Phương pháp kinh tế

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CHUYÊN đề QUẢN lý GIÁO dục TỔNG QUAN về KHOA học QUẢN lý và QUẢN lý GIÁO dục (Trang 70 - 72)

- Nguyên tắc tính khoa học

2.2.3. Phương pháp kinh tế

+ Khái niệm: Phương pháp kinh tế là sự tác động một cách gián tiếp tới người bị quản lý bằng cơ chế kích thích lao động thông qua lợi ích vật chất để họ tích cực tham gia công việc chung và thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Thực chất của phương pháp kinh tế là việc sử dụng đòn bẩy kinh tế trong quản lý nhằm kích thích sự hoạt động độc lập, sáng tạo có định hướng (những tiêu chuẩn cần đạt cho mỗi mức thưởng...) đối với mỗi người, nó thúc đẩy họ chủ động làm việc có hiệu quả mà không cần sự giám sát, bắt buộc của những tác động hành chính.

+ Đặc trưng cơ bản của phương pháp kinh tế:

Đặc trưng của phương pháp này là khuyến khích việc hoàn thành nhiệm vụ bằng lợi ích kinh tế. Điều này có ý nghĩa to lớn đối với tính tích cực lao động của mỗi con người. Bản thân việc kích thích vật chất cũng đã chứa đựng sự cổ vũ về tinh thần, đó là sự thừa nhận của tập thế đối với kết quả lao động, phẩm chất và năng lực của mỗi người. + Nội dung của phương pháp kinh tể:

Các phương pháp này dựa trên các phương pháp tính toán kinh tế có tuân theo các quy luật kinh tế. Trong quản lý giáo dục người ta cũng sử dụng phương pháp hạch toán kinh tế đế tính toán vốn đầu tư, giá thành đào tạo... áp dụng các chỉ tiêu, định mức lao động, các biện pháp khuyến khích vật chất thông qua các chế độ về tiền lương, tiền thưởng...

Định hướng phát triển chung cho tổ chức bằng các mục tiêu, nhiệm vụ phù họp với điều kiện thực tế của tổ chức; xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn, định mức, chỉ tiêu cụ thể cho từng phân hệ, cá nhân trong tổ chức. Tổ chức hệ thống kiểm tra đánh giá quá trình thực hiện, cuối mỗi đợt (tháng, học kỳ...) tổ chức bình bầu, đánh giá phân loại, thưởng phạt theo chế độ đã quy định.

Sử dụng các định mức công tác, các biện pháp đòn bẩy, kích thích kinh tế để lôi cuốn khuyến khích các cá nhân phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong tổ chức kích thích vật chất biểu hiện ở sự quan tâm đúng mức đến đời sống cán bộ giáo viên, chú ý đến tiền lương, tiền thưởng của họ.

Bằng chế độ thưởng phạt vật chất, trách nhiệm kinh tế chặt chẽ để điều chỉnh hoạt động của các bộ phận, cá nhân, xác lập trật tự, kỉ cương, chế độ trách nhiệm cho mọi bộ phận, cá nhân trong tổ chức.

tích cực lao động của họ. Lao động nhiều với năng suất cao, chất lượng tốt sẽ được trả công nhiều, đó là thực chất kích thích vật chất cho cá nhân và tập thể.

+ Điều kiện vận dụng phương pháp kinh tế:

Để thực hiện các phương pháp kinh tế có hiệu quả, đòi hỏi những cán bộ quản lý giáo dục phải nghiên cứu, nắm vững các vấn đề về kinh tế giáo dục để có những quyết định, những biện pháp quản lý đúng đắn, phải có bản lĩnh tự chủ, vững vàng.

Xây dựng các tiêu chuẩn, định mức lao động phải phù hợp, có căn cứ xác đáng, cụ thể dễ vận dụng;

Tổ chức đánh giá phân loại lao động của cán bộ giáo viên, xếp loại học tập, rèn luyện đạo đức trong học sinh phải đảm bảo tính công khai, công bằng và dân chủ.

Trong quản lý giáo dục, phương pháp kinh tế được thể hiện bằng các chế độ, chính sách khuyến khích vật chất và thường được kết hợp với phương pháp hành chính tổ chức trong việc xác định các định mức, tiêu chuẩn, chỉ tiêu.v.v...

Đòi hỏi trình độ tự quản, tự điều khiển khá cao trong đơn vị; phải thực hiện sự phân cấp đúng đắn trong đơn vị.

Áp dụng phương pháp kinh tế luôn gắn liền với việc sử dụng “đòn bấy kinh tế”, thưởng phải đi đôi với phạt.

+ ưu, nhược điểm của phương pháp kinh tế

Ưu điểm:

Giảm bớt tối đa việc ban hành các mệnh lệnh, chỉ thị, đồng thời giảm bớt sự giám sát của cán bộ quản lý tới hoạt động của từng người.

Phát huy tính sáng tạo, nâng cao tính tự giác, độc lập của mỗi người trong công việc.

Nếu thực hiện tốt sẽ thực hành tiết kiệm và nâng cao hiệu quả về mặt kinh tế cho tổ chức

Nhược điểm:

Lạm dụng các biện pháp kinh tế để dẫn tới khuynh hướng tư lợi, chỉ biết tới lợi ích cá nhân, ít quan tâm tới tập thể.

Dễ nảy sinh tư tưởng: cái gì có lợi ích mới làm, không có lợi ích không muốn làm.

Phương pháp kinh tế thực chất là dùng “đòn bẩy kinh tế” để kích thích tính tích cực lao động của mỗi người nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Sử dụng phương pháp này một mặt mang lại lợi ích thiết thực cho mỗi cán bộ giáo viên, đồng thời tạo ra sự thừa nhận về mặt tinh thần đối với kết quả lao động của mỗi người. Vì vậy, các biện pháp kích thích vật chất phải được kết hợp chặt chẽ và tương xứng với các biện pháp động viên khuyến khích về tinh thần, phương pháp kinh tế hiện nay

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CHUYÊN đề QUẢN lý GIÁO dục TỔNG QUAN về KHOA học QUẢN lý và QUẢN lý GIÁO dục (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w