Kết quả điều tra thành phần bệnh và diễn biến bệnh loét hại thanhlong tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bệnh loét cây thanh long (neoscytalidium dimidiatum) tại quảng ninh (Trang 39)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Kết quả điều tra thành phần bệnh và diễn biến bệnh loét hại thanhlong tạ

4.2.1 Kết quả điều tra thành phần bệnh hại thanh long tại Quảng Ninh

Hiện tại, chưa có báo cáo chính thức về thành phần cũng như mức độ gây hại của bệnh hại cây thanh long tại Quảng Ninh. Vì vậy, việc điều tra thành phần và mức độ gây hại của bệnh hại góp phần đưa ra chiến lược phòng trừ, công tác kiểm dịch thực vật để ngăn chặn dịch bệnh được tốt hơn. Cũng như các cây trồng khác tại địa phương, cây thanh long cũng bị nhiễm các bệnh hại do nấm, vi khuẩn và virus nhưng chưa phát hiện thấy triệu chứng do tuyến trùng gây ra.

Trên thế giới, các bệnh hại chính trên cây thanh long đã được ghi nhận như bệnh loét do nấm Neoscytalidium dimidiatum (N. dimidiatum), bệnh thán thư (Colletotrichum gloesporioides, C. truncatum), bệnh thối thân do vi khuẩn (Erwinia sp.),.... Tại Việt Nam, chưa có nhiều công bố về thành phần bệnh hại cây thanh long trên các tạp chí trong nước hoặc trên thế giới, đặc biệt chưa có biện pháp kỹ thuật phòng trừ bệnh đạt hiệu quả cao. Một số vùng trồng thanh long phổ biến như Bình Thuận, bệnh loét gây hại làm thiệt hại lớn đến diện tích trồng thanh long trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, bệnh loét còn gây hại cả trên quả dẫn tới làm giảm giá trị thương phẩm đối với thanh long xuất khẩu.

Kết quả điều tra thành phần và mức độ gây hại của bệnh hại trên thanh long (bảng 4.2) cho thấy bệnh hại phổ biến và gây thiệt hại nghiêm trọng là bệnh loét thân, cành. Quan sát hình dạng, kích thước và đặc điểm của vết bệnh, đặc biệt là tác nhân gây bệnh thì bệnh loét có thể do nấm Neoscytalidium sp. gây ra. Vì chưa có xác định và ghi nhận chính thức về tác nhân gây bệnh loét thân thanh long tại Quảng Ninh nên trong nghiên cứu này, tác nhân gây bệnh loét đã được xác định dựa vào đặc điểm hình thái và giải trình tự vùng ITS (mục 4.3).

Bệnh loét hại thân và cành, vết bệnh là các vết gần tròn màu nâu đen, có các chấm đen, lõm xuống (hình 4.2F), khi gặp điều kiện nhiệt độ cao (25-30oC) và mưa bệnh phát triển rất nhanh. Ngoài bệnh loét là bệnh nấm gây hại chính trên cây Thanh long tại Quảng Ninh còn có các bệnh như thối nhũn thân, hoa và quả do vi khuẩn hoặc nấm gây ra. Năm 2015 có rất nhiều đối tượng bệnh hại, song chủ yếu gây hại thường xuyên, ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cành, hoa và quả, gồm các loại điển hình và tần suất xuất hiện như sau: Bệnh thối thân

vi khuẩn (Erwinia), bệnh ghẻ chưa rõ nguyên nhân, bệnh đốm vòng thân virus (CVX), bệnh loét thân cành (nấm chưa rõ nguyên nhân), bệnh mốc đen gây hại trên bộ phận hoa do nấm (Rhizopus), bệnh thán thư (Colletotrichum sp.).

