Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.3. Đặc điểm hình thái của nấm gây bệnh loét cây thanhlong tại Quảng Ninh
4.3.2. Đặc điểm hình thái của nấm gây bệnh loét thân thanhlong
Nguồn nấm thuần sau khi phân lập bằng kỹ thuật cấy đơn bào tử, chúng tôi nuôi cấy trên môi trường PGA và quan sát đặc điểm phát triển (đường kính tản nấm, mầu sắc của tản nấm) sau 5-7 ngày ở nhiệt độ phòng 25-28oC (bảng 4.7, hình 4.4E-F). Nấm gây bệnh loét phát triển rất nhanh trên môi trường PGA, đường kính tản nấm đạt 90 cm sau 3 ngày nuôi cấy (bảng 4.7). Tản nấm ban đầu có màu trắng, sau chuyển sang màu xám đen. Sợi nấm phân nhánh, có vách ngăn và đặc biệt tự tách ra thành bào tử đốt (arthrospore) với nhiều hình dạng khác nhau từ ngày thứ 2. Với đặc điểm này, chúng tôi nhận thấy nấm gây bệnh loét có thể thuộc chi Neoscytalidium. Tuy nhiên, để chính xác hơn về loài gây bệnh loét tại Quảng Ninh, chúng tôi xác định dựa vào giải trình tự vùng ITS của nấm.
Bảng 4.7. Đặc điểm tản của nấm và sợi nấm gây bệnh loét thanh long trên môi trường PGA
Ngày Đường kính tản nấm (mm) Đặc điểm hình thái tản nấm Đặc điểm sợi nấm Đặc điểm bào tử 1 28,8 Trắng, hơi xốp Màu trắng, phân nhánh, phân đốt hoặc chưa phân đốt.
Chưa xuất hiện
2 82,0
Dày, hơi xốp, chuyển màu đen.
Màu trắng, phân nhánh, phân đốt nhiều, trong sợi có nhiều nhân, màu đen
Xuất hiện bào tử đốt từ sợi nấm, màu nâu sậm, hình tròn hoặc hình elip
3 90,0 Xốp, chuyển
màu đen
Sợi nấm màu đen, đa bào, phân nhánh, đứt thành đốt nhiều.
Xuất hiện nhiều bào tử đốt, màu nâu sậm, hình tròn hoặc hình elip
4 Kín đĩa Xốp, chuyển màu đen
Sợi nấm màu đen, không quan sát thấy rõ sợi, các đốt tách hết thành bào tử đốt.
Rất nhiều bào tử đốt màu sậm, hình tròn hoặc elip được hình thành từ sợi nấm 5 Kín đĩa Xốp, chuyển
màu đen
Sợi nấm màu đen, xuất hiện rất nhiều bào tử đốt màu đen
Phần lớn chỉ quan sát được bào tử đốt, đen, sậm màu