Thông tin và truyền thông:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ trong quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh quảng trị (Trang 76)

1.1 .3Một số mục tiêu của KSNB

2.3.4. Thông tin và truyền thông:

CTTQT đã đầu tư vào dự án xây dựng công nghệ thông tin để chia sẻ cơ sở dữ liệu với các Chi cục thuế trong tỉnh cũng như Cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc

trung ương trên cả nước và cũng như ở các cơ quan hữu quan khác nhằm tăng cường thu thập thông tin, hỗ trợ hoạt động kiểm tra, giám sát quản lý thu thuế.

Khi hệ thống thông tin hoàn chỉnh, đường truyền thông tin có thể kết nối trong toàn bộ hệ thống của ngành thuế để trao đổi, truyền đạt các chính sách và kiểm tra giám sát.

Bảng 2.14: Thống kê kết quả khảo sát của yếu tố Thông tin và truyền thông

STT Thông tin và truyền thông

Hoàn toàn không quan trọng Không quan trọng Quan trọng mức trung bình Quan trọng Rất quan trọng 1

Thu thập thông tin thích hợp từ các cơ quan bên ngoài như bảo hiểm, lao động, kế hoạch đầu tư để thu thập các thông tin đáng tin cậy về tình hình kinh doanh, tham gia bảo hiểm… của doanh nghiệp

6 10 24 15 10

2 Quy trình quản lý thuế TNDN vàxử lý thông tin được thay đổi kịp thời theo các chính sách thuế mới.

3 5 11 25 21

3 Tổ chức các buổi tập huấn hướngdẫn doanh nghiệp về thuế TNDN 8 9 7 8 33

4 Tiếp nhận những đề xuất cải tiếnhay những bất cập trong quản lý

từ nhân viên trong Cục thuế. 8 10 25 12 10

5

Hệ thống thông tin trong đơn vị luôn được cập nhật kịp thời và chính xác, truy cập thuận tiện và hiệu quả.

2 3 8 19 33

“Nguồn: Nghiên cứu của tác giả”.

Từ kết quả khảo sát mà tác giả thống kê được trên cơ sở 65 bảng câu hỏi khảo sát thu về (xem phụ lục số 6) cho thấy: Thông tin và truyền thông cần thực hiện và hoàn thiện ở các yếu tố như sau:

Đầu tiên đó là “Hệ thống thông tin trong đơn vị luôn được cập nhật kịp thời và chính xác, truy cập thuận tiện và hiệu quả”. Đây là yếu tố nhận được nhiều sự đồng thuận nhất với 52/65 người chiếm tỷ lệ 80% và đặc biệt trong đó có đến 33 người cho là rất quan trọng chiếm 50,7%. Riêng ý kiến cho rằng hoàn toàn không quan trọng và không quan trọng chỉ có 5/65 người chiếm tỷ lệ 7,7%.

Đây là yếu tố vô cùng quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả của một hệ thống thông tin trong đơn vị. Khi thông tin trong đơn vị được cập nhật kịp thời, chính xác sẽ giúp cho lãnh đạo đơn vị cũng như những bộ phận tham mưu và các đối tượng liên quan có thể nắm rõ thông tin được nhanh nhất. Bên cạnh đó, còn giúp cho lãnh đạo đơn vị nhìn được toàn diện, chân thật hơn về tình hình thực tiễn và qua đó đưa ra các quyết định cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương cũng như tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Đồng thời, còn nắm bắt được các doanh nghiệp có thể xảy ra rủi ro để có biện pháp đối phó và hướng giải quyết phù hợp, đúng pháp luật quy định. Ngoài ra, còn đề xuất các cấp có thẩm quyền điều chỉnh, ban hành chính sách mới nhằm kích cầu cũng như tháo gỡ bớt khó khăn cho doanh nghiệp.

