Kích thích-động viên, thông qua việc cụ thể hoá những biện pháp khen

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CHUYÊN đề QUẢN lý GIÁO dục TỔNG QUAN về KHOA học QUẢN lý và QUẢN lý GIÁO dục (Trang 77 - 86)

thưởng vật chất và tinh thần khi thực hiện được những mục tiêu và nhiệm vụ đã đề ra.

Như vậy quyết định là sản phẩm của lao động quản lý, nó giữ vai trò hết sức quan trọng trong quản lý trong xã hội nói chung và trong hệ thống giáo dục nói riêng.

Các căn cứ để ra quyết định quản lý

Quyết định quản lý là sản phẩm trí tuệ của ban lãnh đạo trong khối chủ thể quản lý nhưng điều đó không có là họ có thể đưa ra các quyết định quản lý một cách tuỳ tiện, mà phải dựa vào các căn cứ nhất định.

Quyết định quản lý phải bám sát mục tiêu chung của đơn vị, tổ chức hay của (Số hệ thống. Muốn làm gì thì cái đích đặt ra cho công tác quản lý giáo dục của nhà trường cũng phải trở thành hiện thực.

Các quyết định quản lý trong giáo dục phải tuân thủ luật pháp và các thông lệ trong xã hội như Hiến pháp, các luật về giáo dục hoặc một số luật có liên quản lý tới giáo dục. Chẳng hạn các quyết định phải quan tâm tới những đặc điểm lao động của giáo viên, hoạt động học tập của học sinh trong khuôn khổ luật pháp cho phép.

Quyết định quản lý được đưa ra trên cơ sở phân tích các nhu cầu đòi hỏi của các cấp quản lý giáo dục, phân tích thực trạng và thực lực của nhà trường hoặc toàn bộ hệ thống giáo dục. Người lãnh đạo đưa ra các quyết định quản lý không thể vượt quá mức cấp quản lý của mình cũng như quá mức tiềm năng lao động của nhà trường trong hệ thống giáo dục (về sức người sức của và về khả năng công nghệ v.v...).

Mỗi quyết định quản lý được đưa ra dựa trên yếu tố thời cơ và thời gian. Một quyết định quản lý đưa ra để lỡ thời cơ hay kéo dài thời gian sẽ khó có thể thu lại được hiệu quả mong muốn, chẳng hạn khi quyết định về việc cơ chế sử dụng các nguồn lực cho việc dạy và học, nếu trong quá trình thực hiện chương trình dạy học mà thiếu các cơ sở vật chất và thiết bị dạy học thì chất lượng dạy và học của các phần đó khó có thế có kết quả tốt được.

Các quyết định đưa ra còn phải dựa trên sự phân tích chiến lược hành động của nhà trường hay của toàn bộ hệ thống. Chẳng hạn trong chiến lược phát triển con người nhằm đào tạo con người mới cho chương trình công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo phải phân tích và cân nhắc kĩ về mục tiêu giáo dục của từng ngành học, cấp học cũng như trước khi quyết định về chương trình dạy học cũng như các điều kiện khác phục vụ cho kế hoạch dạy học.

Một số yêu cầu đối với việc ra quyết định quản lý trong giáo dục

Tính khách quan và khoa học.

Nội dung quyết định là cơ sở cho việc bảo đảm tính hiện thực và hiệu quả của việc thực hiện chúng, cho nên các quyết định không được chủ quan tuỳ tiện thoát ly thực tế. Vì quyết định là sản phẩm chủ quan sáng tạo của con người, do đó việc bảo đảm tính khách quan không đơn giản, nhất là trong những trường hợp việc thực hiện các quyết định có liên quan đến lợi ích của người ra quyết định.

cứ, thông tin, nhận thức, kinh nghiệm của nhà quản lý trong việc xử lý, giải quyết những tình huống cụ thể, đòi hỏi có sự can thiệp bằng các quyết định của nhà quản lý. Ngoài ra, các quyết định phải tuân thủ đòi hỏi của các qui luật khách quan.

Tính tối ưu

Trước mỗi vấn đề đặt ra cho quản lý hoạt động dạy học trong hệ thống các trường học thường có thế xây dựng được nhiều phương án khác nhau cùng nhằm đạt tới mục tiêu. Yêu cầu phải bảo đảm tính tối ưu có nghĩa là phương án quyết định sẽ đưa ra để thực hiện phải tốt hơn những phương án quyết định khác và trong trường hợp có thể thì đó phải là phương án quyết định tốt nhất.

