Những mặt chưa làm được và nguyên nhân tồn tại của công tác kiểm soát nội bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ trong quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh quảng trị (Trang 81)

1.1 .3Một số mục tiêu của KSNB

2.4. Những mặt chưa làm được và nguyên nhân tồn tại của công tác kiểm soát nội bộ

2.4.1. Về Môi trường kiểm soát

- Những mặt chưa làm được:

Dựa vào bảng phân tích dữ liệu thứ cấp và kết quả nghiên cứu bảng câu hỏi khảo sát. Tác giả nhận thấy rằng, hiện nay CTTQT vẫn chưa xây dựng được một chuẩn mực

đạo đức nghề nghiệp cụ thể cho công chức tại đơn vị mình nên vẫn xảy ra những trường hợp mâu thuẫn về quyền lợi và nghĩa vụ của người nộp thuế với công chức thuế. Bên cạnh đó, có thể nói là chưa thật sự chú trọng trong việc phân định quyền hạn và trách nhiệm cho từng bộ phận công việc và cũng chưa tổ chức thuận lợi cho việc truyền đạt thông tin từ dưới lên trên và từ trên xuống dưới trong các hoạt động của đơn vị.

Năng lực, kỹ năng làm việc của công chức trong CTTQT chưa được quan tâm đúng mực. Lãnh đạo Tổng cục Thuế cũng luôn nhận thức rằng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý thu thuế và đặc biệt là thuế TNDN là rất cần thiết đối với chức năng kiểm soát và quản lý nguồn thu. Đồng thời, xây dựng các chuẩn mực cho công chức thuế phải xác định được mục tiêu, đối tượng phục vụ chính của mình làm nền tảng cho chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp trong thực thi công việc.

- Nguyên nhân tồn tại:

Trước hết là do nguồn nhân lực ngành thuế chưa đủ để có thể đáp ứng yêu cầu công việc một cách kịp thời, phục vụ tốt cho người nộp thuế. Mặt khác, công chức thuế còn dễ bị vật chất cám dỗ, trong thực thi nhiệm vụ còn nặng về tư lợi cá nhân làm ảnh hưởng nhiều đến đạo đức nghề nghiệp của công chức thuế.

2.4.2. Về Đánh giá rủi ro

- Những mặt chưa làm được:

CTTQT chưa thực sự chú trọng đến năng lực, trình độ chuyên môn của công chức trong đơn vị. Phân bổ nguồn nhân lực để ngăn ngừa, đối phó rủi ro chưa hợp lý. Các rủi ro được nhận diện được truyền đạt đến các Phòng chức năng chưa kịp thời, đầy đủ và cũng chưa có sự phối kết hợp trong công việc. Mặt khác, CTTQT là đơn vị quản lý nhà nước về công tác quản lý thu thuế nêncònmangnặngtínhhànhchính cho nên việclậpbáo cáo thường chưaphản ánhđúngtìnhhình quản lýthu thuế TNDN ở tại đơn vị.

Mụctiêu quản lý thu thuế TNDN ở Cục Thuế tỉnh Quảng Trịthường đặtra ngay từ đầu hàng nămnhưngkhi mục tiêu có thểđãđạtđượcthì việc đánh giácũng nhưđưara hướng phòngchốngrủirothấtthu thuế TNDNlạixem nhẹ, thiếu chú trọngnên số liệu báo cáo công tác thấtthu thuế TNDN thường thấp hơnthựctế rấtnhiều.

- Nguyên nhân tồn tại:

Chưaxâydựng đượcmộtquy trình kiểm tra, giámsátchặtchẽcácrủiro cũng như chưacókếhoạch hợp lý đểđối phótrongcáctrườnghợpcósựbiếnđộngđộtxuấtvề chính sách thuế, vềcơcấutổchức và nhân sự.

Trong hoạt động quản lý thu thuế, Cục Thuế chỉ luôn chú trọng về thực hiện nhiệm vụ thu tiền thuế vào ngân sách Nhà nước là chính mà chưa quan tâm chú ý đến việc kiểm soát nội bộ, chưa phân tích và đánh giá đầy đủ các rủi ro trong hoạt động quản lý thu thuế. Chưa xây dựng một quy trình giám sát chặt chẽ các rủi ro và có kế hoạch đối phó trong các trường hợp có sự biến động đột xuất về cơ cấu tổ chức, chính sách.

Việc phân bổ nguồn lực cũng như công tác luân phiên, luân chuyển công chức giữa các pḥng, điều động công tác từ Cục về Chi cục hoặc ngược lại còn mang tính cả nể từ các mối quan hệ quen biết và cục bộ địa phương ,…Lãnhđạo Cục Thuếchưathật sự chú trọngđếncácrủiro,màđặcbiệtlàrủiro vềthuế TNDN.

