Thủ tục nộp, nhận hồ sơ

Một phần của tài liệu kết hôn có yếu tố nước ngoài tại việt nam (Trang 25 - 31)

Thủ tục nộp và nhận hồ sơ được quy định cụ thể tại Điều 14 Nghị định 68/2002/NĐ-CP. Theo đó khi nộp hồ sơ đăng ký kết hơn, cả hai bên đương sự phải có mặt, trường hợp có lý do khách quan mà một bên đương sự khơng thể có mặt được thì phải có đơn xin vắng mặt và ủy quyền cho bên kia đến nộp hồ sơ. Không chấp nhận việc nộp hồ sơ đăng ký kết hôn thông qua người thứ ba.

Khi nhận hồ sơ đăng ký kết hôn, Sở Tư pháp hoặc cơ quan ngoại giao, lãnh sự Việt Nam kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của các giấy tờ trong hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ thì hướng dẫn đương sự hồn thiện hồ sơ.

2.3.3. Trình tự giải quyết

Trình tự giải quyết việc đăng ký kết hơn có yếu tố nước ngồi được quy định cụ thể tại Khoản 4, Khoản 5, Điều 1 Nghị định 69/2006/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Điều 16 và Điều 18 Nghị định 68/2002/NĐ-CP. Theo đó thì trong vịng 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí, Sở Tư pháp có trách nhiệm “ thực hiện phỏng vấn trực tiếp tại trụ

sở Sở Tư pháp đối với hai bên nam, nữ để kiểm tra, làm rõ về sự tự nguyện kết hôn của họ, về khả năng giao tiếp bằng ngơn ngữ chung và mức độ hiểu biết về hồn cảnh của nhau. Việc phỏng vấn phải được lập thành văn bản. Cán bộ phỏng vấn phải nêu rõ ý kiến đề xuất của mình và ký tên vào văn bản phỏng vấn” [14]. Đây là một thủ tục mới so với

Nghị định 68/2002/NĐ-CP, quy định này đảm bảo cho thủ tục đăng ký kết hơn chặt chẽ hơn, tránh tình tạng nhiều người lợi dụng việc đăng ký kết hơn với người nước ngồi để buôn bán phụ nữ, trực lợi cá nhân, góp phần hạn chế tình trạng mơi giới kết hơn trái phép hay kết hôn giả tạo, cưỡng ép vì lý do kinh tế, xuất cảnh ra nước ngồi…

Lễ đăng ký kết hôn được pháp luật quy định tại Điều 17 Nghị định 68/2002/NĐ-CP và Khoản 6, Điều 1, Nghị định 69/2006/NĐ-CP . Lễ đăng ký kết hôn được tổ chức trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền ký giấy chứng nhận kết hơn. Lễ đăng ký kết hơn được tổ chức trang trọng với sự có mặt của hai bên nam nữ. Các đương sự phải xuất trình chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế (như giấy thơng hành hoặc giấy tờ tuỳ thân có dán ảnh) và tự thể hiện ý chí tự nguyện kết hơn, ký tên vào sổ đăng ký kết hôn và Giấy chứng nhận kết hôn. Tại lễ đăng ký kết hôn sẽ trao giấy chứng nhận kết hôn cho vợ, chồng mỗi người một bản chính. Giấy chứng nhận kết hơn có giá trị kể từ ngày tổ chức Lễ đăng ký kết hôn và được ghi vào sổ đăng ký theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp vì ốm đau, bệnh tật, bận cơng tác hoặc có lý do chính đáng khác mà khơng thể có mặt vào thời điểm đã định, đương sự phải có đơn đề nghị Sở tư pháp cho hỗn việc đăng ký kết hơn; đơn khơng cần chứng thực. Thời hạn tạm hỗn việc kết hôn không được quá 90 ngày, kể từ ngày Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ký Giấy chứng nhận kết hôn. Nếu quá thời hạn này mà vẫn không tổ chức đăng ký kết hôn được do vắng mặt đương sự, Sở tư pháp báo cáo bằng văn bản cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh về việc này. Nếu sau đó đương sự mới yêu cầu tổ chức đăng ký kết hơn, thì phải làm lại các giấy tờ theo thủ tục đăng ký kết hôn từ đầu.