Bảng 4.2. Kết quả điều tra bệnh hại trên cây thanh long tại Quảng Ninh Triệu Triệu chứng Tác nhân gây bệnh Bộ phận bị hại Triệu chứng Mức độ Ghẻ Nấm (chưa xác định tên) thân Vỏ cành bị tróc, sần sùi, chạy dọc theo phần giữa cành ++ Loét Neoscytalidium sp. thân

Vết bệnh là các vết loét, to, trên bề mặt có các chấm đen, vết bệnh lan rộng (hình 4.2F)

+++

Mốc đen Rhizopus sp. Nụ, hoa

Nụ hoặc hoa thối nhũn, trên bề mặt nụ, hoa có lớp nấm màu xám và có những chấm đen nhỏ li ti (hình 4.2A)

+

Thán thư Colletotrichum sp. thân, quả

Vết bệnh dạng gần tròn hay bất định, tâm có màu nâu đỏ đặc trưng lõm xuống bởi những vòng đồng tâm màu nâu sậm (hình 4.2E)

+

Thối nhũn Erwinia sp. thân, hoa và quả

Vết bệnh có màu nâu vàng, phần thịt bên ngoài thối rữa, thối nhanh chỉ còn lại lõi cành (hình 4.2B và C) + Đốm vòng Potexvirus Thân Điển hình là các đốm màu vàng hoặc dạng đốm vòng màu vàng (hình 4.2D) + Ghi chú: +: Tỷ lệ bệnh <10%, ++: Tỷ lệ bệnh 10-25%, +++: Tỷ lệ bệnh >25%

Trong quá trình điều tra thành phần bệnh hại thanh long tại Quảng Ninh, bệnh loét thân thanh long đã được ghi nhận là bệnh gây hại phổ biến và nghiêm trọng gây thiệt hại cho sản xuất trên thanh long trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, chưa tìm thấy triệu chứng trên quả. Trong nghiên cứu này, tập trung thu thập mẫu bệnh

loét thân thanh long (bảng 4.3) để phân lập, giám định tác nhân gây bệnh phục vụ cho các nghiên cứu tiếp theo. Hơn nữa, điều tra diễn biễn của bệnh loét hại thanh long tại 3 huyện Quảng Yên, Uông Bí và Đông Triều (bảng 4.4, 4.5 và 4.6).

(A) (B) (C)

(D) (E) (F)

Hình 4.2. Triệu chứng bệnh trên cây thanh long tại Quảng Ninh: A) Mốc xám (Rhizopus sp.), B) Thối hoa (Erwinia sp.), C) Thối nhũn (Erwinia sp.), D) xám (Rhizopus sp.), B) Thối hoa (Erwinia sp.), C) Thối nhũn (Erwinia sp.), D)

Đốm vòng (Potexvirus), E) Thán thư (Colletotrichum sp.) và F) Triệu chứng loét (Neoscytalidium sp.) trên thân

Bảng 4.3. Kết quả thu thập mẫu bệnh loét thanh long tại Quảng Ninh

Địa điểm Số mẫu Triệu chứng điển hình

Đông Triều 10 Vết loét to, quả cành nhỏ màu đen trên bề mặt vết bệnh Quảng Yên 10 Vết loét to, quả cành nhỏ màu đen trên bề mặt vết bệnh Uông Bí 10 Vết loét to, quả cành nhỏ màu đen trên bề mặt vết bệnh Ba chẽ 05 Vết loét to, quả cành nhỏ màu đen trên bề mặt vết bệnh Cẩm phả 05 Vết loét to, quả cành nhỏ màu đen trên bề mặt vết bệnh Hoành Bồ 05 Vết loét to, quả cành nhỏ màu đen trên bề mặt vết bệnh

Hình 4.3. Triệu chứng bệnh loét thân thanh long (vết loét to, trên bề mặt vết bệnh xuất hiện rất nhiều quả cành nhỏ, màu đen)

4.2.2. Kết quả điều tra diễn biễn bệnh loét thanh long tại Quảng Ninh

Trong các đối tượng gây bệnh cây thanh long, qua thời gian điều tra bệnh loét thanh long gây hại nặng ở các địa phương có diện tích trồng thanh long tập trung như Quảng Yên, Uông Bí và Đông Triều. Bệnh gây hại vào suốt thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây nhưng bệnh lây lan và gây hại nặng nhất vào các tháng 6, 7 và tháng 8 (bảng 4.4) vì tại thời điểm này có nhiệt độ cao và ở Quảng Ninh có mưa nhiều.

