Khảo sát môi trƣờng kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu ĐỒ án PHÁT TRIỂN sản PHẨM đề tài PHÁT TRIỂN sản PHẨM sữa gạo lứt KHOAI LANG (Trang 31 - 34)

CHƢƠNG 1 : HÌNH THÀNH Ý TƢỞNG

2.3. Khảo sát môi trƣờng kinh tế xã hội

Mục đích khảo sát: Thu thập các thông tin kinh tế xã hội có tƣơng ứng và phù hợp với

sự phát triển của sản phẩm

Phƣơng pháp thực hiện: Thu thập thông tin số liệu các chính sách cụ thể

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế cả nƣớc nói chung, trong thời gian qua, đời sống nhân dân đã đƣợc cải thiện nhiều,theo đó mức sống cũng nhƣ thu nhập bình quân đầu ngƣời (GDP) tăng lên,con ngƣời ngày càng yêu cầu cao hơn về sức khỏe và dịch vụ. Điều này góp phần không ít trong việc thúc đẩy thị trƣờng sữa Việt Nam nói chung và thị trƣờng sữa bột Việt Nam nói riêng tăng trƣởng mạnh , với tốc độ bình quân khoảng 9,06%/năm từ năm 2000 đến nay. Theo số liệu thống kê của Agroinfo (Trung tâm Thông tin phát triển nông nghiệp - nông thôn), tiêu thụ các sản phẩm sữa tính theo đầu nguời tại Việt Nam tăng khá mạnh trong giai đoạn 1997 - 2009, trong đó, đứng đầu là sữa bột nguyên kem, với tốc độ tăng trƣởng bình quân 28,9%/năm (từ 0,07 kg/ngƣời (1997) lên 4 kg/ngƣời (2009). Tiếp đến là sữa không béo, với mức tăng bình quân xấp xỉ 20%/năm. Cũng theo Vntrades (trang web điện tử về thị trƣờng việt nam) cho biết, tiêu thụ sữa bình quân đầu ngƣời tăng bình quân 7,85%/năm, từ 8,09 lít/ngƣời năm 2000 lên 14,81

31 lít/ngƣời năm 2008. Giai đoạn 2000 - 2005, mức tiêu thụ sữa bình quân đầu ngƣời đã tăng gấp rƣỡi. Năm 2008, chỉ tiêu này tiếp tục tăng khoảng 21,2% so với 2005. Quy mô tiêu thụ sữa của toàn thị trƣờng vào năm này đạt 1.257 triệu lít quy đổi.

Thị trƣờng sữa Việt Nam đang phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây và vẫn còn tiềm năng tăng trƣởng. Sau khi đi ngang về tăng trƣởng trong các năm 2011 và 2012 thì đến năm 2013, doanh thu toàn ngành đã bắt đầu tăng mạnh. Tốc độ tăng trƣởng của ngành năm sau cao hơn năm trƣớc, bình quân tăng 17%/năm trong giai đoạn 2011-2015. Theo đánh giá của Euromonitor International, năm 2014, doanh thu ngành sữa Việt Nam đạt 75.000 tỉ đồng, tăng trƣởng 20%. Cho đến năm 2015, tổng doanh thu toàn ngành ƣớc đạt 92.000 tỷ đồng, tăng trƣởng 22,7% so với năm trƣớc, tăng gấp hơn 2 lần so với năm 2010 (đạt 42 nghìn tỷ), là mức cao nhất trong lịch sử ngành.

Chỉ trong vòng 6 năm từ 2008 – 2014, mức chi tiêu tháng của một ngƣời Việt Nam đã tăng hơn gấp đôi từ 792 nghìn đồng lên đến gần 1,9 triệu đồng. Điều đáng chú ý, trong số bỏ ra chi tiêu, ngƣời Việt đang sử dụng ngày càng nhiều tiền hơn để chi cho ăn uống, mà sữa là một trong số đó. Trong gần 1,9 triệu đồng, mỗi ngƣời Việt có thể bỏ ra tới một nửa để chi cho ăn uống, một tỷ lệ đã cải thiện rõ rệt so với năm 2007.

Hình 1: Tăng trưởng doanh thu ngành sữa Việt Nam

Là một quốc gia đông dân và mức tăng dân số cao khoảng 1,2%/năm, thị trƣờng sữa tại Việt Nam luôn đƣợc đánh giá là có tiềm năng lớn. Tỉ lệ tăng trƣởng GDP 6%- 8%/năm, thu nhập bình quân đầu ngƣời tăng 14,2%/năm, kết hợp với xu thế cải thiện sức khỏe và tầm vóc của ngƣời Việt Nam khiến cho nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm sữa luôn giữ mức tăng trƣởng cao. Lƣợng sữa tiêu thụ bình quân theo đầu ngƣời của Việt Nam năm 2015 đạt khoảng 23 lít/ngƣời/năm, trong khi đó năm 2010 đạt 12 lít/ngƣời/năm. Tính cả giai đoạn 2010 - 2015, trung bình mỗi ngƣời Việt Nam tiêu thụ khoảng 15 lít sữa/năm. Trong những năm tới, ngành sữa vẫn có tiềm năng lớn khi nhu cầu tiêu thụ

32 đƣợc dự báo tăng trƣởng 9%/năm, đạt mức 27-28 lít sữa/ngƣời/năm vào năm 2020, tăng gần gấp rƣỡi so với hiện tại. Hiện mức tiêu thụ sữa bình quân đầu ngƣời ở Việt Nam còn thấp so với các nƣớc trong khu vực và thế giới.