2.3.5. Nghi thức kết hôn

Nghi thức kết hơn là trình tự tiến hành chính thức để cơng nhận quan hệ vợ, chồng một cách hợp pháp. Hiện nay, trên thế giới áp dụng các loại nghi thức kết hôn như nghi thức dân sự, nghi thức tôn giáo, kết hợp giữa nghi thức dân sự với nghi thức tôn giáo[19, tr237]. Ở Việt Nam, theo quy định tại Điều 11, Điều 14 Luật HN & GĐ năm 2000, Khoản 1 Điều 11 Nghị định 68/2002/NĐ-CP thì việc đăng ký kết hơn phải đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo nghi thức do pháp luật quy định, mọi nghi thức kết hơn khác đều khơng có giá trị pháp lý. Nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ, chồng thì khơng được cơng nhận là vợ, chồng. Như vậy, theo pháp luật Việt Nam thì nghi thức kết hơn được tiến hành theo nghi thức dân sự. Đối với các trường hợp kết hơn có yếu tố nước ngồi, nghi thức kết hôn được xác định theo pháp luật của nơi tiến hành kết hôn. Như vậy, việc kết hơn có yếu tố nước ngồi nếu tiến hành ở Việt Nam thì phải thực hiện nghi thức kết hơn dân sự theo quy

định của pháp luật Việt Nam. Nếu việc kết hôn được tiến hành ở nước ngồi thì nghi thức kết hơn phải tn theo pháp luật của nước sở tại, quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi này sẽ được thừa nhận là hợp pháp ở Việt Nam nếu thỏa mãn các điều kiện quy định tại Khoản 7, Điều 1 Nghị định 69/2006/NĐ-CP.

2.4. Hoạt động hỗ trợ kết hôn

Hiện nay, chưa có khái niệm chính thức về hoạt động hỗ trợ kết hơn. Có thể nhìn nhận hoạt động này dưới hai góc độ là góc độ xã hội và góc độ pháp lý. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam chỉ thừa nhận hoạt động hỗ trợ kết hơn có yếu tố nước ngồi dưới góc độ pháp lý. Theo đó, hoạt động hỗ trợ kết hơn có yếu tố nước ngồi được hiểu dưới góc độ pháp lý : Là những hành vi của nhà nước, tổ chức, cá nhân nhằm tư vấn, giới thiệu, cung

cấp các thông tin, dịch vụ dành cho cơng dân Việt Nam và người nước ngồi có nhu cầu khi tham gia kết hơn có yếu tố nước ngồi theo quy định của pháp luật[25]. Hoạt động hỗ

trợ kết hơn có yếu tố nước ngồi được hình thành có ý nghĩa rất quan trọng trong việc góp phần lành mạnh hóa các quan hệ kết hơn có yếu tố nước ngoài, làm cho các quan hệ này phù hợp với những phong tục tập quán của dân tộc ta. Hơn thế, hoạt động này cịn góp phần bảo vệ quyền phụ nữ, từ đó tạo hành lang pháp lý cho cơng tác quản lý, kiểm tra, giám sát, xử phạt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với hoạt động kết hơn có yếu tố nước ngồi.

Hoạt động hỗ trợ kết hôn do các tổ chức, cá nhân tự do kinh doanh hoạt động hỗ trợ kết hơn có yếu tố nước ngồi thực hiện. Pháp luật HN & GĐ Việt Nam quy định Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương mới có quyền thành lập trung tâm hỗ trợ kết hơn có yếu tố nước ngồi [10]. Nội dung của hoạt động hỗ trợ kết hơn có yếu tố nước ngồi của các trung tâm hỗ trợ kết hơn theo quy định của pháp luật hiện hành gồm những hoạt động sau :

- Thực hiện hoạt động tư vấn, giải đáp pháp luật về HN & GĐ nói chung và các quy định có liên quan đến vấn đề kết hơn có yếu tố nước ngồi.

- Thực hiện tư vấn, hướng dẫn thủ tục kết hơn có yếu tố nước ngồi.

