Sự lựa chọn và kết hợp tối ưu các phương pháp quản lý trong quản lý giáo dục

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CHUYÊN đề QUẢN lý GIÁO dục TỔNG QUAN về KHOA học QUẢN lý và QUẢN lý GIÁO dục (Trang 72 - 77)

- Nguyên tắc tính khoa học

2.2.4. Sự lựa chọn và kết hợp tối ưu các phương pháp quản lý trong quản lý giáo dục

Ngày nay, trong bối cảnh cơ chế thị trường, việc vận dụng phương pháp kinh tế phải thận trọng để một mặt khuyến khích tính tích cực lao động của giáo viên, mặt khác vẫn đảm bảo uy tín sư phạm của giáo viên và tập thể nhà trường.

2.2.4. Sự lựa chọn và kết hợp tối ưu các phương pháp quản lý trong quảnlý giáo dục lý giáo dục

Quá trình quản lý giáo dục phải vận dụng những tri thức, những quy luật thuộc nhiêu lĩnh vực khác nhau của khoa học và thực tiễn cuộc sống. Do đó việc áp dụng các phương pháp quản lý khác nhau là tất yếu. Mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng, không có phương pháp quản lý nào là vạn năng và chiếm vị trí độc tôn. Vì thế trong quản lý giáo dục, việc lựa chọn đúng đắn và biết kết hợp tối ưu các phương pháp quản lý phù họp với nguyên tắc quản lý, đối tượng quản lý, tình huống quản lý để đạt kết quả cao đòi hỏi mỗi người quản lý phải có tài năng, nghệ thuật quản lý.

Dấu hiệu của việc vận dụng tốt phương pháp quản lý là năng suất, chất lượng, hiệu quả giáo dục cao, không khí tâm lý trong tập thể lành mạnh.

Phương pháp là lĩnh vực sáng tạo của người quản lý, nó đòi hỏi người quản lý vừa có tri thức, vừa có kinh nghiệm nghề nghiệp, kinh nghiệm ứng xử và có óc sáng tạo. Nó vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật.

Phải tùy theo công việc, con người, hoàn cảnh cụ thể và thời gian mà lựa chọn và kết hợp các phương pháp cho phù họp nhằm đem lại hiệu quả quản lý cao.

Trong thực tiễn quản lý phải biết sử dụng tổng hợp các phương pháp quản lý, bởi vì:

Đối tượng quản lý chịu tác động của hàng loạt quy luật, nên mồi phương pháp chỉ vận dụng một hay một vài quy luật.

Hệ thống quản lý hết sức phức tạp, đồng thời diễn ra nhiều mối quan hệ không thể tách rời nhau, gắn bó hữu cơ với nhau, do đó, mồi phương pháp chỉ điều chỉnh được một vài mối quan hệ nào đó.

Đối tượng quản lý là con người, bản thân con người trong tính hiện thực của nó là tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Mặt khác con người là sản phẩm của tự nhiên, ở mồi con người còn tồn tại một thế giới riêng về tâm hồn, về tâm linh. Do vậy, chỉ có liên kết các phương pháp mới điều chỉnh tổng hoà các mối quan hệ phức tạp nói trên.

Mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng, cần phải kết hợp lại để bổ sung, hồ trợ, khắc phục lẫn nhau. Như vậy, nghệ thuật quản lý còn là tài năng sáng tạo trong sử dụng tổng hợp các phương pháp quản lý để hình thành cơ chế quản lý hợp lý.

Thực tiễn còn chứng minh con người là sản phẩm của môi trường, luôn luôn phụ

thuộc vào điều kiện của môi trường. Trong điều kiện trình độ phát triển hiện nay của xã hội hội văn minh, ngoài những phương pháp tác động lên đối tượng quản lý nêu trên, còn những hệ thống phương pháp khác tác động lên các tầng và phạm vi ngày càng rộng lớn của môi trường khách quan. Phải vận dụng phối hợp nhiều phương pháp quản lý khác nhau là tất yểu.

Hoạt động giáo dục - đào tạo và quản lý giáo dục và đào tạo không phải là các yêu tô tách biệt, mà gắn chặt với nhau. Phương pháp quản lý nào được vận dụng cũng phải nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, đem lại hiệu quả cao. Do vậy hoạt động quản lý phải lấy mục tiêu tăng trưởng và hiệu quả làm tiêu chí đánh giá. Quản lý có hiệu quả nhất khi biết lựa chọn đúng đắn và kết hợp linh hoạt các phương pháp quản lý. Trong điều kiện nhất định phương pháp quản lý có tác động quan trọng đến sự thành công hay thất bại của tổ chức. Phương pháp quản lý là biểu hiện cụ thể của mối quan hệ giữa chủ thể với đổi tượng và khách thể quản lý, là mối quan hệ giữa những con người cụ thể, sinh động với tất cả sự phức tạp của đời sống. Vì vậy các phương pháp quản lý hết sức đa dạng và phong phú, nó là bộ phận năng động nhất của hệ thống quản lý. Phương pháp quản lý thường xuyên thay đổi trong từng tình huống cụ thể tuỳ thuộc vào đặc điếm của đối tượng cũng như năng lực và kinh nghiệm của chủ thể quản lý. Sử dụng các phương pháp quản lý vừa là khoa học, vừa