Trong số các ngành hàng tiêu dùng nhanh, ngành hàng sữa, bao gồm sữa bột và sữa tƣơi, cũng đang chứng tỏ là một ngành tăng trƣởng mạnh mẽ về doanh thu ở mức 2 con số. Và theo xu hƣớng chung của thị trƣờng thế giới thì ngành sữa Việt Nam vẫn đang trong chu kỳ tăng trƣởng. Có thể nói, thị trƣờng sữa đang có những bƣớc phát triển nhanh chƣa từng thấy trong những năm gần đây với tốc độ tăng trƣởng năm sau cao hơn năm trƣớc. Nhóm hàng sữa đã đóng góp 13% trong tổng doanh thu ngành hàng tiêu dùng. Nhƣng, số lợi nhuận khổng lồ từ ngành sữa mang lại hiện đang phải chia thị phần cho các hãng sữa ngoại và các nhà cung cấp nguyên liệu

Thực tế, tiềm năng tiêu thụ của thị trƣờng sữa Việt Nam đƣợc đánh giá là vẫn còn rất lớn và chƣa dừng lại ở đây.

Nếu nhƣ trƣớc đây, nhìn vào các quầy kệ bán sữa bột trong siêu thị, dễ nhận thấy sự thống lĩnh của sữa ngoại dù giá liên tục tăng nhờ ƣu thế về thƣơng hiệu và nguồn lực. Nhƣng vài năm gần đây, khoảng cách này đƣợc giảm đáng kể, nhiều hãng sữa nội trong nƣớc vẫn tiêu thụ tốt. Giá trị mặt hàng sữa bột, theo ƣớc tính, hiện chiếm 45% thị trƣờng sữa Việt Nam với tốc độ tăng trƣởng bình quân 10,1% giai đoạn 2010-2013, nhƣng đến 2014-2015 lại có xu hƣớng giảm, đặc biệt tiêu thụ sữa ở khu vực thành thị. Các chuyên gia nhận định, trong tƣơng lai ngành sữa vẫn đƣợc coi là tiềm năng bởi mức tiêu thụ sữa trên đầu ngƣời tại Việt Nam vẫn còn thấp. Theo Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp chế biến sữa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025, sản lƣợng sữa tƣơi sản xuất trong nƣớc dự kiến đạt 1 tỷ lít, đáp ứng 38% nhu cầu tới năm 2020 và 1,4 tỷ lít, đáp ứng 40% nhu cầu năm 2025. Các sản phẩm sữa hiện đang tiêu thụ chủ yếu là sữa nƣớc, sữa bột, sữa chua, sữa đặc, trong khi tình hình tiêu thụ các sản phẩm khác nhƣ phô mai, bơ… vẫn khiêm tốn. Hơn nữa, xu hƣớng ngƣời dùng tại khu vực thành thị ngày càng ƣa chuộng các sản phẩm trung và cao cấp (sữa hữu cơ) có thể hỗ trợ tăng trƣởng doanh thu ở khu vực này.

Về mặt kinh tế: Nhà nƣớc có những chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho cơ sở hạ tầng, giúp tiếp cận nguồn vốn, hỗ trợ các ứng dụng công nghệ trong sản xuất. Nhà nƣớc cũng có một số quy định và yêu cầu đối với sản phẩm sữa. Bên cạnh đó, đời sống kinh tế cũng phát triển mạnh và xu hƣớng ngày càng đƣợc đổi mới, yêu cầu về giá thành, tính tiện lợi và chất lƣợng sản phẩm cũng đƣợc chú trọng hơn. Tăng trƣởng kinh tế ngày một cao, thu hút đƣợc các cơ hội đầu tƣ, tăng thu nhập,…Tuy nhiên yếu tố thuế là điều không thể tránh khỏi, mức thuế cao sẽ làm tăng chi phí dẫn đến làm tăng giá thành sản phẩm.

33

Về môi trƣờng xã hội: những số liệu dân số cung cấp, những dữ liệu quan trọng

cho các nhà doanh nghiệp hoạch định chiến lƣợc sản phẩm, chiến lƣợc thị trƣờng, chiến lƣợc tiếp thị,… Mỗi nền văn hóa, xã hội đều mang một bản sắc riêng, việc nắm bắt đƣớc các đặc điểm này ảnh hƣởng không nhỏ đến việc phát triển sản phẩm.

Ngoài ra khi phát triển dự án, có rất nhiều tác động từ môi trƣờng bên ngoài dẫn đến nhiều khó khăn trong việc phát triển sản phẩm. Đặc biệt là lạm phát, nó phản ứng mức tăng trƣởng kinh tế, và nó đƣợc đo lƣờng bằng chỉ số tiêu dùng CPI ảnh hƣởng không nhỏ đến các doanh nghiệp hay thị trƣờng, lạm phát tăng cao làm giá cả các mặt hàng tăng dẫn đến ngƣời tiêu dùng sẽ cố cắt giảm những chi tiêu không cần thiết dẫn đến tiêu dùng giảm.

Một phần của tài liệu ĐỒ án PHÁT TRIỂN sản PHẨM đề tài PHÁT TRIỂN sản PHẨM sữa gạo lứt KHOAI LANG (Trang 31 - 34)