Bảng 4.4. Diễn biễn bệnh loét thanh long tại Quảng Yên, Quảng Ninh (vườn 4 năm tuổi) (vườn 4 năm tuổi)

Ngày điều tra sinh trưởng Giai đoạn TLB (%) CSB (%)

Nhiệt độ TB tháng (oC) Lượng mưa (mm) TB tháng 04/01/2015 Thân, cành 13,3 2,1 16,6 21,2 18/01/2015 Thân, cành 14,0 2,3 01/02/2015 Đợt lộc mới 14,0 2,2 17,7 22,5 15/02/2015 Đợt lộc mới 15,3 2,4 01/03/2015 Ra hoa 14,0 2,5 20,3 43,4 15/03/2015 Quả non 15,3 3,1

29/03/2015 Hoa, quả non 18,0 5,2

12/04/2015 Chín 24,0 5,7 23,9 90,0 26/04/2015 Quả non 18,0 5,7 10/05/2015 Quả non 19,3 6,3 29,2 174,2 24/05/2015 Quả chín 16,7 6,3 07/06/2015 Ra hoa 45,3 18,8 29,0 187,4 21/06/2015 Quả non 50,0 19,3 05/07/2015 Quả chín 46,0 21,3 29,2 265,0 19/07/2015 Ra hoa 46,0 21,2 02/08/2015 Quả non 46.0 22,3 29,0 557,5

Qua số liệu điều tra tại Thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh trong năm 2015 cho thấy, tỷ lệ bệnh cao nhất tập trung vào các tháng 6 đến tháng 8 với tỷ lệ bệnh từ 23,6% đến 50%. Các tháng còn lại có tỷ lệ bệnh dao động từ 13% đến 23%.

Cùng với quá trình điều tra sự phát sinh gây hại của bệnh loét thanh long ở Quảng Yên, chúng tôi cũng điều tra ảnh hưởng của bệnh loét trên giống thanh long tại Uông Bí, Quảng Ninh, cho thấy tỷ lệ bệnh trên cây thanh long tại Uông Bí cũng có tỷ lệ bệnh tập trung trong thời gian như trên địa bàn Quảng Yên, kết quả được thể hiện tại bảng 4.5 và hình 4.5.

Bảng 4.5. Diễn biễn bệnh loét thanh long tại Uông Bí, Quảng Ninh (vườn 5 năm tuổi) (vườn 5 năm tuổi)

Thời gian điều tra Giai đoạn sinh trưởng TLB (%) CSB (%) Nhiệt độ TB tháng (oC) Lượng mưa (mm) TB tháng 04/01/2015 Thân, cành 16,0 1,9 16,6 21,2 18/01/2015 Thân, cành 16,0 2,1 01/02/2015 Lộc mới 15,0 2,2 17,7 22,5 15/02/2015 Lộc mới 15,7 2,2 01/03/2015 Ra hoa 15,7 2,2 20,3 43,4 15/03/2015 Quả non 15,3 2,9 29/03/2015 Hoa, quả 16,7 4,9 12/04/2015 Quả chín 18,0 4,7 23,9 90,0

26/04/2015 Hoa, quả non 23,3 5,3

10/05/2015 Quả chín 22,0 5,7

29,2 174,2

24/05/2015 Quả non, quả chín 18,7 6,1 07/06/2015 Hoa, quả non 37,3 17,3

29,0 187,4

21/06/2015 Quả chín 48,0 18,1

05/07/2015 Quả non, quả chín 48,0 19,3

29,2 265,0

19/07/2015 Ra hoa 46,0 20,1

Hình 4.5. Diễn biễn bệnh loét thanh long tại Uông Bí, Quảng Ninh

Bệnh loét (Neoscytalidium dimidiatum) cũng gây hại nghiệm trọng tại các vườn thanh long trên địa bàn huyện Đồng Triều. Bệnh phát sinh sớm ở giai đoạn của cây từ giai đoạn phân hóa cành mới, mầm hoa và thu hoạch quả với tỷ lệ bệnh tăng dần, thấp nhất trong các tháng 1 đến tháng 5. Sau đó tỷ lệ hại tăng nhanh đến giai đoạn bắt đầu thu quả và thời tiết nắng nóng, lượng mưa nhiều gặp ẩm độ cao, tỷ lệ bệnh cao từ tháng 6 đến tháng 8 từ 36,0% đến trên 50,0%. Kết quả điều tra được thể hiện ở bảng 4.6 và hình 4.6.

