Một số bài học kinh nghiệm kiểm soát nội bộ trong và ngoài nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ trong quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh quảng trị (Trang 28 - 36)

1.1 .3Một số mục tiêu của KSNB

1.4. Một số bài học kinh nghiệm kiểm soát nội bộ trong và ngoài nước

Một số quốc gia trên Thế giới đang áp dụng chính sách thu thuế tại nguồn, đơn cử như nếu là cư dân của Châu Âu đầu tư vào các khu vực thiên đường thuế có thể phải bị khấu trừ tại nguồn 20% tổng thu nhập và được chuyển về cho các quốc gia mà

KIỂM SOÁT NỘ BỘ

Đảm bảo sự tin cậy của báo cáo

Đảm bảo sự tuân thủ các quy định và luật lệ

Đảm bảo các hoạt động được thực hiện hiệu quả

Môi tường kiểm soát Đánh giá rủi ro Hoạt động kiểm soát Thông tin và truyền thông Giám sát

cư dân đó mang quốc tịch. Tuy vậy, chính sách này vẫn khó áp dụng triệt để do hầu hết quốc gia thiên đường thuế cho phép nhà đầu tư sử dụng tên người khác (cho người khác đứng tên thay). Như vậy, nếu người đứng tên thay không mang quốc tịch của các nước có thỏa hiệp về việc khấu trừ thuế tại nguồn thì việc thu thuế gần như là không thể. Trong bài “Trong nỗ lực chống thất thu thuế, chính quyền thành phố Bắc Kinh” (Trung Quốc) đã thực hiện một biện pháp khuyến khích người tiêu dùng yêu cầu các doanh nghiệp phải cấp hóa đơn bán hàng. Người ta đã đưa vào một ô nhỏ trong hóa đơn để biến hóa đơn thành một vé xổ số, khách hàng cào vào ô đó có thể trúng thưởng từ 100 đến 500 nhân dân tệ. Để ngăn ngừa sự giả mạo, một ô thứ hai với mã số cho phép khách hàng có thể kiểm tra thông qua internet về việc công ty đưa cho họ hóa đơn có giá trị hay không. Trong một chương trình thử nghiệm, một thị trấn nhỏ ở ngoại ô Bắc Kinh đã tăng thuế lên tới 732 ngàn USD trong khi chỉ phải chi ra 17 ngàn USD tiền thưởng (theo Báo cáo phát triển thế giới 2005 của WB, trích dẫn thông tin từ The Economist). Biện pháp đơn giản đó rất đáng cho những cơ quan chức năng của chúng ta suy nghĩ, không phải chỉ để áp dụng sáng kiến của người ta mà điều quan trọng là áp dụng cái tinh thần nỗ lực của họ.

* Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng tiêu chí đánh giá rủi ro thuế:Trong lĩnh vực thuế, rủi ro được chia ra làm 4 loại: Rủi ro trong đăng ký thuế; rủi ro về thời hạn tuân thủ; rủi ro kê khai thuế; rủi ro nộp thuế. Những rủi ro trên ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công tác thu thuế của Nhà nước. Kinh nghiệm của nhiều quốc gia cho thấy, việc xây dựng bộ tiêu chí để đánh giá rủi ro về thuế là hoàn toàn cần thiết, tránh được những yếu tố cảm tính, cũng như làm tăng tính công bằng, rõ ràng, minh bạch trong thanh tra, kiểm tra thuế.

* Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế Năm 2004, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đã công bố báo cáo hướng dẫn về “Quản lý rủi ro tuân thủ: Quản lý và cải thiện tuân thủ thuế”. Báo cáo này viết, tất cả các giai đoạn của quy trình quản lý rủi ro đã được hướng dẫn chi tiết cho các cơ quan thuế của các nước thành viên, bao gồm đánh giá khái quát về đối tượng nộp thuế, nhận diện rủi ro, đánh giá rủi ro, phân tích hành vi tuân thủ, xác định các hình thức xử lý, áp dụng các biện pháp và đánh giá các kết quả đạt được. Báo cáo đã đề xuất mô hình chi tiết để nhận diện rủi ro, trong đó

khẳng định các tiêu chí đánh giá rủi ro là một trong những yếu tố tạo nên sự thành công của mô hình. Năm 2009, OECD tiếp tục đưa ra hướng dẫn thông qua báo cáo chi tiết trong “Diễn đàn quản lý thuế: Quản lý tuân thủ thuế đối với nhóm các doanh nghiệp lớn”. Trong đó, các chỉ số để đánh giá rủi ro đưa ra bao gồm: (I) các thay đổi lớn về tình hình tài chính hoặc thuế phát sinh so với các năm trước/các doanh nghiệp (DN) cùng ngành; (II) những thay đổi giữa hiệu quả kinh doanh và thuế phát sinh không giải trình được; III) lỗ, lỗ liên tiếp, số thuế phát sinh; liên tiếp có số thuế phải nộp ít hoặc không phải nộp; (IV) yếu kém trong tuân thủ quy trình thuế; kết quả thuế không phù hợp với mục đích chính sách pháp luật thuế; (V) sự khác biệt giữa các yếu tố trong kê khai các loại thuế (thuế TNDN và GTGT…); (VI) doanh thu tăng nhưng thuế phát sinh giảm… Đầu năm 2012, OECD tiếp tục đưa ra báo cáo về tuân thủ thuế đối với nhóm DN vừa và nhỏ nhưng chủ yếu tổng hợp các phương pháp đánh giá mức độ tuân thủ thuế của nhóm đối tượng này, không đi sâu vào bộ chỉ số đánh giá. Đến tháng 04/2013, OECD đã đưa ra dự thảo sổ tay hướng dẫn về đánh giá rủi ro trong lĩnh vực chuyển giá, một vấn đề mấu chốt đối với cơ quan thuế các quốc gia nhằm hạn chế các công ty đa quốc gia chuyển giá, kê tăng chi phí, giảm lãi, báo lỗ và gây thất thu lớn về thuế TNDN phải nộp... Tiếp đó, trong “Bản sách trắng về chuyển giá” được đưa ra lấy ý kiến rộng rãi, OECD đã bổ sung thêm một số tiêu chí để nhận diện rủi ro trong chuyển giá của các công ty đa quốc gia này, như chuyển giao tài sản cố định cho các bên liên quan, tái cấu trúc kinh doanh, lỗ liên tiếp, số chuyển lỗ lớn, không có hoặc không đủ chứng từ chứng minh các giao dịch chuyển nhượng, các khoản nợ lớn. Đây chính là những tiêu chí đề xuất để đánh giá rủi ro và đưa ra quyết định thanh tra, kiểm tra với nhóm đối tượng này.

* Liên bang Nga: Tại Liên bang Nga, mọi kế hoạch, quy trình, thủ tục và nội

dung cũng như phương pháp thanh kiểm tra thuế do cơ quan thuế phê duyệt và ban hành đều dựa trên hệ thống tiêu chí đánh giá rủi ro đối với đối tượng nộp thuế một cách độc lập và công khai. Trong thực tế, từ nửa cuối năm 2007, hệ thống tiêu chí đó đã trở thành một công cụ của các cơ quan thuế nhằm khuyến khích đối tượng nộp thuế tăng tính minh bạch trong áp dụng căn cứ tính thuế, tăng khả năng sinh lợi cho DN, tránh tổn thất do các hoạt động sản xuất kinh doanh đồng thời giảm khả năng phải

