Các bước quản lýthu thuếTNDN tại Cục Thuế tỉnh QuảngTrị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ trong quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh quảng trị (Trang 40 - 62)

1.1 .3Một số mục tiêu của KSNB

2.2. Thực trạng về công tác kiểm soát nội bộ trong công tác quản lýthu thuếTNDN tạ

2.2.1. Các bước quản lýthu thuếTNDN tại Cục Thuế tỉnh QuảngTrị

Trên cơ sở quy trình quản lý thu thuế TNDN, công việc quản lý thu thuế tại Cục Thuế tỉnh Quảng Trị được thể hiện ở hình 2.2 với các chức năng cơ bản sau: Tuyên truyền Hỗ trợ NNT; Kê khai và Kế toán thuế; Kiểm tra thuế; Thanh tra thuế; Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế.

Hình 2.2. Các bước công việc xử lý quản lý thu thuế tại Cục Thuế tỉnh Quảng Trị

Nguồn: Cục Thuế tỉnh Quảng Trị

NNT

Phòng TT-HT

Phòng Kê khai & Kế toán thuế Phòng Kiểm tra thuế Phòng thanh tra thuế Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế thuế ĐKKD Công an Xử lý thông tin về thuế

Kiểm tra hồ sơ tại bàn

Kiểm tra tại DN

Thanh tra tại DN

Doanh nghiệp

Cơ quan thuế

Kho bạc (1a) (1b) (1c) (2) (3) (5) (6c) (6a) (7a) (7b) (8) (9) (10) (4) (6b)

(1a) Các doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký mã số doanh nghiệp tại Cơ quan Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh.

(1b) Cơ quan Đăng ký kinh doanh thực hiện việc tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đăng ký mã số doanh nghiệp theo Quy trình phối hợp trao đổi thông tin đăng ký doanh nghiệp giữa cơ quan thuế và cơ quan đăng ký kinh doanh. Cơ quan thuế sau khi nhận được thông tin của NNT từ cơ quan đăng ký kinh doanh kiểm tra và thực hiện cấp mã số doanh nghiệp; truyền trả mã số doanh nghiệp cho cơ quan đăng ký kinh doanh. Cơ quan đăng ký kinh doanh gửi trả Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

(1c) Sau khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp đến cơ quan công an để xin cấp phép khắc dấu và đăng ký lưu chiểu mẫu dấu.

(2) Sau khi được cấp mã số doanh nghiệp, doanh nghiệp nộp hồ sơ khai thuế và các tài liệu kèm theo hồ sơ khai thuế tại bộ phận “một cửa” thuộc Phòng Tuyên truyền và Hỗ trợ NNT.

(3) Phòng Tuyên truyền và Hỗ trợ NNT chuyển các hồ sơ khai thuế và tài liệu kèm theo hồ sơ khai thuế của NNT đã được kiểm tra đầy đủ, đúng thủ tục cho phòng Kê khai và Kế toán thuế.

(4) Phòng Kê khai và Kế toán Thuế thực hiện công tác đăng ký thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, kế toán thuế của NNT. Các thông tin về NNT được cập nhật trên hệ thống quản lý thuế như thông tin định danh, thông tin nghĩa vụ thuế của NNT… sẽ được truyền cho Kho bạc qua hệ thống trao đổi thông tin giữa hai đơn vị.

(5) Phòng Kiểm tra Thuế, Thanh tra thuế khai thác các thông tin liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế trên hệ thống quản lý thuế, đối chiếu các chỉ tiêu, phân tích, nhận xét, đánh giá xác định những hồ sơ có dấu hiệu nghi vấn sai sót trong quá trình kê khai.

(6a) Phòng Kiểm tra Thuế thực hiện kiểm tra hồ sơ tại bàn yêu cầu người nộp thuế giải trình, bổ sung thông tin tài liệu đối với các trường hợp có dấu hiệu nghi vấn sai sót trong quá trình kê khai.

(6b) (7a) Phòng Kiểm tra thuế, Phòng Thanh tra thuế kiểm tra, thanh tra tại trụ sở doanh nghiệp.