Bảng 4.6. Diễn biễn bệnh loét thanh long tại Đông Triều, Quảng Ninh Thời gian Thời gian

điều tra Giai đoạn sinh trưởng

TLB (%) CSB (%) Nhiệt độ TB tháng (oC) Lượng mưa (mm) TB tháng 03/01/2015 Thân, cành 10,0 2,3 16,6 21,2 17/01/2015 Thân, cành 10,0 2,5 31/01/2015 Lộc mới 11,3 2,7 17,7 22,5 14/02/2015 Lộc mới 12,7 2,5 28/02/2015 Ra hoa 12,7 2,7 20,3 43,4 14/03/2015 Quả non 12,7 3,1 28/03/2015 Hoa, quả 14,7 5,3 11/04/2015 Quả chín 15,3 5,9 23,9 90,0

25/04/2015 Hoa, quả non 21,3 6,1

09/05/2015 Quả chín 21,3 6,3 29,2 174,2

23/05/2015 Quả non, quả chín 20,0 6,3

06/06/2015 Hoa, quả non 30,7 18,1 29,0 187,4

20/06/2015 Quả chín 44,7 19,5

04/07/2015 Quả non, quả chín 50,7 21,5 29,2 265,0

18/07/2015 Ra hoa 50,7 20,7

Hình 4.6. Diễn biễn bệnh loét thanh long tại Đông Triều, Quảng Ninh 4.3. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CỦA NẤM GÂY BỆNH LOÉT CÂY THANH 4.3. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CỦA NẤM GÂY BỆNH LOÉT CÂY THANH LONG TẠI QUẢNG NINH

4.3.1. Phân lập nấm gây bệnh loét thanh long

Để phân lập nấm gây bệnh loét trên thân thanh long, chúng tôi lựa chọn các mẫu bệnh còn mới, điển hình. Cấy mô bệnh trực tiếp hoặc bằng kỹ thuật cấy đơn bào tử lên môi trường Water Agar (WA), khi sợi nấm mọc ra, chúng tôi cấy chuyển sang môi trường PGA để quan sát đặc điểm phát triển của nấm.

Hình 4.7. Triệu chứng loét trên thân cây thanh long. (A) Vết loét trên thân.

(B) Quả cành của nấm gây bệnh loét trên bề mặt vết bệnh. (C-D) Quả cành và bào tử phân sinh được chụp dưới kính hiển vi quang học (x100). (E) Tản nấm trên môi trường PGA. (F-H) Sợi nấm và các dạng bào tử của nấm gây bệnh loét.

4.3.2. Đặc điểm hình thái của nấm gây bệnh loét thân thanh long

Nguồn nấm thuần sau khi phân lập bằng kỹ thuật cấy đơn bào tử, chúng tôi nuôi cấy trên môi trường PGA và quan sát đặc điểm phát triển (đường kính tản nấm, mầu sắc của tản nấm) sau 5-7 ngày ở nhiệt độ phòng 25-28oC (bảng 4.7, hình 4.4E-F). Nấm gây bệnh loét phát triển rất nhanh trên môi trường PGA, đường kính tản nấm đạt 90 cm sau 3 ngày nuôi cấy (bảng 4.7). Tản nấm ban đầu có màu trắng, sau chuyển sang màu xám đen. Sợi nấm phân nhánh, có vách ngăn và đặc biệt tự tách ra thành bào tử đốt (arthrospore) với nhiều hình dạng khác nhau từ ngày thứ 2. Với đặc điểm này, chúng tôi nhận thấy nấm gây bệnh loét có thể thuộc chi Neoscytalidium. Tuy nhiên, để chính xác hơn về loài gây bệnh loét tại Quảng Ninh, chúng tôi xác định dựa vào giải trình tự vùng ITS của nấm.

Bảng 4.7. Đặc điểm tản của nấm và sợi nấm gây bệnh loét thanh long trên môi trường PGA

Ngày Đường kính tản nấm (mm) Đặc điểm hình thái tản nấm Đặc điểm sợi nấm Đặc điểm bào tử 1 28,8 Trắng, hơi xốp Màu trắng, phân nhánh, phân đốt hoặc chưa phân đốt.

Chưa xuất hiện

2 82,0

Dày, hơi xốp, chuyển màu đen.

