Xử phạt vi phạm hành chính.

Một phần của tài liệu kết hôn có yếu tố nước ngoài tại việt nam (Trang 31 - 33)

Tại Khoản 1, Điều 78 Nghị định 68/2002/NĐ-CP có quy định : “Người nào gian

dối trong việc khai hồ sơ, giả mạo giấy tờ để xin đăng ký kết hôn, nhận cha, mẹ, con, ni con ni có yếu tố nước ngồi; lợi dụng việc kết hơn, nhận cha, mẹ, con, ni con ni có yếu tố nước ngồi nhằm mục đích trục lợi, mua bán, xâm phạm tình dục, bóc lột sức lao động đối với phụ nữ và trẻ em; hoạt động môi giới kết hôn, nhận cha, mẹ, con, ni con ni có yếu tố nước ngồi trái pháp luật hoặc có hành vi khác vi phạm pháp luật về hơn nhân và gia đình có yếu tố nước ngồi thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật” [13].

Về quy định về xử phạt hành chính trong kết hơn có yếu tố nước ngồi thì hiện nay đã có quy định xử phạt liên quan đến hoạt động mơi giới kết hơn có yếu tố nước ngồi. Đó là những hành vi mơi giới kết hơn do cá nhân, tổ chức môi giới không được pháp luật thừa nhận thực hiện. Theo quy định tại Điểm 0, Khoản 3, Điều 7 Nghị định 73/2010/NĐ- CP ngày 12/07/2010 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an tồn xã hội thì những chủ thể thực hiện hành vi : “Tổ chức, tạo điều kiện cho người khác

kết hơn với người nước ngồi trái với thuần phong mỹ tục hoặc trái với quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng tới an ninh, trật tự…”[16] thì bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng

đến 2.000.000 đồng. Ngoài ra thì theo quy định tại Khoản 4, Điều 11 Nghị định 60/2010/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tư pháp : “ Phạt tiền từ

10 triệu-20 triệu với những hành vi môi giới hôn nhân bất hợp pháp, lợi dụng việc kết hôn nhằm trục lợi, xâm phạm tình dục, bóc lột sức lao động” [15]. Mặc dù, đã có quy định xử phạt tuy nhiên mức xử phạt hành chính như thế là cịn thấp so với thực tế lợi nhuận mà các “ cị mơi giới” thu được từ mỗi vụ kết hôn với người nước ngoài.

Bên cạnh đó thì theo Nghị định 87/2001/NĐ-CP ngày 21/11/2001 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hơn nhân và gia đình có quy định đối với những chủ thể (cơng dân Việt Nam, người nước ngồi ) có những hành vi vi phạm hành chính như hành vi tảo hơn, tổ chức tảo hôn ( Điều 6), hành vi vi phạm quy định về cấm kết hôn vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng ( Điều 8) hay hành vi cưỡng ép kết hôn, ly thân hoặc

cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ được quy định tại Điều 15 Nghị định 110/2009/NĐ- CP ngày 10/12/2009 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực phịng, chống bạo lực gia đình sẽ bị áp dụng biện pháp hành chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền tùy vào mức độ vi phạm của chủ thể vi phạm.

Đối với những vi phạm xuất phát từ cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền thì tùy từng hành vi, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật liên quan đến nghiệp vụ, thẩm quyền theo Luật Cán bộ công chức năm 2008 ( có hiệu lực năm 2010) với các hình thức kỷ luật như khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, hạ ngạch, cách chức, buộc thôi việc [8]. Như vậy, về quy định xử phạt hành chính thì hiện nay pháp luật Việt Nam chỉ mới có một quy định điều chỉnh trực tiếp liên quan đến vấn đề kết hơn có yếu tố nước ngồi là hoạt động mơi giới kết hơn có yếu tố nước ngồi trái phép, đối với những hành vi vi phạm hành chính khác liên quan đến kết hơn thì Luật cịn quy định một cách chung chung các đối tượng áp dụng. Trong khi đó, những hành vi vi phạm liên quan đến vấn đề kết hơn có yếu tố rất ngồi rất nhiều, đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế thị trường như hiện nay, điều này làm các cơ quan chức năng gặp rất nhiều khó khăn trong việc giải quyết các hành vi vi phạm hành chính liên quan đến vấn đề kết hơn có yếu tố nước ngồi. 2.6.3 Xử lý hình sự

Xử lý hình sự áp dụng đối với những hành vi nguy hiểm xâm phạm đến những quan hệ xã hội được quy định tại BLHS năm 1999 ( sửa đổi, bổ sung năm 2009). Tại Điều 149 BLHS năm 1999 ( sửa đổi bổ sung năm 2009) có quy định về tội đăng ký kết hơn trái pháp luật : “Người nào có trách nhiệm trong việc đăng ký kết hơn biết rõ là người xin

đăng ký không đủ điều kiện kết hơn mà vẫn đăng ký cho người đó, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà cịn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo khơng giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. Người phạm tội cịn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm” [3]. Như vậy, đối với những cá nhân có thẩm quyền được nhà nước giao nhiệm vụ mà thực hiện hành vi vi phạm được quy định trong BLHS thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu có những hành vi vi phạm đủ các yếu tố cấu thành tội phạm được mô tả trong BLHS.

Bên cạnh đó thì trong quan hệ HN & GĐ thì BLHS cịn quy định các tội như tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ tại Điều 146; tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng tại Điều 147; Tội tổ chức tảo hôn, tội tảo hôn tại Điều 148; tội loạn

luân tại Điều 150. Đối với những cá nhân thực hiện những hành vi nguy hiểm trên sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự dù đó là cơng dân Việt Nam hay người nước ngồi.

BLHS năm 1999 ( sửa đổi bổ sung năm 2009) đã có những quy định đối những hành vi nguy hiểm xâm phạm đến quan hệ HN & GĐ được nhà nước bảo vệ nhưng khơng có một quy định cụ thể nào điều chỉnh trực tiếp vần đề kết hơn có yếu tố nước ngồi mà quy định một cách chung chung trong khi những hành vi phạm tội liên quan đến kết hơn có yếu tố nước ngoài ảnh hưởng nghiêm trọng rất nhiều đến xã hội, chính trị cũng như mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với các nước trên thế giới. Bên cạnh đó đối với hoạt động mơi giới kết hơn có yếu tố nước ngồi trái phép gây hậu quả nghiêm trọng thì BLHS cịn “bỏ ngỏ” nên trong thời gian tới các nhà làm luật nên cân nhắc, xem xét bổ sung tội phạm này. Có như vậy mới ngăn ngừa được hoạt động mơi giới hơn nhân có yếu tố nước ngồi trái phép như hiện nay.

Như vậy, mặc dù Chính phủ đã ban hành rất nhiều văn bản điều chỉnh vấn đề kết

hơn có yếu tố nước ngồi, tuy nhiên những quy phạm liên quan đến chế tài xử phạt đối với những hành vi vi phạm liên quan đến vấn đề này thì còn rất hạn chế, chung chung, mức độ xử phạt còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe đối với các đối tượng vi phạm. Điều này đặt ra một yêu cầu bức thiết là trong thời gian tới các nhà làm luật, các cơ quan hữu quan cần xem xét, nghiên cứu để có những chế tài xử lý nghiêm minh, đủ mạnh để lành mạnh hóa quan hệ kết hơn có yếu tố nước ngồi nói chung cũng như quan hệ HN & GĐ nói riêng.

Một phần của tài liệu kết hôn có yếu tố nước ngoài tại việt nam (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w