Tính cô đọng dề hiểu

Dù được biểu hiện dưới hình thức nào các quyết định đều phải ngắn gọn, dễ hiểu, để làm cho người thực hiện không thể hiểu sai lệch về mục tiêu, phương tiện và cách thức thực hiện.

Tính hợp lý

Trong nhiều trường hợp, các quyết định quản lý có thể phải được điều chỉnh trong quá trình thực hiện. Những quyết định quá cứng nhắc sẽ khó thực hiện khi có biến động của môi trường.

Tính cụ thể về thời gian và kết quả thực hiện

Trong mỗi quyết định cần bảo đảm những quy định về thời gian triển khai, thực hiện và hoàn thành để cấp thực hiện không được kéo dài thời gian thực hiện. Mặt khác kết quả cần đạt được phải rõ ràng, có tính khả thi và có đo đạc được.

Tính kịp thời

Các quyết định phải được ban hành kịp thời, đúng lúc trong những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của tình huống. Sự chậm trễ sẽ hạ thấp hiệu quả của quyết định.

RA QUYẾT ĐỊNH TRONG QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Peter Drucker, một trong những chuyên gia hàng đầu đương đại đã đề xuất tiêu chuẩn về tính hiệu nghiệm trong quản lý - tức là khả năng làm những việc "đúng” và tính hiệu quả - tức là khả năng làm "đúng” việc. Hai tiêu chuẩn này song hành cùng với nhau ngay trong giai đoạn đầu của quá trình quản lý. Đó là quá trình xác định những mục tiêu "đúng", và chọn lựa những biện pháp "đúng” để rồi vận hành cho quá trình quản lý được triển khai thực hiện. Cả hai quá trình này đều có ý nghĩa sống còn đối với quá trình quản lý. Tuy nhiên, theo p. Drucker tính hiệu

nghiệm là quan trọng hơn cả.

Đe làm đúng việc, người quản lý phải ra các quyết định đúng trong các phạm vi khác nhau đó là các quyết định mang tính chiến lược và quyết định trong các hoạt động cụ the. Sau đây chúng ta đề cập về vấn đề những phạm vi ra quyết định quản lý.

Những phạm vi ra quyết định

Quyết định chiến lược.

Quyết định chiến lược gắn liền với khái niệm lập kế hoạch chiến lược. Khái niệm lấị£ke hoạch chiến lược mới xuất hiện trong tài liệu quản lý ở nước ta một số năm gần đây. Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, mỗi tổ chức, đơn vị là một bộ phận của một tổ chức cao hơn, mọi kế hoạch đều do cơ quan cấp trên giao xuống. Khi nền kinh tế chuyển sang kinh tế thị trường, để tồn tại và phát triển, mỗi cơ sở phải xác định sứ mệnh, mục tiêu và lập kế hoạch cho các bước đi đó. Từ đó hình thành vấn đề quyết định cho việc lập kế hoạch chiến lược (kế hoạch dài hạn) và quyết định cho việc lập kế hoạch hành động cụ thể (kế hoạch hành động)

Quyết định chiến lược hướng tới những mục tiêu lâu dài có tính hướng đích nhằm xác định một cách chính xác chúng ta muốn đến đâu và làm thế nào để đến đó. Quyết định chiến lược để lập kế hoạch chiến lược, do đó, kế hoạch chiến lược thể hiện một loạt các quyết định về việc xác định mục tiêu dài hạn, xác định những cách thức thực hiện mục tiêu đó trên cơ sở phân tích môi trường bên ngoài, điều kiện bên trong, nhu cầu của tổ chức và các điều kiện tài chính, nguồn lực đã có và có thể huy động được đế thực hiện các mục tiêu đã xác định.

Mặt khác quyết định chiến lược là cơ sở cho việc quyết định hành động (xây dựng kế hoạch hành động) ta có thể thấy được mối quan hệ này trong sơ đồ hình 1.

Hình 1. Sơ đồ mối quan hệ giữa quyết định chiến lược và quyết định hành động

Một sổ lợi ích của lợi ích quyết định chiến lược: . Giúp tổ chức có ý thức về mục tiêu chung

. Lập kế hoạch chiến lược nâng cao kết quả hoạt động của tổ chức.

. Cung cấp cho tổ chức một căn cứ chung để đánh giá kết quả hoạt động của nó.