Màu trắng, phân nhánh, phân đốt nhiều, trong sợi có nhiều nhân, màu đen

Xuất hiện bào tử đốt từ sợi nấm, màu nâu sậm, hình tròn hoặc hình elip

3 90,0 Xốp, chuyển

màu đen

Sợi nấm màu đen, đa bào, phân nhánh, đứt thành đốt nhiều.

Xuất hiện nhiều bào tử đốt, màu nâu sậm, hình tròn hoặc hình elip

4 Kín đĩa Xốp, chuyển màu đen

Sợi nấm màu đen, không quan sát thấy rõ sợi, các đốt tách hết thành bào tử đốt.

Rất nhiều bào tử đốt màu sậm, hình tròn hoặc elip được hình thành từ sợi nấm 5 Kín đĩa Xốp, chuyển

màu đen

Sợi nấm màu đen, xuất hiện rất nhiều bào tử đốt màu đen

Phần lớn chỉ quan sát được bào tử đốt, đen, sậm màu

4.3.3. Kết quả kiểm tra tác nhân gây bệnh loét trên thanh long theo qui tắc Koch tắc Koch

Thí nghiệm được thực hiện trên các đoạn thân thanh long bánh tẻ (không quá già và cũng không quá non). Các đoạn thân thanh long được cắt thành 30-40 cm và trồng trong chậu 30 ngày trước khi lây nhiễm. Nguồn nấm sử dụng trong lây bệnh nhân tạo là nguồn nấm sau khi đã được phân lập thuần bằng cấy đơn bào tử và nuôi cấy trên môi trường PGA sau 7 ngày ở nhiệt độ 28 – 30oC. Trong thí nghiệm này, 30 đoạn thanh long được sử dụng trong đó 10 đoạn dùng làm đối chứng (không lây nhiễm nẫm), 10 đoạn được gây sát thương (bằng châm kim) trước khi lây nhiễm và 10 đoạn không gây sát thương. Sự hình thành cũng như phát triển của bệnh được theo dõi đến 30 ngày sau lây nhiễm. Ở thí nghiệm có sát thương trên cả thanh long ruột đỏ và ruột trắng, vết bệnh bắt đầu hình thành sau 7 ngày lây nhiễm và triệu chứng rõ nhất sau 30 ngày (bảng 4.8, hình 4.8). Tuy nhiên, ở thí nghiệm nghiệm không gây sát thương thì đến 30 ngày sau lây nhiễm vẫn chưa thấy xuất hiện triệu chứng.

Bảng 4.8. Kết quả lây bệnh nhân tạo bệnh loét thân thanh long

Công thức Mật độ bào tử/ml

Giống thanh long

Thời kỳ tiềm dục (ngày) Ruột đỏ (LĐ1) Ruột trắng (Đài Loan) Số cây lây Số cây nhiễm TLB (%) Số cây lây Số cây nhiễm TLB (%) Đối chứng - 15 0 0 15 0 0 - Sát thương 1,1 x 106 15 15 100 15 15 100 7-10 Không sát thương 1,2 x 106 15 5 33,3 15 4 26,7 15-30

Kết quả lây bệnh nhân tạo ở thí nghiệm có sát thương, tỷ lệ 10/10 thân bị nhiễm (100%). Vết bệnh mở rộng, có các chấm nhỏ li ti trên bề mặt (hình 4.8). Đặc biệt, khi tưới nước nhiều, vết bệnh lan rộng nhanh, khi gặp thời tiết khô hanh, vết bệnh khô lại có dạng giống triệu chứng loét. Các triệu chứng của vết lây bệnh nhận tạo giống với vết bệnh ngoài tự nhiên.

Hình 4.8. Triệu chứng lây bệnh nhân tạo trên thân thanh long (có sát thương). (A) Triệu chứng xuất sau 10 ngày lây nhiễm. (B) Triệu chứng sau 25 thương). (A) Triệu chứng xuất sau 10 ngày lây nhiễm. (B) Triệu chứng sau 25

ngày lây nhiễm và (C) Quả cành của nấm gây bệnh trên bề mặt vết bệnh.