2.4.3. Về Hoạt động kiểm soát

- Những mặt chưa làm được:

Phòng kiểm tra nội bộ của CTTQT với nguồn nhân lực quá mỏng, chỉ có 06 người nên gần như là chưa thực hiện hết chức trách của mình hay có thực hiện chăng nữa nhưng cũng mang tính kiểm tra điểm, kiểm tra khi có đơn thư khiếu nại, tố cáo hoặc kiểm tra theo chuyên đề, theo chỉ đạo của Tổng cục Thuế. Cũng chính vì đặc điểm này mà kết quả kiểm tra, kiểm soát nội bộ thường không phát hiện hay phát hiện không đáng kể những rủi ro do các thông tin sai sót ở các Phòng thường bị che dấu do tính cục bộ, thành tích.

Việc luân chuyển công chức, luân phiên công việc giữa các Phòng còn mang nặng hình thức, thường không quan tâm nhiều đến năng lực, sở trường của công chức và làm sơ sài cho có. Tầm am hiểu và nhận thức các văn bản quy phạm pháp luật về thuế của một số công chức thuế chưa đến nơi đến chốn, chưa thường xuyên trao đổi hỗ trợ nhau về chuyên môn nghiệp vụ để phục vụ công tác quản lý thu thuế và chống thất thu thuế TNDN, tạo kẻ hở cho các doanh nghiệp vận dụng khai thác để gian lận thuế, trốn thuế.

Bên cạnh đó, thông qua các cuộc thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế nếu như chúng ta hướng dẫn, yêu cầu các doanh nghiệp nghiêm túc chấp hành pháp luật thuế thì cũng tạo được một môi trường kiểm soát nguồn thu NSNN tốt hơn nhằm hoàn thành và hoàn thành vượt mức nhiệm vụ thu NSNN được Đảng và Nhà nước giao cho.

- Nguyên nhân tồn tại:

Chế tài về xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật thuế, chậm trễ nộp thuế hiện nay chưa đủ sức răn đe. Công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ ngành chưa chú trọng đúng mức và chưa thật sự xem đây là đây là một trong những biện pháp trọng yếu trong công tác chống thất thu thuế TNDN. Bên cạnh đó, các Ngành, các cấp chính quyền địa phương và đặc biệt là các cơ quan thực thi pháp luật như cơ quan Công an, Toà án,… chưa đồng hành cùng phối hợp, hỗ trợ cho cơ quan thuế để thực hiện tốt nhiệm vụ thu thuế.

2.4.4. Về Thông tin và truyền thông

- Những mặt chưa làm được:

Một số hạn chế rất lớn còn tồn tại trong thông tin và truyền thông tác đó là: Ứng dụng hỗ trợ kê khai thuế bằng mã vạch còn nhiều bất cập, bị lỗi, tốc độ xử lý còn chậm, thường xuyên phải được nâng cấp qua nhiều phiên bản; Lỗi hệ thống do đường truyền mạng quá tải, xử lý chậm; Hệ thống các loại mẫu biểu báo cáo còn chưa phù hợp, chưa đầy đủ. Sự truyền đạt thông tin trong toàn hệ thống Cục thuế còn chậm do không đủ kinh phí để lắp đặt, nâng cấp thường xuyên. Việc bảo mật thông tin, dữ liệu kiểm soát chưa chặt chẽ, lưu trữ hồ sơ tài liệu khai thuế, quyết toán thuế TNDN chưa hệ thống, chưa đồng bộ và chưa đáp ứng về thời gian lưu trữ.

- Nguyên nhân tồn tại:

Trình độ tin học của công chức thuế nói chung và cán bộ của Phòng Tin học CTTQT nói riêng còn yếu, chưa thật sự đáp cho nhu cầu công việc. Công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế chưa được phân quyền sử dụng phần mềm đầy đủ để tra cứu các ứng dụng quản lý thuế và thậm chí còn có trường hợp công chức chưa thành thục về tra cứu ứng dụng dẫn đến rất trở ngại trong việc kiểm soát dữ liệu cũng như gắn trách nhiệm nếu như có sai sót xảy ra. Bên cạnh đó, các

ứng dụng công nghệ thông tin chưa sửa đổi, chưa điều chỉnh kịp thời do mẫu biểu báo cáo sửa đổi theo chính sách mới, quy định mới. Ngoài ra, nguồn thông tin từ các cơ quan quản lý nhà nước khác có liên quan chưa đầy đủ nên nhìn một cách tổng quát thì việc kiểm soát nguồn thu và đặc biệt là thuế TNDN trên địa bàn chưa đạt hiệu quả như mong muốn.