Tiếp sau là yếu tố “Quy trình quản lý thuế và xử lý thông tin được thay đổi kịp thời theo các chính sách thuế mới” thì có 46/65 người đồng ý với nhận định này, chiếm tỷ lệ khoảng 71,7%, một tỷ lệ cũng khá cao. Bên cạnh đó, số người đánh giá rất cao yếu tố này cũng chiếm 32,3%. Riêng, số người có ý kiến trái chiều chỉ 8/65 người chỉ chiếm khoảng 12,3%.

Đối với một quy trình quản lý thuế nói chung và thuế TNDN nói riêng thì điều hết sức quan trọng là cập nhật kịp thời, thường xuyên các chính sách mới. Một khi không nắm bắt kịp hoặc có nắm bắt nhưng không thường xuyên thì thường dẫn đến nhiều sai sót cho toàn ngành thuế tỉnh Quảng Trị và làm ảnh hưởng nhiều đến độ tin cậy các báo cáo cung cấp cho Tổng cục thuế, Bộ Tài chính và đi kèm với quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc thay đổi kịp thời các nghiệp vụ, chính sách thuế giúp cho công chức thuế hướng dẫn, hỗ trợ chính sách cho các doanh nghiệp để tránh trường hợp doanh nghiệp cố tình hiểu sai, nhầm lẫn để lách luật gian lận thuế, trốn thuế gâythất thu TNDN cho Ngân sách nhà nước.

Và cuối cùng là yếu tố “Tổ chức các buổi tập huấn hướng dẫn doanh nghiệp”. Yếu tố này có 41/65 người đồng ý lựa chọn chiếm 63%, trong đó số người đồng ý với nhận định này và cho là rất quan trọng chiếm tỷ lệ cao nhất so là 50,8%. Tuy nhiên, số người tỏ ra không đồng tình với nhận định này cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể lên đến 26,1%. Đây có thể nói là một nội dung rất quan trọng của CTTQT. Thực hiện tốt nội dung này nhằm hỗ trợ trực tiếp các chính sách thuế

đến các Doanh nghiệp để các doanh nghiệp nhận thức, hiểu rõ để thực hiện theo đúng quy định của nhà nước về pháp luật thuế và hạn chế tối đa các doanh nghiệp cho rằng là không được hướng dẫn về thuế mặc dù các doanh nghiệp hiện nay thực hiện theo cơ chế tự khai, tự nộp thuế.

2.3.5. Giám sát

Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Thanh tra, Kiểm tra thuế, Phòng quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế chính là hoạt động giám sát thường xuyên về thuế nói chung và thuế TNDN nói riêng đối với các doanh nghiệp. Việc giám sát được thực hiện dưới nhiều hình thức như:

- Kiểm tra hồ sơ khai thuế tại bàn ở Cục Thuế;

- Kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế nhằm ngăn ngừa, chấn chỉnh cũng như xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về thuế của các doanh nghiệp.

- Ngoài ra, Cục Thuế tỉnh Quảng Trị còn chịu sự kiểm tra định kỳ, đột xuất của Kiểm toán Nhà nước; Thanh tra Chính phủ; Thanh tra Bộ Tài chính và thanh tra nội bộ của Cục Thuế; Tổng cục Thuế,….

Bảng 2.15: Thống kê kết quả khảo sát của yếu tố Giám sát

STT Giám sát Hoàn toàn không quan trọng Không quan trọng Quan trọng ở mức trung bình Quan trọng Rất quan trọng 1

Phòng Thanh tra, Kiểm tra thuế được phép báo cáo trực tiếp cho

người quản lý cao nhất. 3 7 11 20 24

2

Bỏ qua công việc thanh tra, kiểm tra ,giám sát sau khi doanh

nghiệp đã nộp thuế. 5 8 11 22 19

3

Nâng cao trình độ chuyên môn, kế toán cho nhân viên trong bộ

phận Thanh tra, Kiểm tra thuế. 7 19 15 14 10

4 Tiếp nhận ý kiến góp ý từ nhânviên thuế, doanh nghiệp. 7 10 30 9 9 5

Những sai sót trong quy trình thuế TNDN xử lý được phát hiện kịp thời và báo cáo lên cấp trên quản lý.