- Giới thiệu, giúp đỡ các bên tìm hiểu về hồn cảnh gia đình, xã hội, tìm hiểu về phong tục tập qn của nước có cơng dân kết hơn với cơng dân Việt Nam

Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam hiện hành chỉ mới quy định hoạt động hỗ trợ kết hôn

sau kết hôn trong khi những vấn đề này sinh sau kết hôn rất phức tạp. Nghị định 68/2002/NĐ-CP có các quy định về thành lập, cơ cấu tổ chức bộ máy của trung tâm hộ trợ kết hôn, nội dung hoạt động nhưng các quy định này chỉ mang tính nguyên tắc mà chưa cụ thể, rõ ràng nên chưa có cơ sở pháp lý vững chắc để triển khai hoạt động hỗ trợ kết hơn có hiệu quả trên thực tế. Bên cạnh đó thì các Trung tâm hỗ trợ kết hôn do Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thành lập hợp pháp lại hoạt động kém hiệu quả.

Hiện nay, hoạt động kinh doanh môi giới kết hôn của các trung tâm môi giới đã và đang diễn ra dưới nhiều hình thức. Theo quy định tại Nghị định 68/2002/NĐ-CP nghiêm cấm hoạt động môi giới kết hơn trái phép kiếm lời dưới mọi hình thức ; Điều 7, Nghị định 102/2010/NĐ-CP về hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp quy định mơi giới kết hơn có yếu tố nước ngồi là một trong những ngành nghề nằm trong danh mục ngành nghề cấm kinh doanh…Điều này dẫn đến một thực tế là nhiều đường dây môi giới, tuyển chọn cô dâu Việt vẫn hoạt động "chui" và Nhà nước khơng quản lý được. Thậm chí, có khơng ít trường hợp môi giới kết hôn đã hạ thấp phẩm hạnh của người phụ nữ Việt Nam, xâm phạm nghiêm trọng thuần phong, mỹ tục của dân tộc, thông qua việc thi tuyển, xem mặt. Điển hình là trong năm 2010, cảnh sát liên tục bắt quả tang những vụ môi giới mang danh nghĩa "coi mắt" của công dân nam Hàn. Điển hình sáng ngày 27/8/2010, Cơng an TP HCM kiểm tra căn nhà trên đường số 9 (xã Phong Phú, huyện Bình Chánh) phát hiện một cuộc "thi" tuyển vợ cho chú rể Hàn Quốc. Các "thí

sinh" là 17 thiếu nữ Việt Nam. Từ thực tế này đặt ra một giải pháp là trong thời gian tới

các nhà làm luật nên thừa nhận mơi giới hơn nhân có yếu tố nước ngồi là hợp pháp và ban hành văn bản pháp luật cụ thể điều chỉnh hoạt động này.

2.5. Quản lý nhà nước về kết hơn có yếu tố nước ngoài

Kết hơn có yếu tố nước ngồi là một vấn đề phức tạp và nhạy cảm nên đòi hỏi nhà nước phải quản lý, giám sát chặt chẽ. Xuất phát từ đòi hỏi thực tế này năm 2005, Thủ tướng chính phủ đã ra chỉ thị số 03/2005/CT-TTg về tăng cường quản lý nhà nước đối với quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi. Chỉ thị đã chỉ rõ các cơ quan có trách nhiệm quản lý nhà nước về kết hơn có yếu tố nước ngồi bao gồm Bộ Tư pháp; Bộ Công an; Bộ Ngoại giao; Bộ Kế hoạch- đầu tư; Bộ Văn hóa- thơng tin; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, trung ương; Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Trong đó đặc biệt nhấn mạnh

đến vai trò quan trọng của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an và sự phối hợp hoạt động của các cơ quan này[4].

Bộ Tư pháp là cơ quan quản lý chính và chủ yếu với vai trị là cơ quan giúp việc Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về HN & GĐ có yếu tố nước ngồi, trong đó có quan hệ kết hơn có yếu tố nước ngồi trong phạm vi cả nước. Bộ Tư pháp có trách nhiệm soạn thảo và ban hành các văn bản, chỉ đạo, hướng dẫn UBND cấp tỉnh; phối hợp với Bộ ngoại giao, lãnh sự Việt Nam trong việc thi hành pháp luật về HN & GĐ có yếu tố nước ngồi; tiến hành thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về kết hơn có yếu tố nước ngồi; định kỳ hàng năm báo cáo với Chính phủ về tình hình thực hiện pháp luật về kết hơn có yếu tố nước ngồi; thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quan hệ HN & GĐ. Bên cạnh Bộ Tư pháp thì Bộ Ngoại giao cũng là cơ quan có vai trị quan trọng trong việc quản lý về hơn nhân có yếu tố nước ngồi nói chung và kết hơn có yếu tố nước ngồi nói riêng. Bộ Ngoại giao chỉ đạo cơ quan ngoại giao, lãnh sự Việt Nam trong việc thi hành pháp luật về HN & GĐ có yếu tố nước ngồi, thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích của cơng dân Việt Nam ở nước ngoài trong quan hệ HN & GĐ phù hợp với pháp luật của nước tiếp nhận và điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết, gia nhập. Bên cạnh đó thì Bộ cịn có nhiệm vụ chỉ đạo cơ quan ngoại giao, lãnh sự thực hiện chế độ thống kê, báo cáo định kỳ hàng năm về tình hình hoạt động của hoạt động này cũng như xử lý các vấn đề này sinh trong quá trình thực hiện các điều ước quốc tế về HN & GĐ có yếu tố nước ngồi.