(7b) Kết quả sau thanh tra, kiểm tra thuế được chuyển đến Phòng Kê khai và Kế toán thuế để xử lý thông tin về nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp kịp thời, đồng thời chuyển 1 bản cho Kho bạc để phối hợp thu vào NSNN.

(8) Phòng Quản lý Nợ và Cưỡng chế thuế: căn cứ vào tình hình nợ thuế của doanh nghiệp tiến hành thông báo đôn đốc doanh nghiệp nộp thuế và thực hiện các bước thu nợ tiếp theo.

(9) (10) Các Thông báo, Quyết định…do Phòng Quản lý Nợ và Cưỡng chế thuế ban hành được chuyển đến Phòng Kê khai và Kế toán thuế để cập nhật vào hệ thống, đồng thời chuyển 1 bản cho Kho bạc để phối hợp thu thuế nợ đọng vào NSNN.

2.2.2. Thực trạng quản lý thu thuế TNDN đối với các DN tại Cục Thuế tỉnh Quảng Trị

Dựa vào sơ đồ trên, trong khuôn khổ đề tài tác giả đi sâu đánh giá công tác quản lý thu thuế TNDN đối với các doanh nghiệp tại Cục Thuế Quảng Trị theo một số nội dung chính sau:

2.2.2.1. Thực trạng đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế .

Công tác quản lý doanh nghiệp, đăng ký thuế, kê khai và kế toán thuế được thực hiện theo quy trình quản lý khai thuế, nộp thuế và kế toán thuế ban hành theo Quyết định số 422/QĐ-TCT ngày 22/4/2008 của Tổng cục Thuế.

Ta có bảng 2.1 dưới đây:

Bảng 2.1. Tình hình Doanh nghiệp khai thuế TNDN giai đoạn 2014 – 2016 tại Cục Thuế tỉnh Quảng Trị

TT hình DNLoại 2014 2015 2016 Số NNT quản lý Khai thuế Khai thuế /Quản lý (%) Số NNT quản lý Khai thuế Khai thuế /Quản lý (%) Số NNT quản lý Khai thuế Khai thuế /Quản lý (%) 1 Công ty TNHH 367 324 88,28 565 540 95,57 564 561 99,46 2 Công ty CP 1.409 1.183 83,96 1.863 1.746 93,71 1.761 1.706 96,87 3 DNTN 374 350 93,58 637 592 92,93 530 525 99,05 Cộng 2.150 1.857 86,37 3.065 2.878 93,89 2.855 2.792 97,79

Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy tình hình quản lý việc kê khai thu thuế TNDN đối với doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Quảng Trị như sau:

- Về nộp tờ khai thuế TNDN.

Tình hình thu nộp tờ khai thuế TNDN tại cơ quan thuế đã tiến bộ qua các năm. Nếu như năm 2014, trung bình có khoảng 86% tờ khai thuế TNDN được nộp đến cơ quan thuế, thì đến năm 2015 đã lên tới 93,89% và năm 2016 là 97,79%. Có thể lý giải nguyên nhân là do các các DN đã tuân thủ và am hiểu về chính sách thuế hơn hay nói cách khác là chính sách thuế đã cơ bản đi vào cuộc sống.

Tuy nhiên vẫn còn một số doanh nghiệp chưa thực sự hiểu đầy đủ và thực hiện việc kê khai thuế theo đúng quy định, bên cạnh đó vẫn còn một số đối tượng cố tình nộp tờ khai chậm hoặc kê khai không chính xác các chỉ tiêu trên tờ khai.

Nguyên nhân: Một số đối tượng nộp thuế là các doanh nghiệp mới thành lập chưa nắm bắt kịp thời các quy định của Luật thuế TNDN. Cũng có trường hợp do tờ khai đã nộp nhưng có sai sót, cán bộ thuế yêu cầu sửa lại, song việc tiến hành chưa khẩn trương nên cũng không nộp đúng hạn.