2 5 15 15 28

Từ kết quả khảo sát trên (xem phụ lục số 7), ta thấy có 03 yếu tố chính để giúp Cục thuế tỉnh Quảng Trị làm tốt công tác Giám sát đó là:

Một là, yếu tố “Những sai sót trong quy trình xử lý được phát hiện kịp thời và báo cáo lên cấp trên quản lý”. Yếu tố này được các đáp viên đánh giá rất cao với 48/65 người tán thành chiếm tỷ lệ 73,8% và trong có đến 43,1% số người đồng ý là rất quan trọng. Tuy nhiên, cũng có 7 người có quan điểm trái chiều nhưng chiếm tỷ lệ không đáng kể chỉ 10,7%. Việc kịp thời báo cáo cấp trên quản lý các sai sót trong quy trình xử lý nhằm hoàn thiện quy trình xử lý hiện tại, giúp phát hiện những lỗ hỏng, các sự kiện thiếu hợp lý trong quy trình hoạt động, đồng thời giúp cho lãnh đạo nhìn tổng quan hơn về những sai sót trong quy trình có thể dẫn đến những rủi ro xảy ra để có biện pháp xử lý tốt nhất trong các tình huống sai sót. Thực hiện tốt vấn đề này đồng nghĩa với việc đơn vị đó đang có một công tác kiểm soát và giám sát khá hiệu quả và còn thể hiện được sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các cấp, các bộ phận và các cá nhân công chức trong toàn đơn vị giúp lãnh đạo Cục Thuế luôn nắm bắt được tình hình hiện tại của cơ quan và phát hiện kịp thời những sai sót của công tác kiểm soát.

Thứ hai, là việc “Phòng Thanh tra, Kiểm tra thuế được phép báo cáo trực tiếp cho người quản lý cao nhất”. Đây là một yếu tố cũng quan trọng vì có đến 44/65 người bảy tỏ quan điểm đồng ý với tỷ lệ chiếm 67,7%. Còn lại số người không đánh giá cao yếu tố này chỉ chiếm tỷ lệ 15,3%.

Đây là yếu tố cần được tiếp tục hoàn thiện và phát huy vì nó đảm bảo việc truyền tải thông tin về doanh nghiệp một cách chính xác và đáng tin cậy giữa người cung cấp và người tiếp nhận thông tin. Việc vượt cấp trong báo cáo sẽ tránh được tình trạng những sai phạm không được báo cáo kịp thời, chính xác hoặc không được phản ánh lên người lãnh đạo cao nhất.

Trong trường hợp có sự thi đua thành tích giữa những người quản lý cấp dưới hoặc vì mục đích cá nhân nào đó mà không muốn báo cáo lên Cục trưởng Cục Thuế và việc công chức của Phòng Thanh tra, Phòng Kiểm tra trực tiếp báo cáo, thỉnh thị thông tin với Cục trưởng cũng giúp tạo cầu nối thông tin giữa một bên là người đưa ra các mục tiêu thu và phương hướng đạt mục tiêu cho Cục trưởng và một bên là tình hình thực tế về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để

từ đó, có thể giúp cân đối giữa mục tiêu quản lý thu thuế và khả năng thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp.

Như vậy, yếu tố này có thể nói là đã tạo nên môi trường làm việc có tính khách quan cho Phòng Thanh tra thuế, Phòng Kiểm tra thuế được quyền ưu tiên báo cáo trực tiếp với Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Quảng Trị và độc lập với các Phòng chức năng khác. Mặt khác, do được báo cáo trực tiếp đến Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Quảng Trị nên có thể nói là đã hạn chế tối đa rủi ro trong quá trình chuyển tải thông tin từ dưới lên, làm cho Cục trưởng Cục thuế tỉnh Quảng Trị nhận được nguồn thông tin đáng tin cậy để phục vụ cho việc đưa ra các quyết định phù hợp trong đơn vị cũng như đối với doanh nghiệp.