2.4.5. Giám sát

- Những mặt chưa làm được:

Thực hiện công việc giám sát do một số Phòng trực tiếp quản lý thu thuế đảm nhiệm nhưng chủ yếu là tập trung ở Phòng Thanh tra thuế, Phòng Kiểm tra thuế được thực hiện thông qua các cuộc thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế hay là kiểm tra hồ sơ khai thuế tại bàn ở CTTQT.

Hiện nay, việc giám sát này có thể nói là chưa thật sự chú trọng, có thể xảy ra ở nhiều nguyên nhân nhưng một trong những nguyên nhân là do số lượng doanh nghiệp đang quản lý thuế rất lớn, nguồn nhân lực và cơ sở vật chất chưa đáp ứng đủ để phục vụ cho công tác giám sát.

- Nguyên nhân tồn tại:

Công tác chống thất thu thuế TNDN là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của CTTQT. Hiện nay, công tác này thực hiện chưa tốt vì nhiều nguyên nhân đó là:

+ Với số công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế hiện tại nếu tính bình quân đầu người để quản lý về thuế đối với doanh nghiệp thì không đáp ứng đủ cả về số lượng và chất lượng. Bên cạnh đó, hệ thống thông tin chưa đầy đủ dữ liệu để phục vụ theo yêu cầu quản lý của ngành, công tác phối kết hợp, hỗ trợ trong công tác quản lý thu thuế giữa các phòng liên quan chưa tốt, chưa thực sự kiểm ra giám sát lẫn nhau. Mặt khác, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của lực lượng làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế chưa đáp ứng được theo yêu cầu công việc; kỹ năng phân tích số liệu trên báo cáo tài chính, quyết toán thuế TNDN trước khi tiến hành thanh tra, kiểm tra thuế tại doanh nghiệp chưa sâu, chưa phát hiện được rủi ro tiềm ẩn dẫn đến phát hiện không đáng kể các sai phạm, thậm chí là không phát hiện được sai phạm làm cho công tác chống thất thu thuế TNDN chưa hiệu quả gây thất thu cho ngân sách nhà nước.

+ Chưa chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế; Chưa thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ về

công tác thanh tra, kiểm tra thuế, lớp đào tạo tin học để tra cứu các ứng dụng quản lý thuế và bổ trợ cho công tác giám sát hồ sơ khai thuế của doanh nghiệp.

+ Bên cạnh đó, đối với việc quản lý thu thuế qua công tác kiểm tra rà soát tại bàn được thực hiện tại CTTQT chưa thật sự hiệu quả vì nguồn nhân lực làm công tác này còn yếu, còn mỏng, kỹ năng về chuyên môn nghiệp vụ chưa đáp ứng được yêu cầu công việc dẫn đến phát hiện không kịp thời và thậm chí là không phát hiện các rủi ro gian lận về thuế, trốn thuế ngay từ khâu kiểm tra hồ sơ khai thuế của doanh nghiệp tại cơ quan thuế.

Tại Cục Thuế tỉnh Quảng Trị công việc kiểm tra nội bộ được Ban lãnh đạo tổ chức triễn khai thực hiện theo quy định nhưng thực sự chưa khoa học, đi theo một quy trình cụ thể. Đặc thù là cơ quan quản lý hành chính cho nên các thành viên trong ban kiểm soát nội bộ thường hoạt động với tinh thần dễ dãi, kiêng nễ lẫn nhau hoặc không muốn làm mất lòng đồng nghiệp thường cho qua những lỗi vi phạm, họ thường không xem trọng công tác kiểm soát nội bộ với lý do là công việc này của chung chứ không của riêng ai nên chưa chú trọng quan tâm.

TÓM KẾT CHƯƠNG II

Luật thuế TNDN và các văn bản hướng dẫn thi hành qua những năm gần đây luôn được bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của nước ta và sát thực tiễn của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Luật quản lý thuế và các văn bản thi hành từ khi có hiệu lực đến nay đã tạo hành lang pháp lý cho công tác quản lý thu thuế và chống thất thu thuế TNDN trên địa bàn đã đạt được kết quả nhất định, tạo môi trường công bằng, cạnh tranh lành mạnh giúp doanh nghiệp ổn định và phát triển.

Ở chương này, tác giả tập trung đánh giá thực trạng công tác kiểm soát nội bộ tại Cục thuế tỉnh Quảng Trị trên cơ sở phân tích 05 thành phần cốt lõi của công tác kiểm soát nội bộ đó là: Môi trường kiểm soát, Đánh giá rủi ro, Hoạt động kiểm soát, Thông tin truyền thông và Giám sát.