hoàn thuế. Tuy nhiên, công cụ này chưa trở thành một công cụ duy nhất cho việc lập kế hoạch thanh, kiểm tra thuế trên toàn Liên bang Nga vào năm 2008. Do vậy, việc phân tích các hoạt động kinh tế và tình hình hình tài chính để phân loại, lựa chọn đối tượng nộp thuế cho kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế của các cơ quan thuế trên cơ sở phương pháp luận và hệ thống các tiêu chí, chỉ tiêu chỉ được thực hiện đồng bộ từ năm 2009. Tiếp đó, Quyết định số N MM-3-06/333@ ngày 30/05/2007 và quyết định sửa đổi số N MMB-7-2/461@ ngày 22/09/2010 của Tổng cục Thuế Liên bang Nga “Về việc phê chuẩn hệ thống nguyên tắc lập kế hoạch thanh kiểm tra nội bộ thuế" đã tạo ra một hệ thống các nguyên tắc lập kế hoạch kiểm tra thuế (cho các cơ quan thuế) và các tiêu chí tự đánh giá rủi ro về thuế (đối với đối tượng nộp thuế). Hệ thống các nguyên tắc này nhằm hướng tới: (I) Thống nhất các nguyên tắc trong lập kế hoạch thanh, kiểm tra nội bộ trên toàn Liên bang; (II) Nâng cao tính tuân thủ và hiểu biết của đối tượng nộp thuế; (III) Bảo đảm tăng nguồn thu ngân sách trên cơ sở tăng số lượng đối tượng nộp thuế tự nguyện và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế; (IV) Giảm số lượng đối tượng nộp thuế hoạt động trong “vùng tối” (trốn thuế); (V) Cập nhật và cung cấp thông tin đầy đủ cho đối tượng nộp thuế về các tiêu chí lựa chọn các đối tượng chịu thanh, kiểm tra thuế. Với những mục tiêu đó, thông qua quyết định ban hành, Tổng cục thuế Liên bang Nga đã phổ biến rộng rãi 12 tiêu chí để giúp cơ quan thuế và đối tượng nộp thuế có thể tiếp cận dễ dàng và minh bạch các tiêu chí lựa chọn, bao gồm: (1) Tỷ lệ thuế trích nộp thấp hơn trung bình ngành; (2) Kê khai lỗ trên các báo cáo tài chính, báo cáo thuế trong thời gian dài; (3) Kê khai trên báo cáo thuế giá trị thuế được khấu trừ lớn trong kỳ báo cáo; (4) Tốc độ tăng chi phí nhanh hơn tốc độ tăng thu nhập từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ; (5) Lương bình quân trên đầu người thấp hơn trung bình ngành trong cùng khu vực; (6) DN có số thuế kê khai gần với số thuế kê khai của các DN thuộc đối tượng áp dụng chế độ thuế ưu đãi/đặc biệt do Tổng cục thuế Liên bang quy định; (7) Cá nhân/hộ kinh doanh kê khai chi phí tối đa gần với thu nhập trong kỳ; (8) DN có giao dịch, mua bán với các bên có quan hệ liên kết; (9) DN chưa thực hiện giải trình về chênh lệch các số liệu trên báo cáo theo yêu cầu của cơ quan thuế; (10) DN có chuyển đổi hoặc đăng ký lại với cơ quan thuế do thay đổi trụ sở (hoặc địa bàn hoạt động); (11) Có chênh lệch lớn các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh

lời theo các số liệu trên báo cáo tài chính so với các DN cùng ngành; (12) DN có dấu hiệu không minh bạch trong các hoạt động sản xuất kinh doanh. Sau khi đưa ra 12 tiêu chí đánh giá rủi ro thuế để lựa chọn các đối tượng thanh kiểm tra, Tổng cục Thuế Liên bang Nga đã thực hiện mô hình hóa và triển khai đồng bộ các văn bản hướng dẫn, ứng dụng công nghệ thông tin để thống nhất kiểm soát thông tin của đối tượng nộp thuế (từ đăng ký đến kê khai, quyết toán thuế) và tạo ra cơ sở dữ liệu đồng bộ với các cơ quan ban ngành khác. Chỉ với 12 tiêu chí, các cơ quan thuế có thể đánh giá được khá toàn diện hoạt động sản xuất kinh doanh và thực trạng tài chính của đối tượng nộp thuế để từ đó có thể chọn ra danh sách các đối tượng nộp thuế có rủi ro cao nhất. Nếu như trước đây, trung bình cứ 10 đối tượng nộp thuế thì phải thanh, kiểm tra 1 đối tượng thì giờ đây tỷ lệ kiểm tra đồng bộ tại cơ sở đối tượng nộp thuế là 1% (trong khi tỷ lệ này ở các nước OECD là 3%)…