Cuối cùng, là việc “Bỏ qua công việc thanh tra, kiểm tra ,giám sát sau khi doanh nghiệp đã nộp thuế” với 41/65 người tán thành chiếm tỷ lệ 63,1%, trong đó tỷ lệ số người coi cho rằng rất quan trọng là 20 người, chiếm tỷ lệ 30,7%. Yếu tố này có thể dẫn đến việc thất thu thuế TNDN cũng như các sắc thuế khác nếu như bỏ qua công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp sau khi họ đã thực hiện nghĩa vụ nộp thuế bởi vì: Khi công tác thanh tra, kiểm tra thuế không được chú trọng sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cố tình lách luật để gian lận thuế, trốn thuế thông qua hồ sơ khai thuế, quyết toán thuế TNDN theo số liệu chủ quan do doanh nghiệp tự xây dựng. Bên cạnh đó, công chức thuế có nhiều cơ hội để thông đồng với doanh nghiệp mà ít sợ bị phát hiện và cuối cùng là tạo tiền lệ không tốt cho công chức thuế ở Phòng Thanh tra, Phòng Kiểm tra thuế thực hiện không đầy đủ chức trách của mình trong hay như bỏ sót các bước thanh tra, kiểm tra thuế đã được quy định trong quy trình. Do đó, công tác thanh tra, kiểm tra thuế và giám sát hồ sơ khai thuế, quyết toán thuế TNDN cần được duy trì, quan tâm đúng mực và thực sự cần thiết để hạn chế tối đa thất thu ngân sách nhà nước.

2.4. Những mặt chưa làm được và nguyên nhân tồn tại của công tác kiểm soát nộibộ để quản lý thu thuế TNDN tại Cục Thuế tỉnh Quảng Trị bộ để quản lý thu thuế TNDN tại Cục Thuế tỉnh Quảng Trị

2.4.1. Về Môi trường kiểm soát

- Những mặt chưa làm được:

Dựa vào bảng phân tích dữ liệu thứ cấp và kết quả nghiên cứu bảng câu hỏi khảo sát. Tác giả nhận thấy rằng, hiện nay CTTQT vẫn chưa xây dựng được một chuẩn mực

đạo đức nghề nghiệp cụ thể cho công chức tại đơn vị mình nên vẫn xảy ra những trường hợp mâu thuẫn về quyền lợi và nghĩa vụ của người nộp thuế với công chức thuế. Bên cạnh đó, có thể nói là chưa thật sự chú trọng trong việc phân định quyền hạn và trách nhiệm cho từng bộ phận công việc và cũng chưa tổ chức thuận lợi cho việc truyền đạt thông tin từ dưới lên trên và từ trên xuống dưới trong các hoạt động của đơn vị.

Năng lực, kỹ năng làm việc của công chức trong CTTQT chưa được quan tâm đúng mực. Lãnh đạo Tổng cục Thuế cũng luôn nhận thức rằng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý thu thuế và đặc biệt là thuế TNDN là rất cần thiết đối với chức năng kiểm soát và quản lý nguồn thu. Đồng thời, xây dựng các chuẩn mực cho công chức thuế phải xác định được mục tiêu, đối tượng phục vụ chính của mình làm nền tảng cho chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp trong thực thi công việc.

- Nguyên nhân tồn tại:

Trước hết là do nguồn nhân lực ngành thuế chưa đủ để có thể đáp ứng yêu cầu công việc một cách kịp thời, phục vụ tốt cho người nộp thuế. Mặt khác, công chức thuế còn dễ bị vật chất cám dỗ, trong thực thi nhiệm vụ còn nặng về tư lợi cá nhân làm ảnh hưởng nhiều đến đạo đức nghề nghiệp của công chức thuế.