Thực hiện thí điểm kê khai nộp thuế qua mạng bắt đầu từ tháng 10/2014 đối với các DN do Cục quản lý và đã mang lại kết quả tốt, 100% doanh nghiệp đã thực hiện khai thuế qua mạng, tạo điều kiện giảm nhiều thời gian và chi phí, được các DN đồng tình ủng hộ.

Bảng 2.2: Tình hình nộp hồ sơ khai thuế TNDN của doanh nghiệp qua các nămSTT Chỉ tiêu STT Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Số lượng (Tờ khai) Tỷ lệ (%) Số lượng (Tờ khai) Tỷ lệ (%) Số lượng (Tờ khai) Tỷ lệ (%) 1 Số tờ khai thuế nộp đúng hạn 5.944 80,2 9.900 86 10.164 91 2 Số tờ khai thuế nộp chậm 780 10,5 884 7,68 768 6,88 3 Số tờ khai thuế không nộp 704 9,48 728 6,32 236 2,12 Cộng 7.428 100 11.512 100 11.168 100

Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy: Tỷ lệ tờ khai thuế TNDN nộp đúng hạn tăng lên đáng kể qua các năm, năm 2014 là 5.944 tờ khai, chiếm tỷ lệ 80,2% trong tổng số tờ khai phải nộp; năm 2015 là 9.900 tờ khai, chiếm tỷ lệ 86%; năm 2016 là 10.164 tờ khai, chiếm 91%. Tỷ lệ tờ khai nộp chậm giảm qua các năm, cụ thể năm 2014 là 780 tờ khai, chiếm tỷ lệ 10,5% trong tổng số tờ khai phải nộp, năm 2015 là 884 tờ khai, chiếm tỷ lệ 7,68%, năm 2016 là 768 tờ khai, chiếm tỷ lệ 6,88%. Tỷ lệ tờ khai nộp chậm và tờ khai không nộp vẫn còn khá cao. Sở dĩ như vậy là do các nguyên nhân:

Thứ nhất: Do việc thành lập, hoạt động, giải thể, thành lập mới của các doanh nghiệp diễn ra tương đối thường xuyên, đội ngũ kế toán không ổn định nên việc nắm bắt và thực hiện các chính sách về thuế còn nhiều hạn chế, điều này đã ảnh hưởng đến công tác kê khai thuế ban đầu.

Thứ hai: Việc nắm bắt thông tin NNT, hướng dẫn hỗ trợ NNT trong việc kê khai nộp thuế của cán bộ thuế vẫn còn hạn chế. Tình trạng NNT không kê khai, kê khai chậm chưa được xử lý dứt điểm.

Về chất lượng tờ khai:

Các doanh nghiệp đã kê khai thuế phải nộp theo hoá đơn đúng quy định, nhưng chưa sát với thực tế kinh doanh, chủ yếu là các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn, sắt thép, ăn uống đã được cán bộ thuế đôn đốc nhắc nhở, nhưng việc kê khai doanh số bán cho người mua không viết hoá đơn vẫn còn cao, chưa có nhiều chuyển biến. Ta có bảng số liệu thống kê chất lượng tờ khai như sau:

Bảng 2.3: Thống kê chất lượng tờ khai thuế TNDN qua các năm

ĐVT: Hồ sơ STT Chỉ tiêu 2014 2015 2016 CL 2015/2014 CL 2016/2015 Số hồ sơ Tỷ lệ Số hồ Tỷ lệ 1 Số hồ sơ thiếu 60 76 90 +16 126,66 +14 118,42 2 Số hồ sơ kê khai sai 116 209 205 +93 180,17 -4 98,08

Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy: Do đặc thù của thuế TNDN, kê khai và tạm nộp theo quý, quyết toán năm. Có thể thấy trong các năm gần đây số lượng doanh nghiệp nộp tờ khai năm sau cao hơn nhiều so với năm trước, đảm bảo thời gian nộp cũng tốt hơn; tuy nhiên chất lượng không tốt. Tỷ lệ hồ sơ kê khai thiếu, kê khai sai tăng lên khá cao. Cụ thể số hồ sơ kê khai thiếu năm 2015 so với năm 2014 tăng 16 hồ sơ, tương ứng với tỷ lệ tăng 26,66%; năm 2016 so với năm 2015 tăng 14 hồ sơ, tương ứng với tỷ lệ tăng 18,42%, số hồ sơ kê khai sai năm 2015 so với năm 2014 tăng 93 hồ sơ, tương ứng với tỷ lệ tăng 80,17%, số hồ sơ kê khai sai năm 2016 so với năm 2015 giảm 4 hồ sơ, tương ứng với tỷ lệ giảm 1,92%.

