Kết quả thử nghiệm phòng trừ bệnh loét thân thanhlong (Neoscytalidium

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bệnh loét cây thanh long (neoscytalidium dimidiatum) tại quảng ninh (Trang 60 - 63)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.7. Kết quả thử nghiệm phòng trừ bệnh loét thân thanhlong (Neoscytalidium

VÀ CHẾ PHẨM SINH HỌC

Trong sản xuất thanh long tại Bình Thuận, nơi mà bệnh loét (hay còn gọi là đốm nâu, đốm trắng, ...) gây hại nghiệm trọng ở các vùng trồng thanh long, việc phòng trừ bệnh loét thực sự khó khăn. Phòng trừ bệnh chủ yếu là sử dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp như cắt tỉa cành bệnh phối hợp với phun thuốc hóa học và bón phân hợp lý nhằm tăng sức đề kháng cho cây. Thử nghiệm phòng trừ

bằng thuốc hóa học, Nguyễn Thành Hiếu và cs (2014) cho thấy thuốc có hoạt chất Mancozeb hay metalaxyl-M + Mancozeb hay Carbendazim kết hợp Hexaconazole cho hiệu quả tương đối tốt trong việc quản lý loét trên thanh long.

Tại Quảng Ninh, chưa có khảo nghiệm phòng trừ bệnh loét bằng thuốc trừ bệnh. Việc phòng trừ chủ yếu vẫn là do tự phát. Khi bệnh xuất hiện, các chủ vườn tự mua thuốc về phun. Do vậy mà hiệu quả phòng trừ bệnh chưa đạt hiệu quả cao. Trong phạm vi nghiên cứu này, căn cứ vào kết quả khảo sát hiệu lực của một số thuốc trừ bệnh trong điều kiện in vitro. Hai thuốc trừ bệnh Anvil 5SC, Ridomil gold 68WP, hai chế phẩm sinh học Nano Chitosan và Ketomium đã được sử dụng để thực hiện thử nghiệm phòng trừ bệnh loét thanh long tại Quảng Yên, Quảng Ninh (bảng 4.15).

Bảng 4.15. Khả năng phòng trừ bệnh loét thanh long của một số thuốc hóa học và chế phẩm sinh học tại Quảng Yên, Quảng Ninh

Công thức thí nghiệm Tỷ lệ bệnh (%) Hiệu lực (%) Trước phun Sau phun 10 ngày Sau phun 20 ngày Sau phun 30 ngày 10 ngày 20 ngày 30 ngày Đối chứng 26,7 46,6 46,6 53,3 - - - Anvil 5SC 26,7 26,7 27,3 27,3 42,7 43,6 58,3 Ketomium 20,0 20,0 22,6 22,6 32,0 36,1 48,3 Nano Chitosan 20,0 20,0 26,0 26,6 32,0 42,0 56,8

Ghi chú: Thí nghiệm được thực hiện tháng 6-7/2015. Một số cành bị bệnh nặng được cắt tỉa trước khi tiến hành thí nghiệm.

Kết quả thí nghiệm cho thấy, thuốc Anvil 5SC, chế phẩm Ketomium và Nano Chitosan đều có hiệu lực phòng trừ bệnh ở mức trung bình sau 30 ngày xử lý thuốc. Tuy nhiên, cũng cần khảo sát thêm để có kết quả chính xác hơn nữa về khả năng phòng trừ bệnh bằng thuốc trừ bệnh cũng như 2 chế phẩm sinh học nói trên để có khuyến cáo cho phòng trừ. Hiệu lực phòng trừ bệnh sau 30 ngày của chế phẩm Ketomium là 48,3%, Anvil 5SC là 58,3% và của Nano Chitosan là 56,8%. Số liệu quan sát được cho thấy, sau 30 ngày phun thuốc, hiệu lực của thuốc bắt đầu giảm dần, tỷ lệ bệnh tăng. Hiện tại, chưa tìm thấy thuốc hóa học đặc hiệu đối với bệnh loét thanh long.

Hình 4.14. Hiệu lực phòng trừ bệnh loét thanh long (Neoscytalidium dimidiatum) bằng thuốc trừ bệnh và chế phẩm sinh học sau 30 ngày theo dõi

A) B)

C) D)

Hình 4.15. Thí nghiệm khảo sát hiệu lực phòng trừ bệnh loét thanh long bằng chế phẩm Nano Chitosan và Ketomium tại Quảng Yên, Quảng Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bệnh loét cây thanh long (neoscytalidium dimidiatum) tại quảng ninh (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)