. Lôi cuốn tất cả các cấp quản lý tham gia vào các giai đoạn xây dựng và thực thi quyết định.

Quyết định hành động cụ thể

Quyết định hành động là quyết định những vấn đề cho tổ chức trong khoảng thời gian trước mắt liên quan tới việc quyết định các công việc của đội ngũ cán bộ, quyết định thời gian hoàn thành và chi phí cụ thể cho từng hoạt động.

Các quyết định hành động còn là sự chuyển tải những quyết định chiến lược thành những quyết định hành động cụ thể. Công việc này liên quan tới các quyết định về tổ chức, quyết định về ngân sách, về thời gian và vật lực khác,

Quyết định lập qui

Ngoài hai phạm vi quyết định chiến lược và quyết định hành động, trong quá trình quản lý giáo dục, người quản lí còn phải ra quyết định qui phạm để thực hiện chức năng của cơ quan chủ thể quản lý.

Quyết định lập qui trực tiếp làm thay đổi hệ thống văn bản qui phạm trong việc triển khai thực hiện các hoạt động giáo dục. Ví dụ, cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo ra quyết định về việc tổ chức và hoạt động của thanh tra giáo dục Sở Giáo dục và đào tạo theo nhiệm kì 2 năm...

Ngoài ra việc ra quyết định lập qui còn làm thay đổi hệ thống qui phạm trong các vấn đề sau:

Sửa đổi những quy phạm trong hoạt động giáo dục

Bãi bỏ những quy phạm cũ không còn phù hợp trong quản lý giáo dục Cụ thể hoá các qui phạm mới theo qui định của luật giáo dục, nghị định...

Quyết định là một loại sản phẩm lao động quản lý của chủ thế quản lý

Quyết định là một loại sản phẩm lao động quản lý bởi lẽ:

Thứ nhất, kết quả của người cán bộ quản lý không thể đo trực tiếp được, chẳng hạn không thể đo bằng số lượng sản phẩm của người công nhân hoặc cũng không thể tính bằng số bài soạn và số giờ lên lớp như của giáo viên, số đầu việc do người nhân viên hoàn thành hoặc số học sinh lên lớp, tốt nghiệp do những người giáo viên thực hiện. Song, kết quả này cũng không thể máy móc đo định lượng bằng số

lượng chủ trương, mệnh lệnh, chỉ thị đã ban hành trong một khoảng thời gian nhất định, số trang của văn bản quản lý đã viết trong ngày, sổ cuộc họp đã chủ trì trong tuần.v.v... Nghĩa là không thể tính "năng suất lao động quản lý “theo kiểu định lượng thông thường được.

Đối với lao động quản lý, kết quả của nó chỉ có thể đo gián tiếp bằng kết quả hoạt động của tổ chức, cũng như của mỗi người thừa hành do người cán bộ quản lý lãnh đạo. Nói cách khác, kết qủa của lao động quản lý có thể đo bằng tính hiệu nghiệm của quyết định quản lý, và bản thân tính hiệu nghiệm này lại được đo gián tiếp bằng hiệu quả của hoạt động của hệ quản lý.

Thứ hai, lao động quản lý là một phạm trù có bản chất rất đặc biệt thể hiện ở bản chất đặc biệt của các thành tố của nó, như đối tượng, công cụ, qui trình công nghệ, kĩ thuật và sản phẩm của nó, bao gồm các vấn đề sau:

Đối tượng của lao động quản lý là thông tin, chứ không phải các yếu tố vật chất. Người cán bộ quản lý, phải trực tiếp nhận, xử lý, lưu trữ, vận dụng các thông tin về hệ bị quản lý. Anh ta phải có những tin tức cần và đủ về hiện trạng của hệ bị quản lý ở từng thời điểm, về từng mặt cũng như toàn cảnh. Không nắm được thông tin về phân hệ bị quản lý, anh ta không thể quản lý thành công được. Do đó, người quản lý, thường phải tốn rất nhiều công sức, thời gian, trí tuệ cho việc thu nhận, xử lý thông tin.

Công cụ của lao động quản lý

Người cán bộ quản lý sử dụng những công cụ gì trong lao động quản lý của mình?

Trước hết, đó là tư duy và phong cách tư duy của anh ta; nó bao gồm toàn bộ học vấn và trình độ chuyên môn sâu của anh ta; càng giàu thông tin, càng quản lý tốt.

