Phần 3 Đối tượng, vật liệu và phương pháp nghiên cứu
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp điều tra ngoài đồng ruộng
* Điều tra thành phần bệnh
Chúng tôi tiến hành quan sát sự xuất hiện của các bệnh nấm, vi khuẩn và virus gây hại trên thanh long và đánh giá tỷ lệ bệnh như sau:
* Điều tra diễn biến bệnh loét thanh long
+ Chọn địa điểm điều tra
Cây thanh long được trồng phổ biến ở Quảng Ninh từ năm 2005 đến nay. Tuy nhiên, thanh long được trồng tập trung chủ yếu ở Đông Triều, Uông Bí, Quảng Yên, Hoành Bồ, Ba Chẽ và Móng Cái. Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi tập trung điều tra diễn biến bệnh loét thanh long tại 3 đơn vị cấp huyện Đông Triều, Uông Bí và Quảng Yên.
+ Phương pháp điều tra
Do chưa có qui chuẩn cho điều tra diễn biến bệnh hại thanh long nói chung và bệnh loét thanh long nói riêng. Trong nghiên cứu này, chúng tôi áp dụng điều tra diễn biến bệnh loét thanh long theo QCVN 01-38: 2010 của Bộ nông nghiệp và PTNT
- Điều tra 5 điểm chéo góc, mỗi điểm điều tra 30 cây - Tính tỷ lệ bệnh ở các vườn thanh long điều tra
Tổng số thân/cành bị bệnh
- TLB (%) = --- x 100 Tổng số thân/cành điều tra [(N1 x 1) + ... + (Nn x n)] - CSB (%) = --- x 100 N x 9 Trong đó: N1: là số cành/thân bị bệnh ở cấp 1; Nn: là số cành/thân bị bệnh ở cấp n; N: là tổng số cành/thân điều tra;
9: là cấp bệnh cao nhất của thang phân cấp Thang phân cấp bệnh: Cấp 0: Không có vết bệnh Cấp 1: Vết bệnh <20% diện tích thân/cành Cấp 3: Vết bệnh 20-30% diện tích thân/cành Cấp 5: Vết bệnh 31-45% diện tích thân/cành Cấp 7: Vết bệnh 46-65% diện tích thân/cành Cấp 9: Vết bệnh >65% diện tích thân/cành