Các chỉ tiêu kê khai chưa đầy đủ, đặc biệt đối với một số chỉ tiêu cần kê khai chi tiết như: Chi phí hợp lý được trừ khi tính thuế TNDN, thu nhập khác. Đối với khoản chi phí hợp lý được trừ khi tính thu nhập chịu thuế TNDN, một số doanh nghiệp đã chi vượt mức khống chế mà quy định của Luật thuế TNDN đưa ra, chẳng hạn như chi phí quảng cáo, tiếp thị, khánh tiết; chi phí khác; đó là những khoản cần được giải trình đầy đủ. Hầu hết, các doanh nghiệp thường không có những giải trình cụ thể các khoản chi này và thường vượt mức khống chế.

Riêng ở chỉ tiêu thu nhập khác, hầu hết các đơn vị chỉ kê khai được một số khoản đã có hợp đồng cụ thể, còn một số khoản nhạy cảm như khoản nợ phải thu khó đòi đã xử lý xoá sổ nhưng nay đòi được, khoản phải trả cho nhưng không xác định được chủ nợ, đây là những khoản rất khó phát hiện, vì hoạt động của doanh nghiệp ngoài quốc doanh rất đa dạng và phong phú, nhiều đối tác.

Nguyên nhân của tình trạng trên:

Chất lượng tờ khai chưa cao, nguyên nhân lớn nhất, quan trọng nhất là trình độ thiếu hiểu biết, thiếu ý thức chấp hành luật thuế TNDN của các doanh nghiệp; cố tình không kê khai hoặc để ngoài những khoản thu nhập, kê khai tăng chi phí với mục đích giảm thu nhập tính thuế, tăng chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.

Mặt khác, nền kinh tế nước ta chưa đủ phát triển để tất cả người dân khi mua hàng hoá đều có ý thức lấy hoá đơn, chứng từ. Vì vậy vấn đề kiểm tra, đối chiếu hóa đơn, chứng từ mua vào, bán ra của cơ quan thuế vẫn còn nhiều hạn chế.

Số lượng doanh nghiệp ngày càng tăng, nhưng số cán bộ thì không tăng hoặc tăng không đáng kể, trình độ nghiệp vụ của một số cán bộ thuế còn kém, thông tin về đơn vị còn thiếu. Chính vì thế mà làm cho công tác quản lý, kiểm tra gặp nhiều khó khăn.

Việc tự tính thuế, tự khai và tự nộp đã để các DN chủ động, cũng như sự tự chịu trách nhiệm của mình trong việc kê khai thuế và xác định số thuế phải nộp. Tuy nhiên, DN phải nắm rõ các quy định về thuế suất, cách xác định số thuế phải nộp, các hồ sơ chứng từ cần thiết làm cơ sở để xác định nghĩa vụ thuế như các điều kiện miễn, giảm thuế, hoàn thuế…điều này thể hiện: Khối lượng công việc, sự phục vụ của cơ quan thuế có giảm bớt, DN tự giác hơn, chủ động hơn trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình. Tuy nhiên đây là thách thức không nhỏ đối với người kê khai thuế và cơ quan thuế khi kiểm tra, kiểm soát tờ khai.