là nghệ thuật. Tính khoa học đòi hỏi phải nắm vững đối tượng với những đặc điểm vốn có của nó để tác động trên cơ sở vận dụng các qui luật khách quan phù họp với đối tượng. Tính nghệ thuật thể hiện ở chỗ biết lựa chọn và kết hợp các phương pháp trong thực tiễn để sử dụng tốt tiềm năng của tổ chức đạt mục tiêu quản lý đã đề ra. Để nâng cao trình độ sử dụng tổng hợp các phương pháp quản lý, người cán bộ quản lý phải không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao trình độ và phẩm chất, trau dồi và nâng cao tài nghệ quản lý của mình cho phù họp với yêu cầu của công cuộc đổi mới giáo dục, đổi mới đất nước hiện nay.

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP THẢO LUẬN

Phân tích kinh nghiệm vận dụng nguyên tắc quản lý giáo dục một cách có hiệu quả?

Ngoài những nguyên tắc quản lý giáo dục nêu trên, anh (chị) còn bổ sung thêm những nguyên tắc nào? Vì sao?

Phân tích việc sử dụng các phương pháp quản lý giáo dục trong thực tiễn.? Tại sao phải vận dụng phối hợp các phương pháp đó trong quá trình quản lý?

Ngoài những phương pháp quản lý giáo dục nêu trên, anh (chị) còn bổ sung phương pháp quản lý giáo dục nào?

QUYẾT ĐỊNH TRONG QUẢN LÝ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Trong quá trình quản lý, thường xuyên xảy ra những tình huống mà người cán bộ quản lý ở các cấp khác nhau buộc phải lựa chọn một cách hành động nào đó trong nhiều phương án có thể có.

Ra quyết định hay quyết định quản lý đó là thủ tục mấu chốt trong hoạt động của người quản lý. Nó là sản phẩm của lao động quản lý, là nội dung của hoạt động này. Nó giữ một vai trò rất quan trọng, tuy không quyết định toàn bộ tiến trình tiếp theo của quá trình quản lý nhưng nó xác định kết quả cuối cùng của hoạt động quản lý.

CÁC KHÁI NIỆM

Quyết định quản lý giáo dục:

Quyết định là công việc xuyên suốt các hoạt động của người quản lý, bất kể ở cấp quản lý nào. Nhưng khi nào người quản lý phải quyết định? Người quản lý phải có quyết định để giải quyết những vấn đề nảy sinh trong hoạt động của tổ chức, trong quan hệ qua lại giữa tổ chức và môi trường. Nhưng mỗi khi nẩy sinh vấn đề, lại có

nhiều cách giải quyết khác nhau. Vì vậy, người quản lý phải quyết định lựa chọn một cách giải quyết vấn đề trong nhiều cách khác nhau có thể có.

Như vậy, có thể định nghĩa: quyết định là quá trình xác định vấn đề và lựa chọn một phương án hành động trong số những phương án khác nhau.

Trong thực tế quản lý cho thấy quyết định quản lý gắn liền với hành vi sáng tạo của người quản lý nhằm phân tích tình hình, định ra mục tiêu, biện pháp, cách thức thực hiện... để giải quyết một vấn đề phù họp với chiến lược chung.

Khi thực hiện các chức năng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, người quản lý luôn phải ra quyết định. Quá trình ra quyết định, người quản lý phải trả lời được các câu hỏi dưới đây: phải làm gì? Không làm hoặc làm khác đi có được không? Làm như thế nào? Khi nào làm? Làm trong bao lâu? Ai làm? Điều kiện vật chất để thực hiện là gì? Khó khăn nào sẽ xẩy ra và cách khắc phục? Tổ chức kiểm tra và tổng kết báo cáo khắc phục như thế nào? Hậu quả của việc ra quyết định? Quyết định nào trước đó phải huỷ bỏ? Quyết định nào sẽ đưa ra tiếp theo?

Từ định nghĩa nêu trên cho thấy quyết định quản lý có những đặc trưng cơ bản sau: về mặt nội dung, quyết định quản lý là động tác tư duy - lôgic triển khai theo thời gian, động tác pháp lí - tổ chức, do người lãnh đạo thực hiện trong khuôn khổ quyền hạn cá nhân hoặc đại diện cho những người khác.

Về mặt tác dụng, quyết định quản lý phát huy tác dụng của chủ thể đến khách thể quản lý và xác định toàn bộ thể thức tiếp theo của việc tổ chức thực hiện những quyết định đã ban ra.

Về mặt xã hội, quyết định quản lý là động tác có tính sáng tạo của chủ thể quản lý; nó xác định chương trình và tính chất hoạt động của tập thể lao động và từng người lao động, trên cơ sở những yêu cầu của những qui luật khách quan của sự phát triển hệ thống quản lý và của sự phân tích khoa học trạng thái của hệ. Trong chương trình đó có chứa đựng việc mô tả vấn đề (tình huống) đặt ra để giải quyết, mục tiêu và nhiệm vụ của quản lý, con đường và phương tiện thực hiện chúng.