2.4.2. Về Đánh giá rủi ro

- Những mặt chưa làm được:

CTTQT chưa thực sự chú trọng đến năng lực, trình độ chuyên môn của công chức trong đơn vị. Phân bổ nguồn nhân lực để ngăn ngừa, đối phó rủi ro chưa hợp lý. Các rủi ro được nhận diện được truyền đạt đến các Phòng chức năng chưa kịp thời, đầy đủ và cũng chưa có sự phối kết hợp trong công việc. Mặt khác, CTTQT là đơn vị quản lý nhà nước về công tác quản lý thu thuế nêncònmangnặngtínhhànhchính cho nên việclậpbáo cáo thường chưaphản ánhđúngtìnhhình quản lýthu thuế TNDN ở tại đơn vị.

Mụctiêu quản lý thu thuế TNDN ở Cục Thuế tỉnh Quảng Trịthường đặtra ngay từ đầu hàng nămnhưngkhi mục tiêu có thểđãđạtđượcthì việc đánh giácũng nhưđưara hướng phòngchốngrủirothấtthu thuế TNDNlạixem nhẹ, thiếu chú trọngnên số liệu báo cáo công tác thấtthu thuế TNDN thường thấp hơnthựctế rấtnhiều.

- Nguyên nhân tồn tại:

Chưaxâydựng đượcmộtquy trình kiểm tra, giámsátchặtchẽcácrủiro cũng như chưacókếhoạch hợp lý đểđối phótrongcáctrườnghợpcósựbiếnđộngđộtxuấtvề chính sách thuế, vềcơcấutổchức và nhân sự.

Trong hoạt động quản lý thu thuế, Cục Thuế chỉ luôn chú trọng về thực hiện nhiệm vụ thu tiền thuế vào ngân sách Nhà nước là chính mà chưa quan tâm chú ý đến việc kiểm soát nội bộ, chưa phân tích và đánh giá đầy đủ các rủi ro trong hoạt động quản lý thu thuế. Chưa xây dựng một quy trình giám sát chặt chẽ các rủi ro và có kế hoạch đối phó trong các trường hợp có sự biến động đột xuất về cơ cấu tổ chức, chính sách.

Việc phân bổ nguồn lực cũng như công tác luân phiên, luân chuyển công chức giữa các pḥng, điều động công tác từ Cục về Chi cục hoặc ngược lại còn mang tính cả nể từ các mối quan hệ quen biết và cục bộ địa phương ,…Lãnhđạo Cục Thuếchưathật sự chú trọngđếncácrủiro,màđặcbiệtlàrủiro vềthuế TNDN.

2.4.3. Về Hoạt động kiểm soát

- Những mặt chưa làm được:

Phòng kiểm tra nội bộ của CTTQT với nguồn nhân lực quá mỏng, chỉ có 06 người nên gần như là chưa thực hiện hết chức trách của mình hay có thực hiện chăng nữa nhưng cũng mang tính kiểm tra điểm, kiểm tra khi có đơn thư khiếu nại, tố cáo hoặc kiểm tra theo chuyên đề, theo chỉ đạo của Tổng cục Thuế. Cũng chính vì đặc điểm này mà kết quả kiểm tra, kiểm soát nội bộ thường không phát hiện hay phát hiện không đáng kể những rủi ro do các thông tin sai sót ở các Phòng thường bị che dấu do tính cục bộ, thành tích.

Việc luân chuyển công chức, luân phiên công việc giữa các Phòng còn mang nặng hình thức, thường không quan tâm nhiều đến năng lực, sở trường của công chức và làm sơ sài cho có. Tầm am hiểu và nhận thức các văn bản quy phạm pháp luật về thuế của một số công chức thuế chưa đến nơi đến chốn, chưa thường xuyên trao đổi hỗ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ trong quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh quảng trị (Trang 76)