Về nộp thuế:

Tổng thu của toàn ngành thuế tỉnh qua các năm đều đạt và vượt mức dự toán được HĐND tỉnh giao, năm 2014 vượt 117,8% so với dự toàn HĐND và vượt 109,5% so với thu ngân sách cùng kỳ năm trước. Tương tự các năm 2015, 2016 số thu nội địa tính cân đối vượt dự toán HĐND lần lượt là 113,7% và 100,7% với số thu năm sau luôn cao hơn năm trước. Điều này chứng tỏ công tác quản lý thuế của ngành Thuế Quảng Trị đạt hiệu quả tốt. Trong đó có một số nguồn thu đáng quan tâm:

Số thu của khu vực ngoài quốc doanh: Đây là khu vực có số thu chiếm tỷ trọng cao nhất. Năm 2014 số thu của khu vực NQD là 481.443triệu đồng chiếm 39,69% tổng thu trong năm của ngành thuế tỉnh, tăng 10,8% so với năm 2013. Tương tự các năm 2015, 2016 tỷ trọng thu NSNN của các DN NQD chiếm tỷ lệ khá cao lần lượt là 40,72% và 35,97% trong tổng thu NSNN toàn ngành Thuế. Tuy tỷ trọng nguồn thu tại khu vực cao nhưng qua bảng số liệu ta thấy so với dự toán của HĐND tỉnh, thì qua các năm từ 2014-2016 nguồn thu này đang còn hạn chế, số thu vượt dự toán chưa tương ứng với tỷ lệ vượt của toàn ngành, cá biệt có năm 2016 số thu từ nguồn thu này không đạt dự toán HĐND tỉnh giao.

Bảng 2.4: Báo cáo kết quả thực hiện thu NSNN tại tỉnh Quảng Trị năm 2014 - 2016

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ Tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Dự toán HĐND Kết quả thực hiện So sánh với dự toán (%) So sánh với cùng kỳ (%) Dự toán HĐND Kết quả thực hiện So sánh với dự toán (%) So sánh với cùng kỳ (%) Dự toán HĐND Kết quả thực hiện So sánh với dự toán (%) So sánh với cùng kỳ (%) Tổng thu nội địa tính cân

đối 1.029.620 1.212.881 117,8 109,5 1.350.000 1.534.386 113,7 138,5 1.852.000 1.865.731 100,7 121,6

DN NN Trung ương 152.500 152.096 99,7 112,2 243.173 148.386 61,0 109,5 175.000 175.996 100,6 118,6 DN NN Địa phương 56.500 53.047 93,9 87,1 80.540 64.243 79,8 105,4 85.000 54.056 63,6 84,1

DN có vốn ĐTNN 4.000 8.046 201,2 285,9 7.220 11.734 162,5 417,0 10.000 12.654 126,5 107,8

DN Ngoài quố c doanh 456.190 481.443 105,5 110,7 571.567 624.748 109,3 143,6 816.430 671.162 82,2 107,4

ThuếSDĐNN 29.930 36.405 121,6 104,9 37.800 51.960 137,5 149,7 54.060 67.036 124,0 129,0 Thu tiền cấp QSĐ 154.000 291.323 189,2 106,7 186.500 326.447 175,0 119,6 300.000 413.706 137,9 126,7 Thuế Nhà đất 2.790 3.292 118,0 87,2 2.800 6.831 244,0 181,0 14.000 15.683 112,0 229,6 Thu tiền thuê đất 6.800 10.336 152,0 121,6 9.000 4.363 48,5 51,3 2.870 4.067 141,7 93,2 Thu từ phí, lệ phí khác 166.910 176.893 105,9 122,3 211.400 295.674 136,4 165,6 394.640 451.371 128,6 152,6

Nhiệm vụ thu NSNN là nhiệm vụ chính trị hàng đầu của CTTQT. Với tình hình kinh tế trong nước diễn biến phức tạp, khó lường; khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế nước ta, các hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất khẩu và vốn đầu tư nước ngoài sụt giảm, thiên tai dịch bệnh xảy ra trên diện rộng trong cả nước, nhiều ngành sản xuất bị thu hẹp, thị trường bất động sản trầm lắng, làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp và đời sống nhân dân.

Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế của tỉnh nhà cũng bị ảnh hưởng bởi tình hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ trong quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh quảng trị (Trang 40 - 62)