột đỏ có màu sắc và hương vị hấp dẫn, thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất và chất lượng cao hơn giống thanh long ruột trắng (nhập từ Đài Loan). Là giống cây ăn quả mới đưa vào sản xuất trên địa bàn tỉnh, diện tích tuy còn ít so với các vùng khác và tỷ trọng thấp so với các cây trồng khác nhưng thanh long ruột đỏ là cây có tiềm năng, năng suất và chất lượng có thể xuất khẩu trên địa bàn Quảng Ninh. Qua điều tra và thu thập số liệu cho thấy, diện tích trồng thanh long ruột đỏ lớn nhất tập trung ở Uông Bí và Đông Triều (48 ha mỗi huyện) và năng suất là 280 tấn/năm (Uông Bí) và 240 tấn/năm (Đông Triều). Ngoài ra, thanh long ruột đỏ còn được trồng với với diện tích tương đối lớn 18 ha và 20 ha ở Quảng Yên và Hoành Bồ. Riêng tại Ba Chẽ, giống thanh long ruột đỏ chưa được trồng (bảng 4.1). Thời tiết ở các vùng này cũng rất thuận lợi cho cây thanh long sinh trưởng, phát triển tốt, ra hoa và đậu nhiều quả cũng như cho chất lượng quả tốt.

Cùng với việc mở rộng diện tích trồng thanh long trên cả nước nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng sẽ dẫn tới tích lũy và hình thành dịch bệnh trên thanh long nếu như không có các biện pháp quản lý cũng như phòng trừ kịp thời. Vì vậy, việc điều tra, nắm bắt được diện tích trồng thanh long trên địa bàn tỉnh sẽ góp phần quản lý dịch hại đặc biệt là bệnh hại gây ra trên thanh long. Hiện tại, chưa có số liệu cụ thể ghi nhận về tình hình bệnh hại và thiệt hại do bệnh hại thanh long gây ra trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Kết quả điều tra tình hình sản xuất thanh long trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh được trình bày ở bảng 4.1

Bảng 4.1. Tình hình sản xuất thanh long tại tỉnh Quảng Ninh

Địa điểm Giống thanh long Diện tích

(ha)

Sản lượng (tấn/năm)

Quảng Yên Thanh long ruột trắng (Đài Loan) 3,0 14,5

Thanh long ruột đỏ (LĐ1) 18,0 95,0

Uông Bí Thanh long ruột trắng 12,0 51,0

Thanh long ruột đỏ (LĐ1) 48,0 280,0

Đông Triều Thanh long ruột trắng (Đài Loan) 14,0 62,0

Thanh long ruột đỏ (LĐ1) 48,0 240,0

Cẩm Phả Thanh long ruột trắng 3,0 12,4

Thanh long ruột đỏ (LĐ1) 9,0 45,0

Hoành Bồ Thanh long ruột trắng 4,0 16,0

Thanh long ruột đỏ (LĐ1) 20,0 62,0

Ba Chẽ Thanh long ruột trắng (Đài Loan) 23,7 213,0

Thanh long ruột đỏ (LĐ1) 0 0

Hình 4.1. Vườn thanh long ruột đỏ tại thành phố Uông Bí và thị xã Quảng Yên thị xã Quảng Yên

4.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN BỆNH VÀ DIỄN BIẾN BỆNH LOÉT HẠI THANH LONG TẠI QUẢNG NINH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bệnh loét cây thanh long (neoscytalidium dimidiatum) tại quảng ninh (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)