* Bài học xây dựng bộ tiêu chí quản lý rủi ro thuế cho Việt Nam: Cơ quan

Thuế Việt Nam đã đưa ứng dụng phần mềm phân tích rủi ro người nộp thuế vào phục vụ công tác lập kế hoạch thanh tra thuế (TPR) nhằm đánh giá rủi ro các DN do các Cục, Chi cục Thuế quản lý. Bên cạnh đó, một bộ tiêu chí tĩnh thí điểm cũng đã được xây dựng và đề xuất làm nền tảng để đánh giá rủi ro dựa trên 2 nguyên tắc: (1) đánh giá lịch sử tuân thủ pháp luật về thuế của đối tượng nộp thuế, sự biến động về kê khai thuế qua các kỳ và hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN; (2) dựa trên phân loại quy mô DN, doanh thu và thuế thu nhập phát sinh hàng năm. Ngoài ra, hiện nay, cơ quan Thuế cũng đang áp dụng những ngưỡng chỉ tiêu để xác định 4 nhóm DN có dấu hiệu rủi ro yêu cầu thanh tra: (I) Cơ sở kinh doanh kê khai lỗ 2 năm liên tục hoặc có số lỗ vượt quá số vốn chủ sở hữu; (II) Cơ sở kinh doanh được hoàn thuế từ hoạt động kinh doanh bất động sản, kinh doanh thương mại, dịch vụ; (III) Cơ sở kinh doanh thay đổi trụ sở từ 2 lần trở lên trong ṿòng 12 tháng kể từ ngày có quyết định hoàn thuế trở về trước; (IV) Cơ sở kinh doanh có sự thay đổi bất thường giữa doanh thu tính thuế và số thuế được hoàn trong giai đoạn 12 tháng kể từ ngày có quyết định hoàn thuế trở về trước. Tuy nhiên, quản lý rủi ro không chỉ nên dựa trên những tài liệu do đối tượng nộp thuế cung cấp mà cả những tài liệu khác mà cơ quan thuế thu thập được, như: tài liệu từ bên thứ ba; các thông tin trên mạng internet; các cơ sở dữ liệu kinh tế (tăng

