Chức năng kế hoạch trong quá trình quản lý giáo dục

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CHUYÊN đề QUẢN lý GIÁO dục TỔNG QUAN về KHOA học QUẢN lý và QUẢN lý GIÁO dục (Trang 36 - 38)

IV. Quan điểm phù hợp (Relevance)

2. Chức năng kế hoạch trong quá trình quản lý giáo dục

A. Chức năng kế hoạch là quá trình xác định các mục tiêu phát triển giáo dục và quyết định những biện pháp tốt nhất để thực hiện mục tiêu đó.

nhiệm vụ là xác định đúng những mục tiêu cần để phát triển giáo dục và quyết định được những biện pháp có tính khả thi (phù họp với quan điểm, đường lối theo từng giai đoạn phát triển của đất nước).

B. Vị trí, vai trò của chức năng kế hoạch trong quá trình quản lý

Chức nàng Kế hoạch là chức năng đầu tiên của một quá trình quản lý, nó có vai trò khởi đầu, định hướng cho toàn bộ các hoạt động của quá trình quản lý và là cơ sở để huy động tối đa các nguồn lực cho việc thực hiện các mục tiêu và là căn cứ cho việc kiểm tra đánh giá quá trình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của tổ chức, đơn vị và từng cá nhân.

C. Nội dung của chức năng kế hoạch:

Nội dung của chức năng kế hoạch thể hiện ở 4 hoạt động cơ bản sau: - Xác định mục tiêu và phân tích mục tiêu

- Xây dựng kế hoạch thực hiện mục tiêu - Triển khai thực hiện các kế hoạch.

- Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch (đánh giá, tổng kết việc thực hiện kế hoạch, báo cáo trước tập thể và cơ quan quản lý cấp trên).

Để thực hiện chức năng kế hoạch, người quản lý nhà trường có thể chia quá trình thực hiện các nội dung trên này thành 4 giai đoạn: giai đoạn tiền kế hoạch (giai đoạn xác định mục tiêu), giai đoạn lập kế hoạch, giai đoạn triển khai thực hiện kế hoạch, giai đoạn đánh giá, tổng kết việc thực hiện kể hoạch.

Sản phẩm của giai đoạn tiền kế hoạch là hệ thống các mục tiêu quản lý của mỗi đơn vị, tổ chức; Sản phẩm của giai đoạn lập kế hoạch là hệ thống các bản kế hoạch như: kế hoạch chiến lược (tương ứng với loại kế hoạch dài hạn từ 3 năm đến 5 năm); qui hoạch (kế hoạch gắn với một nội dung hoạt động, trên một địa bàn và trong một thòi gian cụ thể); kế hoạch hành động (các loại kế hoạch năm học hay kế hoạch học kỳ, kế hoạch tháng...); Giai đoạn thực hiện kế hoạch là quá trình đang biến đổi nên sản phẩm của quản lý là sự thể nghiệm tính đúng đắn của các quyết định quản lý và sự điều chỉnh cần thiết để đảm bảo đạt tới các mục tiêu; Sản phẩm của giai đoạn đánh giá, tông kết thực hiện kế hoạch là bản báo cáo về các kết quả đã đạt được trong đó chỉ rõ cách đo lường, đánh giá và các bài học rút ra trong quá trình thực hiện kế hoạch và chuẩn bị cho quá trình quản lý tiếp theo.

trình thực hiện các chức năng quản lý khác và kéo dài suốt quá trình quản lý. Do đó, tính kế hoạch phải cao hon, triệt để hon để đảm bảo việc đạt tới các mục tiêu, đó cũng chính là nguyên do chủ yếu xuất hiện thuật ngữ kế hoạch hoá trong lý luận và thực tế quản lý.

Thuật ngữ Kế hoạch hoá vừa chỉ tính kế hoạch của hoạt động vừa thể hiện tính cấp thiết của vấn đề và vừa tính đến kết quả cuối cùng của hoạt động.

Như vậy, Kê hoạch hoá là việc đưa toàn bộ hoạt động quản lý vào công tác kế hoạch, trong đó chỉ rõ các bước đi, biện pháp thực hiện và bảo đảm các nguồn lực để đạt tới các mục tiêu của tô chức.

2. Chức năng tổ chức trong quá trình quản lý giáo dục

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CHUYÊN đề QUẢN lý GIÁO dục TỔNG QUAN về KHOA học QUẢN lý và QUẢN lý GIÁO dục (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w