Thông qua việc nghiên cứu dữ liệu thứ cấp thực tế tại Cục Thuế tỉnh Quảng Trị và qua khảo sát của 65 cá nhân là lãnh đạo Cục; lãnh đạo các phòng và chuyên viên, kiểm soát viên văn phòng đang công tác bên trong nội tại ngành thuế tỉnh Quảng Trị có am hiểu về CTKSNB. Tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phân tích, so

sánh, tổng hợp suy diễn và tính toán bằng phương pháp tỷ lệ phần trăm để tiến hành thống kê, đánh giá mức độ của các yếu tố thông qua tỷ trọng các ý kiến trả lời của 65 cá nhân nêu trên. Từ đó, đưa ra các đề xuất cần thiết từ những mặt đã làm được và chưa làm được, nguyên nhân tồn tại và đây là cơ sở khoa học để tác giả đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ trong công tác quản lý thu thuế TNDN tại Cục Thuế tỉnh Quảng Trị ở chương III dưới đây.

CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỂ QUẢN LÝ THU THUẾ TNDN

TẠI CỤC THUẾ TỈNH QUẢNG TRỊ 3.1. Quan điểm hoàn thiện

Công tác kiểm soát nội bộ phải được xác lập trên cơ sở một số quan điểm nhất định, nhằm khi tổ chức và xây dựng các văn bản cũng như thực thi nhất quán và hiệu quả. Từ thực trạng về công tác kiểm soát nội bộ ở Cục Thuế tỉnh Quảng Trị, tác giả đưa ra một số quan điểm hoàn thiện như sau:

- Quan điể m kế thừ a:

Mục tiêu của ngành thuế nước talà phải đảm bảo được yêu cầu động viên đóng góp công bằng và hợp lý giữa các tầng lớp dân cư, giữa các cơ sở kinh doanh trong và ngoài nhà nước trên cơ sở thu đúng, thu đủ, thu kịp thời tiền thuế vào NSNN và thu được lòng dân đồng thời chống các hành vi gian lận thuế, trốn thuế, và dây dưa nợ đọng chiếm dụng tiền thuế của NSNN; điều tiết thu nhập cao và quá cao không hợp lý nhằm góp phần thực hiện tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế quốc dân, cân đối thu chi ngân sách, ổn định vật giá, tiền tệ, cân đối tiền hàng; thực hiện kiểm kê, kiểm soát, quản lý, hướng dẫn mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển theo hướng mang lại lợi ích cho nền kinh tế nước nhà, tích cực góp phần thúc đẩy cải tạo, củng cố và hoàn thiện các quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, tăng cường chống đầu cơ tích trữ, buôn bán trái phép, gian lận thuế, trốn thuế.

Thực hiện nghiêm chính sách pháp luật thuế, thiết lập trật tự kỷ cương trong việc tuân thủ các quy định về các thủ tục hành chính thuế, khai thuế và nộp thuế; chấp hành tốt việc quản lý, sử dụng hóa đơn chứng từ khi mua, bán hàng hóa, dịch vụ trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm ngăn ngừa, hạn chế việc sử dụng hóa đơn bất hợp pháp để đưa vào chi phí hợp lý hợp lệ khi quyết toán thuế TNDN gây thất thu tiền thuế của nhà nước. Mặt khác, số liệu khai thuế, quyết toán thuế cũng như số liệu kế toán phải đảm bảo trung thực, chính xác và phản ánh khách quan về nghĩa vụ thuế và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để đáp

ứng được cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp và tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp theo quy định của Luật quản lý thuế.

Ngày nay, tuy tổ chức bộ máy, hệ thống văn bản luật cũng như về cơ cấu ngành đã có nhiều bước cải tiến cho phù hợp với đòi hỏi của nền kinh tế hiện nay nhưng về mặt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước thì vẫn luôn được kế thừa và phát huy tích cực. Với chính sách thuế trước đây thường chú trọng đến việc đảm bảo nguồn thu ngân sách, điều tiết thu nhập, tức là bề nổi của công tác thu thuế, còn ngày nay thì chú trọng hơn đến những yếu tố nội tại của ngành thuế, chú trọng những rủi ro bên trong làm ảnh hưởng đến công tác quản lý, thu thuế. Do đó, ngành thuế đang ngày càng hướng đến việc hoàn thiện hệ CTKSNB của ngành và từng bước nâng cao chất lượng quản lý nhằm đảm bảo tối đa nhất nguồn thu như mục tiêu ngay từ ban đầu thành lập ngành thuế.

- Quan điể m ứ ng dụ ng phù hợ p vớ i trình độ quả n lý thế giớ i:

Những đòi hỏi khách quan và thiết thực đã làm tiền đề cho việc thiết lập công tác kiểm soát nội bộ trong các tổ chức và trong công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát cần được thực hiện độc lập, có tổ chức và liên tục trong mọi giai đoạn hoạt động. Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 và sau đó là Nghị định số 43/2006/NĐ - CP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ trong quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh quảng trị (Trang 81)