Cùng với tư duy và trình độ chuyên môn, đó là các phương pháp thâm nhập khoa học có thể sử dụng được vào công tác quản lý. Chẳng hạn tiếp cận hệ thống, tiếp cận phức họp, lí thuyết hệ, lí thuyết điều khiển, lí thuyết thông tin... nói chung là các phương pháp khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và các quan điểm triết học.

Ngoài ra công cụ còn được tính tới băng các phương tiện kĩ thuật tin học và các phương tiện kĩ thuật khác.

Sản phẩm của lao động quản lý là quyết định quản lý. Lao động của người cán bộ quản lý phải dẫn tới một quyết định dưới dạng chủ trương,

mệnh lệnh, chỉ thị nhằm bảo đảm sự vận hành bình thường của hệ quản lý đi tới mục tiêu. Quyết định quản lý cũng lại là thông tin.

Thứ ba, trong lao động quản lý, chỉ số chất lượng có ý nghĩa cực kì to lớn. Vì một quyết định quản lý có thể dẫn tới hiện tượng hoạt động quản lý cao hay thấp và cũng có thể dẫn tới những hệ quả có liên quan đến nhiều người, nhiều hay ít kinh phí, tốt hay xấu ở một phạm vi rộng hay hẹp, nghĩa là có hệ quả kinh tế - xã hội to lớn.

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định

Trong quá trình ra quyết định, khi một vấn đề đã chín muồi và đã được đặt ra, song quyết định đưa ra có được thực hiện hay không còn phụ thuộc vào động cơ và bản lĩnh của người lãnh đạo có trách nhiệm ban hành quyết định.

Một quyết định đúng đắn phụ thuộc rất nhiều vào động cơ của người quyết định. Những động cơ có ảnh hưởng trực tiếp đến việc ra quyết định của ban lãnh đạo là: lợi ích kinh tế bao gồm lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích xã hội, các ràng buộc vi mô và uy tín trách nhiệm của ban lãnh đạo nhà trường và hệ thống giáo dục.

Ngoài việc phụ thuộc vào động cơ, quyết định còn phụ thuộc vào bản lĩnh của các hiệu trưởng trường học và thủ trưởng các cấp quản lí giáo dục tức là người ra quyết định có dám nhận rủi ro để vượt qua mọi trở ngại trong khi ra quyết định hay không.

Các trở ngại thường xảy ra là sự thiếu chuẩn xác, thiếu đồng bộ hay bất hợp lý của hệ thống văn bản qui phạm pháp luật của Nhà nước, mâu thuẫn giữa tham vọng và khả năng có hạn, sự biến động hàng ngày của kinh tế - xã hội và hoạt động trong các nhà trường v.v... Tất cả những khó khăn đó đòi hỏi người lãnh đạo nhà trường hoặc các cấp quản lí giáo dục phải có nghị lực mới ra quyết định kịp thời và có hiệu quả.

Tóm lại, các trở ngại chính khi ra quyết định quản lí trong quản lí giáo dục gồm các yếu tố động cơ và bản lĩnh của chủ thể quản lí, trình độ nhận thức của người quản lý, và quan trọng nữa, còn phải kể tới sự đúng đắn của hệ thống các văn bản hiện hành.

QUY TRÌNH RA QUYẾT ĐỊNH

Có nhiều cách khác nhau giúp người quản lí cân nhắc các phương án và lựa chọn ra phương án có cơ hội tốt nhất cho sự thành công. Việc cân nhắc, lựa chọn và tính toán mức độ rủi ro có thể xảy ra, Hiệu trưởng các trường học hoặc cán bộ quản

lý giáo dục các cấp có thể sử dụng mô hình duy lý cuả việc ra quyết định. Đó là mô hình 4 bước như nghiên cứu tình thế; hình thành các phương án; đánh giá các phương án và lựa chọn phương án tốt nhất; thực hiện phương án đã chọn và theo dõi.

Bước 1. Nghiên cứu tình thế

Bước này gồm ba việc: Xác định mục tiêu của quyết định; chẩn đoán; chẩn đoán nguyên nhân.

Xác định vẩn đề: có những lầm lẫn trong việc xác định đúng - trúng vấn đề

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CHUYÊN đề QUẢN lý GIÁO dục TỔNG QUAN về KHOA học QUẢN lý và QUẢN lý GIÁO dục (Trang 77 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w