Trên cơ sở phân tích nêu trên, quyết định quản lý thể hiện rõ những đặc trưng như sau: Quyết định quản lý là công cụ để thực hiện chức năng quản lý của chủ thể quản lý trong mỗi một hệ thống. Theo qui định của nội dung, quyết định quản lý tác động tới mọi khách thể quản lý và định hướng mọi hoạt động của họ để đạt được tới mục tiêu đã đặt ra.

Nội dung của quyết định được thể hiện là một phương án tối ưu để giải quyết một vấn đề nào đó. Bởi lẽ, để giải quyết một vấn đề sẽ có rất nhiều cách thức, con đường khác nhau có thể được thực hiện nhằm đạt tới kết quả, tuy nhiên tuỳ theo hoàn cảnh, điều kiện khác nhau, cùng với quan điểm chủ đạo của quản lý, người có chức trách sẽ quyết định chọn một phương án sao cho đáp ứng được đồng thời nhiều yêu cầu đặt ra.

Quyết định được ban hành có tính thống nhất với các quyết định khác (quyết định khác đã ban hành hay cùng ban hành hoặc sẽ ban hành). Đặc trưng này mang tính nguyên tắc để đảm bảo tính hiệu lực trong quản lý. Nếu có những quyết định thiếu tính thống nhất, cấp dưới sẽ lúng túng trong thực hiện và dẫn đến tuỳ tiện trong quản lý. Trong trường hợp có sự đổi mới, các quyết định mới phải khẳng định các quyết định ban hành trước đó (trái với quyết định sau này) sẽ không còn hiệu lực nữa.

Mức độ ảnh hưởng của quyết định quản lý (quan trọng, chính xác, cấp thiết...) tuỳ thuộc vào từng lĩnh vực, nội dung cụ thể và phạm vi áp dụng của quyết định quản lý. Bởi lẽ, quyết định được thực hiện trong suốt quá trình quản lý, ở tất cả các giai đoạn quản lý hoặc ở từng hoạt động cụ thể, do đó, tuỳ theo lĩnh vực hay nội dung, phạm vi cụ thế mà người quản lý áp dụng nguyên tắc, phương pháp hay qui trình ra quyết định quản lý. Đồng thòi để đảm bảo việc ban hành quyết định quản lý nhanh, chính xác, có hiệu lực cần thực hiện chế độ phân cấp triệt để trong quản lý giữa các cơ quan trong từng cấp quản lý hoặc giữa các bộ phận, cá nhân phụ trách của từng đơn vị...

Vai trò, chức năng của quyết định quản lý trong quản lý giáo dục

Vai trò của quyết định trong quản lý giáo dục:

Như trên đã nêu, trong mỗi giai đoạn của quá trình quản lý, các quyết định được đưa ra là khẳng định một phương án hành động tối ưu nhất trong số nhiều phương án đã xác định, cho nên khi đã cân nhắc, tính toán kĩ lưỡng để hành động thì kết quả đạt được sẽ như ý muốn. Như vậy, quyết định thực sự đã góp phần nâng cao hiệu quả của các hoạt động quản lý. Hệ quả của vấn đề này là các quyết định quản lý phải được ban hành kịp thời và cần được phổ biến tới những người thực hiện để mọi người cùng biết, cùng làm và giám sát việc triển khai thực hiện các quyết định quản lý.

luôn luôn phải ra quyết định, quyết định ở khâu này lại là căn cứ cho các khâu khác thực hiện và ta có được một quá trình quản lý thống nhất, do đó các quyết định thực sự có vai trò liên kết giữa các chức năng của một quá trình quản lý.

Các vai trò của quyết định còn cho thấy, quyết định quản lý không những chỉ là căn cứ đê triển khai các hoạt động giáo dục có kết quả mà nó còn thực sự là công cụ và phương tiện quan trọng của các cấp quản lý giáo dục, nên mỗi chủ trương, chính sách hay qui định đúng đắn trong quản lý giáo dục đều mang lại hiệu quả to lớn trong sự nghiệp phát triển nhà trường và hệ thống giáo dục của chúng ta. Do vậy, nội dung của các quyết định quản lý mà đáp ứng được nguyện vọng chính đáng của những người thực hiện nó còn tác động mạnh tới việc hình thành và củng cố động cơ làm việc tốt của mọi cán bộ công chức trong ngành giáo dục, ngoài ra, các quyết định quản lý giáo dục còn có vai trò to lớn trong việc hoàn thiện tổ chức cũng như cơ chế hoạt động của từng nhà trường và của toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân.

Chức năng của quyết định quản lý giáo dục.

Trong quản lý, quyết định thực hiện một loạt chức năng sau đây:

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CHUYÊN đề QUẢN lý GIÁO dục TỔNG QUAN về KHOA học QUẢN lý và QUẢN lý GIÁO dục (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w