trưởng kinh tế, chỉ số kinh tế trung bình ngành hoặc của một số DN từng ngành, thu nhập lao động bình quân theo ngành..); cơ sở dữ liệu ngành thuế (lịch sử tuân thủ, số lần kê khai nộp, số lần chậm nộp, số lần bị phạt... Ngoài những bộ tiêu chí đánh giá rủi ro trong thanh tra thuế đã có sẵn, cơ quan Thuế Việt Nam nên sử dụng một số những tiêu chí quản lý rủi ro thuế sau: Một là, lỗ, lỗ liên tiếp; liên tiếp có số thuế phải nộp ít hoặc không phải nộp; Hai là, biến động của tỷ lệ thuế TNDN và thuế GTGT phát sinh trên doanh thu (Doanh thu tăng nhưng thuế phát sinh giảm); Ba là, thuế phát sinh/giảm sút so với các năm trước/ so với các DN cùng ngành không giải trình được; kết quả thuế không phù hợp với mục đích chính sách pháp luật thuế; Bốn là, các thay đổi lớn về tình hình tài chính, biến động của các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh (hệ số khả năng thanh toán tổng quát, lợi nhuận sau thuế/doanh thu thuần (ROS), giá vốn/doanh thu thuần, tỷ trọng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp/ doanh thu thuần, lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu (ROE). Năm là, yếu kém trong tuân thủ quy trình thuế: không đăng ký thuế, chậm đăng ký thuế, chậm nộp tờ khai thuế, không kê khai thuế, chậm nộp thuế…; Sáu là, sự khác biệt giữa các yếu tố trong kê khai các loại thuế (ví dụ thuế TNDN và GTGT….); Bảy là, thời gian của quá trình tiến hành kiểm tra, thanh tra đối tượng nộp thuế. Trong các cuộc hội thảo về nguyên nhân dẫn đến thất thu thuế trên địa bàn tỉnh hàng năm, nhiều chuyên gia thuế cho rằng thất thu thuế có nhiều nguyên nhân, nếu phân loại theo công tác quản lý là do rủi ro bên trong Cục Thuế, Chi cục Thuế và rủi ro bên ngoài từ đối tượng nộp thuế. Rủi ro bên trong chủ yếu xuất phát từ sự suy thoái đạo đức của cán bộ thuế lợi dụng quyền hạn chức năng để tiếp tay cho Doanh nghiệp làm thất thu NSNN, mô hình tổ chức còn chưa phù hợp, tình hình nhân sự còn hạn chế về số lượng và chất lượng, trình độ về chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế, cập nhật chính sách thuế chưa kịp thời, áp dụng chính sách thuế chưa đúng theo thời gian thời kỳ hay sự không rõ ràng trong các văn bản luật, nghị định về thuế. Rủi ro bên ngoài xuất phát từ sự thiếu ý thức của người nộp thuế, kê khai thuế không đúng thời gian quy định, kê khai sai thuế, không đăng ký thuế theo quy định, luôn tìm mọi cách trốn thuế nhằm giảm tối thiểu số thuế phải nộp, hiện nay hành vi trốn thuế ngày càng đa dạng và tinh vi, đặc biệt là hoàn thuế, bỏ ngòai sổ sách, tạo giao dịch mua hàng giả mạo, ghi giá bán thấp hơn giá thực tế, hạch toán kế toán và kê khai thuế sai quy định nhằm gian lận số thuế phải nộp.

* Bài học kinh nghiệm đối với KSNB trong công tác quản lý thu thuế TNDN:

Tại các quốc gia các nước trên Thế giới đã áp dụng phương pháp quản lý rất chặt chẽ và khoa học trong môi trường kiểm soát quản lý thu thuế họ đã áp dụng công nghệ thông tin tiên tiến và khoa học, quản lý đối tượng đăng ký thuế mang tính lịch sử và liên tục, đối tượng nộp thuế rất khó gian lận về thuế, ở bên trong đơn vị họ được phân chia công việc cụ thể, mỗi người có một phần hành riêng và kết quả công việc được kiểm tra và kết nối hỗ trợ với nhau cho ra nguồn dữ liệu chính xác, những rủi ro của những hoạt động trong quy trình thu thuế được phân tích bởi bộ tiêu chí bài bản, tiến bộ và hiệu quả mang tích lịch sử và được phân tích đánh giá, xuyên suốt theo lộ trình để nhận dạng được những rủi ro dễ dàng hơn nhằm hạn chế những rủi ro và thất thu về thuế. Hoạt động kiểm soát được thực hiện một cách tuân thủ và chấp hành nghiêm dựa theo những chính sách và thủ tục ràng buộc trách nhiệm cao. Về thông tin và truyên thông, khâu này các Quốc gia tiên tiến thực hiện rất tốt vì công nghệ thông tin của họ mang tính vượt bậc, những thông tin thu thập được cập nhật và lưu trữ mang tích lịch sử, rất thuận lợi cho việc trao đổi hay kiểm soát về thông tin. Hoạt động giám sát là một khâu không thể thiếu trong hệ thống KSNB, mọi hoạt động trong quy trình thu thuế được giám sát chặt chẽ, được giám sát thực hiện theo quy trình, phương pháp cụ thể theo thủ tục, tuân thủ thực hiện đúng quy định và chính sách pháp luật. Tại Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ trong quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh quảng trị (Trang 28 - 36)