Thực trạng kết hơn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam

Một phần của tài liệu kết hôn có yếu tố nước ngoài tại việt nam (Trang 34 - 36)

3.1.1. Nhận xét chung về tình hình kết hơn có yếu tố nước ngồi tại Việt Nam

trong những năm qua

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế- xã hội thì vấn đề kết hơn có yếu tố nước ngoài cũng chịu nhiều tác động và diễn biến ngày càng phức tạp, trong đó nổi bật lên những vấn đề sau :

Thứ nhất, số lượng các vụ kết hôn có yếu tố nước ngồi gia tăng một cách

nhanh chóng và bất thường, đặc biệt là ở các tỉnh ở phía nam. Trong những năm vừa qua thì lấy “chồng ngoại” trở thành một “ phong trào”, “nghề” ở nhiều tỉnh thành. Theo báo cáo từ một cuộc thảo luận tại trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam thì chỉ trong khoảng 2 năm từ 2007-2008 thì trên cả nước đã có trên 31.800 phụ nữ Việt Nam kết hơn với người nước ngoài. Theo số liệu thống kê mới đây của Bộ Tư pháp thì từ năm 1998- 31/12/2010 đã có 294.280 phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngồi có quốc tịch trên 50 quốc gia và vùng lãnh thổ. Nhiều nhất là với đàn ông Trung Quốc, Hàn Quốc, Đức, Canada, Hoa Kỳ…Trong đó Đồng bằng sơng Cửu Long có số lượng cơ dâu Việt lấy chồng nước ngồi có tỷ lệ cao vượt trội. Năm 2003, cả nước có 11.358 cơ gái kết hơn với người Đài Loan thì ở các tỉnh ĐBSCL là 7.285 người. Nổi lên là các tỉnh Đồng Tháp, Bạc Liêu, Cần Thơ… Bên cạnh đó thì một số tỉnh, thành phố như Thành phố Hồ Chí Mỉnh, các tỉnh ở phía bắc thì tỉ lệ kết hơn có yếu tố nước ngồi cũng tăng lên đáng kể.

Số liệu việc kết hơn có yếu tố nước ngồi ở một số tỉnh năm 2005-2010 [33]

Năm Hà Nội TP. HCM TP. Hải Phịng Quảng Ninh Đồng Tháp TP.Cần Thơ Bạc Liêu Sóc Trăng 2005 400 3.754 978 296 87 1431 790 641 2006 345 3.742 776 248 317 760 333 314 2009 696 3.825 606 188 303 1.875 196 279 2010 796 3.509 421 381 284 475 160 214

Thứ hai, hiện tượng công dân Việt Nam kết hôn với công dân các nước

Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan tăng đột biến. Theo số liệu của Bộ Tư pháp, trong 4 năm gần đây (từ năm 2007 đến năm 2010) đã có 47.567 phụ nữ Việt Nam lấy chồng nước ngoài, phần lớn là lấy chồng Đài Loan, Hàn Quốc.

Điều đáng quan tâm ở đây là đa phần phụ nữ kết hơn khi chưa có việc làm ổn định

(86,3%), chỉ có 2,8% là cơng nhân, 5% làm th. Theo một khảo sát của Viện Khoa học xã hội vùng Nam bộ cho thấy, người mà công dân Việt Nam lấy làm chồng là công dân Đài Loan, Hàn Quốc đa số là nơng dân, cơng nhân, người làm th, có trình độ thấp ( 83%), số làm nghề kinh doanh không đáng kể ( 11%), một số khác phụ thuộc hồn tồn vào gia đình nhà chồng [23].

