Thống kê kết quả khảo sát của yếu tố Thông tin và truyền thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ trong quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh quảng trị (Trang 77 - 79)

STT Thông tin và truyền thông

Hoàn toàn không quan trọng Không quan trọng Quan trọng mức trung bình Quan trọng Rất quan trọng 1

Thu thập thông tin thích hợp từ các cơ quan bên ngoài như bảo hiểm, lao động, kế hoạch đầu tư để thu thập các thông tin đáng tin cậy về tình hình kinh doanh, tham gia bảo hiểm… của doanh nghiệp

6 10 24 15 10

2 Quy trình quản lý thuế TNDN vàxử lý thông tin được thay đổi kịp thời theo các chính sách thuế mới.

3 5 11 25 21

3 Tổ chức các buổi tập huấn hướngdẫn doanh nghiệp về thuế TNDN 8 9 7 8 33

4 Tiếp nhận những đề xuất cải tiếnhay những bất cập trong quản lý

từ nhân viên trong Cục thuế. 8 10 25 12 10

5

Hệ thống thông tin trong đơn vị luôn được cập nhật kịp thời và chính xác, truy cập thuận tiện và hiệu quả.

2 3 8 19 33

“Nguồn: Nghiên cứu của tác giả”.

Từ kết quả khảo sát mà tác giả thống kê được trên cơ sở 65 bảng câu hỏi khảo sát thu về (xem phụ lục số 6) cho thấy: Thông tin và truyền thông cần thực hiện và hoàn thiện ở các yếu tố như sau:

Đầu tiên đó là “Hệ thống thông tin trong đơn vị luôn được cập nhật kịp thời và chính xác, truy cập thuận tiện và hiệu quả”. Đây là yếu tố nhận được nhiều sự đồng thuận nhất với 52/65 người chiếm tỷ lệ 80% và đặc biệt trong đó có đến 33 người cho là rất quan trọng chiếm 50,7%. Riêng ý kiến cho rằng hoàn toàn không quan trọng và không quan trọng chỉ có 5/65 người chiếm tỷ lệ 7,7%.

Đây là yếu tố vô cùng quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả của một hệ thống thông tin trong đơn vị. Khi thông tin trong đơn vị được cập nhật kịp thời, chính xác sẽ giúp cho lãnh đạo đơn vị cũng như những bộ phận tham mưu và các đối tượng liên quan có thể nắm rõ thông tin được nhanh nhất. Bên cạnh đó, còn giúp cho lãnh đạo đơn vị nhìn được toàn diện, chân thật hơn về tình hình thực tiễn và qua đó đưa ra các quyết định cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương cũng như tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Đồng thời, còn nắm bắt được các doanh nghiệp có thể xảy ra rủi ro để có biện pháp đối phó và hướng giải quyết phù hợp, đúng pháp luật quy định. Ngoài ra, còn đề xuất các cấp có thẩm quyền điều chỉnh, ban hành chính sách mới nhằm kích cầu cũng như tháo gỡ bớt khó khăn cho doanh nghiệp.

Tiếp sau là yếu tố “Quy trình quản lý thuế và xử lý thông tin được thay đổi kịp thời theo các chính sách thuế mới” thì có 46/65 người đồng ý với nhận định này, chiếm tỷ lệ khoảng 71,7%, một tỷ lệ cũng khá cao. Bên cạnh đó, số người đánh giá rất cao yếu tố này cũng chiếm 32,3%. Riêng, số người có ý kiến trái chiều chỉ 8/65 người chỉ chiếm khoảng 12,3%.

Đối với một quy trình quản lý thuế nói chung và thuế TNDN nói riêng thì điều hết sức quan trọng là cập nhật kịp thời, thường xuyên các chính sách mới. Một khi không nắm bắt kịp hoặc có nắm bắt nhưng không thường xuyên thì thường dẫn đến nhiều sai sót cho toàn ngành thuế tỉnh Quảng Trị và làm ảnh hưởng nhiều đến độ tin cậy các báo cáo cung cấp cho Tổng cục thuế, Bộ Tài chính và đi kèm với quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc thay đổi kịp thời các nghiệp vụ, chính sách thuế giúp cho công chức thuế hướng dẫn, hỗ trợ chính sách cho các doanh nghiệp để tránh trường hợp doanh nghiệp cố tình hiểu sai, nhầm lẫn để lách luật gian lận thuế, trốn thuế gâythất thu TNDN cho Ngân sách nhà nước.

Và cuối cùng là yếu tố “Tổ chức các buổi tập huấn hướng dẫn doanh nghiệp”. Yếu tố này có 41/65 người đồng ý lựa chọn chiếm 63%, trong đó số người đồng ý với nhận định này và cho là rất quan trọng chiếm tỷ lệ cao nhất so là 50,8%. Tuy nhiên, số người tỏ ra không đồng tình với nhận định này cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể lên đến 26,1%. Đây có thể nói là một nội dung rất quan trọng của CTTQT. Thực hiện tốt nội dung này nhằm hỗ trợ trực tiếp các chính sách thuế

đến các Doanh nghiệp để các doanh nghiệp nhận thức, hiểu rõ để thực hiện theo đúng quy định của nhà nước về pháp luật thuế và hạn chế tối đa các doanh nghiệp cho rằng là không được hướng dẫn về thuế mặc dù các doanh nghiệp hiện nay thực hiện theo cơ chế tự khai, tự nộp thuế.

2.3.5. Giám sát

Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Thanh tra, Kiểm tra thuế, Phòng quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế chính là hoạt động giám sát thường xuyên về thuế nói chung và thuế TNDN nói riêng đối với các doanh nghiệp. Việc giám sát được thực hiện dưới nhiều hình thức như:

- Kiểm tra hồ sơ khai thuế tại bàn ở Cục Thuế;

- Kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế nhằm ngăn ngừa, chấn chỉnh cũng như xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về thuế của các doanh nghiệp.

- Ngoài ra, Cục Thuế tỉnh Quảng Trị còn chịu sự kiểm tra định kỳ, đột xuất của Kiểm toán Nhà nước; Thanh tra Chính phủ; Thanh tra Bộ Tài chính và thanh tra nội bộ của Cục Thuế; Tổng cục Thuế,….

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ trong quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh quảng trị (Trang 77 - 79)