4.4. XÁC ĐỊNH NẤM GÂY BỆNH LOÉT CÂY THANH LONG TẠI QUẢNG NINH BẰNG GIẢI TRÌNH TỰ VÙNG rDNA-ITS QUẢNG NINH BẰNG GIẢI TRÌNH TỰ VÙNG rDNA-ITS

4.4.1. Xác định các mẫu nấm gây bệnh loét thanh long tại Quảng Ninh bằng giải trình tự vùng ITS giải trình tự vùng ITS

Vùng liên gien ITS (internally transcribed spacers) của rDNA là một trong những vùng gien phổ biến nhất được áp dụng để nghiên cứu đa dạng và xác định nhiều loài nấm. Do vùng ITS có tốc độ đột biến tương ứng với tốc độ biệt hóa loài nên có thể phân biệt mối quan hệ tới mức loài. Trong nghiên cứu này, 02 mẫu nấm phân lập từ mẫu bệnh loét tại Uông Bí và Quảng Yên được chọn để giải trình tự vùng ITS. DNA của 02 mẫu nấm tại Quảng Yên và Uông Bí được khuếch đại và đọc trình tự vùng ITS tại phòng thí nghiệm bệnh cây, Đại học Shimane, Nhật Bản.

>TLQY2\Thanhlong_Quang Yen_1 ACCTGCGGAAGGATCATTACCGAGTTGAATCGGGCTCCGGCCCGATC CTCCCACCCTTTGTGTACCCACCTCTGTTGCTTTGGCGGGCCGCGGTC CTCCGCGGCCGCCCTCCGTCCGGGGGGTGGCCAGCGCCCGCCAGAGG ACCATCAAACTCCGGTCAGTGAACGTTGCCGTCTGAAAAACAATCAA TAAACTAAAACTTTCAACAACGGATCTCTTGGTTCTGGCATCGATGAA GAACGCAGCGAAATGCGATAAGTAATGTGAATTGCAGAATTCAGTGA ATCATCGAATCTTTGAACGCACATTGCGCCCCTCGGTATTCCGAGGGG CATGCCTGTTCGAGCGTCATCACAACCCTCAAGCTCTGCTTGGTGTTG GGCACCGCCCTTCCGCGGGCGCGCCTCGAAGACCTCGGCGGTGGCGT CTTGCCTCGAGCGTAGTAGAAAACACCTCGCTTTGGAGCGCACGGCG CCGCCCGCCGGACGAACCTTTTGAACTTTCTCAAGGTTGACCTCGGAT CAGGTAGGGATACCCGCTGAACTTAA >TLUB2\Thanhlong_Uong Bi_2 ACCTGCGGAAGGATCATTACCGAGTTGATTCGGGCTCCGGCCCGATC CTCCCACCCTTTGTGTACCCACCTCTGTTGCTTTGGCGGGCCGCGGTC CTCCGCGGCCGCCCTCCGTCCGGGGGGTGGCCAGCGCCCGCCAGAGG ACCATCAAACTCCGGTCAGTGAACGTTGCCGTCTGAAAAACAATCAA TAAACTAAAACTTTCAACAACGGATCTCTTGGTTCTGGCATCGATGAA GAACGCAGCGAAATGCGATAAGTAATGTGAATTGCAGAATTCAGTGA ATCATCGAATCTTTGAACGCACATTGCGCCCCTCGGTATTCCGAGGGG CATGCCTGTTCGAGCGTCATCACAACCCTCAAGCTCTGCTTGGTGTTG GGCACCGCCCTTCCGCGGGCGCGCCTCGAAGACCTCGGCGGTGGCGT CTTGCCTCGAGCGTAGTAGAAAACACCTCGCTTTGGAGCGCACGGCG CCGCCCGCCGGACGAACCTTTTGAACTTTCTCAAGGTTGACCTCGGAT CAGGTAGGGATACCCGCTGAACTTAA

Từ kết quả thu được, các vùng nhiễu ở 2 đầu trình tự được loại bỏ, kích thước đoạn đọc được của các mẫu nấm là 548 nucleotide (bảng 4.9). Kết quả được so sánh với cơ sử dữ liệu trên ngân hàng gen dùng phần mềm tìm kiếm trực tuyến BLAST tại National Center for Biotechnology Information (NCBI) (http://www.ncbi.nlm.nih.gov/BLAST/).

Bảng 4.9. Kết quả giải trình tự và tìm kiếm các chuỗi gần gũi trên ngân hàng gene (GenBank)

Mẫu/ địa điểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bệnh loét cây thanh long (neoscytalidium dimidiatum) tại quảng ninh (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)