Cùng với Bộ Tư pháp và Bộ Ngoại giao thì quản lý nhà nước về vấn đề kết hơn có yếu tố nước ngồi cịn là nhiệm vụ và chức năng của Bô Công an, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố….Chị thị 03/2005/CT-TTg nhấn mạnh, để đạt được hiệu quả cao trong công tác quản lý vấn đề HN & GĐ có yếu tố nước ngồi nói chung và kết hơn có yếu tố nước ngồi nói riêng thì cần phải có sự phối hợp giữa các cơ quan ban ngành với nhau, thực hiện thống nhất từ trung ương xuống địa phương nhằm tạo ra một hành lang pháp lý vững chắc để quản lý, giám sát chặt chẽ việc thực thi các quy định này trên thực tế.

Quản lý nhà nước đối với vấn đề kết hơn có yếu tố nước ngồi góp phần lành mạnh hóa các quan hệ hơn có yếu tố nước ngồi từ đó góp phần bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích của cơng dân nước mình khi tiến hành đăng ký kết hơn với người nước ngoài, đặc biệt là

phụ nữ, trẻ em; Hạn chế những biến tướng trong kết hơn có yếu tố nước ngồi như kết hơn giả tạo vì lý do xuất cảnh, lý do kinh tế, buôn bán phụ nữ…; Xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm pháp luật liên quan đến vấn đề kết hơn có yếu tố nước ngồi.

Tuy nhiên, trên thực tế thì cơng tác quản lý nhà nước đối với vấn đề này cịn gặp nhiều bất cập, khó khăn, đặc biệt là trong việc quản lý hoạt động của các trung tâm môi giới hơn nhân trái phép hiện nay. Do đó trong thời gian tới thì các cơ quan có thẩm quyền cần tăng cường hơn nữa vai trị và trách nhiệm của mình trong quản lý vấn đề kết hơn có yếu tố nước ngoài. Đồng thời tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan ban ngành để quản lý tốt hơn vấn đề kết hơn có yếu tố nước ngồi.

2.6. Xử lí vi phạm pháp luật liên quan đến vấn đề kết hơn có yếu tố nước ngồi Các vi phạm liên quan đến kết hơn có yếu tố nước ngồi bao gồm các vi phạm điều kiện kết hôn, nghi thức kết hôn, môi giới hôn nhân trái pháp luật, sai phạm trong việc áp dụng các quy định pháp luật của cơ quan có thẩm quyền…

2.6.1. Xử hủy việc kết hôn trái pháp luật theo Luật HN & GĐ Việt Nam

Kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ xác lập quan hệ vợ, chồng có đăng ký kết hơn tại cơ quan đăng ký kết hôn nhưng vi phạm điều kiện kết hôn do pháp luật quy định. Xử hủy việc kết hơn trái pháp luật là biện pháp tịa án áp dụng đối với các trường hợp kết hôn trái pháp luật. Biện pháp này đảm bảo chấp hành nghiêm chỉnh luật HN & GĐ. Căn cứ để hủy kết hôn trái pháp luật là vi phạm các điều kiện kết hôn tại Điều 9 và các trường hợp cấm kết hôn quy định tại Điều 10 Luật HN & GĐ năm 2000. Về thẩm

quyền hủy việc kết hôn trái pháp luật được quy định tại Khoản 3, Điều 102 Luật HN &

Một phần của tài liệu kết hôn có yếu tố nước ngoài tại việt nam (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w