Thứ ba, cuộc sống hôn nhân sau kết hôn của đa phần các cuộc hơn nhân với

người nước ngồi gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là trường hợp phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngồi do khơng thể hịa hợp ngơn ngữ, phong tục tập qn, văn hóa dân tộc hay sự cách biệt tuổi tác khi về chung sống với nhau. Hiện nay, sự chênh lệch tuổi tác giữa cô dâu và chú rể theo thống kê trên tồn quốc thì có 85% cơ dâu lấy chồng hơn mình từ 10- 19 tuổi, 15% hơn từ 20- 30 tuổi. Bên cạnh đó thì khơng ít trường hợp cơ dâu Việt bị đánh đập, ngược đãi, thậm chí là bị giết chết da man như vụ của cơ dâu Hồng Thị Nam, 23 tuổi ở Phan Thiết, Bình Thuận đã bị người chồng Hàn Quốc sát hại bằng nhiều vết dao đâm ngày 24.5.2011 tại huyện Jeongto hay vụ về việc cô dâu Huỳnh Mai bị chồng người Hàn Quốc hành hạ cho đến chết rồi giấu xác…

Thứ tư, hầu hết các cuộc kết hơn có yếu tố nước ngồi đều được tiến hành thơng

qua khâu trung gian mà chưa có sự tìm hiểu kỹ lượng về hồn cảnh của nhau. Do trình độ học vấn thấp nên rất nhiều trường hợp lựa chọn hình thức “ cị mơi giới” kết hơn để tìm người nước ngồi để kết hơn, chính điều này làm phát sinh nhiều vấn đề phức tạp[21]. Năm 2006, dư luận ở TP Cần Thơ hết sức bất bình xung quanh việc một số đối tượng tổ chức cho 19 công dân Hàn Quốc xem “mắt” hơn 100 phụ nữ ở Khu du lịch Mỹ Khánh,

huyện Phong Điền. Chính việc kết hơn thơng qua các trung tâm môi giới bất hợp pháp khơng được sự kiểm sốt, quản lý của nhà nước nên rất nhiều trường hợp phụ nữ Việt Nam bị xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm.

Thứ năm, nhiều trường hợp lợi dụng việc kết hôn để buôn bán phụ nữ và trẻ em,

biến họ thành nơ lệ tình dục và bóc lột sức lao động. Tình trạng này đã được rất nhiều bài báo phản ánh. Từ năm 1995 đến nay, hàng trăm bài báo ở Việt Nam đã điều tra, phản ánh các đường dây tuyển các thôn nữ đem về Tp. HCM nuôi nhốt trong những phịng trọ, cho những người đàn ơng lớn tuổi, tật nguyền từ Trung Quốc, Đài Loan đến tuyển lựa. Chưa kể hàng trăm trường hợp cô dâu Việt Nam ở Trung Quốc, Đài Loan bị ngược đãi, làm vợ tập thể,...phải trốn về nước.

Thứ sáu, xuất hiện ngày càng nhiều trường hợp kết hôn giả tạo, lợi dụng việc

kết hơn để hợp pháp hóa việc xuất cảnh ra nước ngồi. Kết hơn với người nước ngoài trở thành một “ hiện tượng”, “ xu thế”, khơng ít các trường hợp kết hơn khơng xuất phát từ tình yêu, từ mong muốn chung sống với nhau mà xuất phát từ lý do kinh tế, muốn nhập quốc tịch nước ngoài hay muốn làm việc lâu dài ở nước ngoài hay để cải thiện đời sống gia đình, hay “báo hiếu cha mẹ” cũng là một lý do quan trọng, như một nghiên cứu gần đây cho thấy động cơ kết hơn với người Đài Loan thì “muốn giúp đỡ gia đình” chiếm tỷ lệ cao nhất với 46.7%[29].

Thứ bảy, thực tế giải quyết vấn đề kết hơn có yếu tố nước ngồi trong những

năm qua bước đầu đã đạt được những kết quả khích lệ : Sở Tư pháp đã tăng cường thắt chặt kỷ cương trong công tác giải quyết hồ sơ đăng ký kết hôn; Việc tiếp nhận hồ sơ được thực hiện thơng qua cơ chế một cửa; q trình giải quyết hồ sơ đăng ký kết hơn được cơng khai, minh bạch, có cải tiến lớn trong lề lối làm việc; có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng; các trung tâm hỗ trợ kết hôn đi vào hoạt động và bước đầu đã đạt được những thành quả nhất định…

Đứng trước những thực trạng đáng báo động trên thì trong thời gian tới, các cơ quan hữu quan cần phải có những giải pháp hữu hiệu nhằm hạn chế, ngặn chặn những biến tướng của kết hơn có yếu tố nước ngồi.

Một phần của tài liệu kết hôn có yếu tố nước ngoài tại việt nam (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w