2.2. THỰC TRẠNG NỢXẤU VÀ XỬ LÝ NỢXẤU TẠI NGÂN HÀNG
2.2.2. Thực trạng xử lý nợxấu tại SHB
2.2.2.1. Quy trình hoạt động xử lý nợ xấu
Bước 1: Xác định khách hàng có nợ xấu, bao gồm:
- Khách hàng có nợ xấu theo quy định về phân loại nợ, trích lập và xử lý dự phịng rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nhà nước và SHB trong từng thời kỳ.
- Khách hàng có nợ đã được xử lý dự phịng rủi ro chưa thu đang hạch tốn ngoại bảng.
- Khách hàng chưa bị phân loại thành nợ xấu theo tiêu chí định lượng, nhưng có dấu hiệu về mặt định tính như: hoạt động sản xuất, kinh doanh bị gián đoạn, ngừng trệ, sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến mất cân đối tài chính, khách hàng lẩn tránh, bị khởi tố, khởi kiện, hoặc có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng khác...
Sau khi xác định được khách hàng có nợ xấu thì quy trình xử lý nợ được thực hiện theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.2: Quy trình hoạt động xử lý nợ có vấn đề SHB
Bước 2: Phân tích tình hình khách hàng, tài sản đảm bảo, xây dựng phương án xử lý
Ngay khi khoản nợ chuyển nợ xấu, cán bộ xử lý nợ cần soát xét lại hồ sơ xem có sai sót khơng nhằm hạn chế rủi ro bất lợi về hồ sơ, thu thập thông tin về khách hàng vay vốn (tình hình tài chính, khả năng trả nợ, các nguồn trả nợ khác..). Đồng thời đề nghị đơn vị chức năng (Trung tâm định giá của Ngân
hàng hoặc đơn vị định giá độc lập thuê ngoài) thực hiện định giá lại TSĐB hiện hữu, tính khả mại, thanh khoản của tài sản...
Từ đó xây dựng phương án xử lý nợ trình lên cấp có thẩm quyền.
Bước 3: Thẩm định phương án xử lý nợ
Ban Quản lý & Xử lý nợ có vấn đề và một số Ban ngành dọc có liên quan là đầu mối tiếp nhận phương án xử lý nợ xấu được đề xuất từ các bộ phận chuyên trách tại đơn vị kinh doanh, đánh giá và thẩm định phương án.
(Ví dụ đối với phương án cơ cấu lại khoản nợ xấu: Ban Tái Thẩm định sẽ là đầu mối tiếp nhận hồ sơ để thẩm định phương án cơ cấu lại thời hạn trả nợ và cho vay duy trì hoạt động).
Bước 4: Phê duyệt phương án xử lý nợ
Từ phương án đề xuất của các Ban liên quan, cấp có thẩm quyền sẽ xem xét phê duyệt để đưa ra thông báo về kết luận phương án thực hiện.
Cấp thẩm quyền: ngoài việc phê duyệt phương án xử lý nợ có vấn đề cịn thực hiện giám sát vĩ mơ đối với xử lý nợ. Tùy theo nội dung công việc, SHB thành lập một số Hội đồng để việc đưa ra quyết định được đúng đắn và phù hợp với thực tế. Cụ thể như sau:
+ Hội đồng Tín dụng: xem xét và phê duyệt đề xuất cơ cấu lại thời hạn trả nợ và cho vay duy trì hoạt động đối với các khoản nợ xấu.
+ Hội đồng Đầu tư: xem xét và phê duyệt đề xuất chuyển nợ thành vốn góp đối với các khoản nợ xấu.
+ Hội đồng Miễn giảm lãi vốn vay: xem xét và phê duyệt đề xuất miễn giảm lãi vốn vay đối với các khoản nợ xấu.
+ Hội đồng Xử lý rủi ro: xem xét và phê duyệt đề xuất xử lý rủi ro đối với các khoản nợ xấu.
+ Hội đồng Quản trị: xem xét và phê duyệt đề xuất bán nợ đối với các khoản nợ xấu.
+ Hội đồng Xử lý nợ: xem xét và phê duyệt các phương án quản lý và xử lý còn lại đối với các khoản nợ xấu.
Bước 5: Triển khai
Đơn vị được giao sẽ tiến hành thực hiện triển khai phương án theo phê duyệt dưới sự đôn đốc và giám sát của cấp có thẩm quyền và Ban Quản lý & Xử lý nợ có vấn đề.
2.2.2.2. Hoạt động của Ban Quản lý và Xử lý nợ có vấn đề tại SHB
Bộ máy SHB được thiết kế đảm bảo sự quản lý chặt chẽ theo ngành dọc, thống nhất từ các khối kinh doanh tới các đơn vị kinh doanh, từ các khối/ban hỗ trợ tại Trụ sở chính tới các phịng/bộ phận hỗ trợ tại các chi nhánh/phịng giao dịch trong hệ thống. Chính vì vậy, Ban Lãnh đạo SHB đã chỉ đạo thành lập một bộ phận quản lý và xử lý nợ có vấn đề chuyên biệt, khách quan. Ngày 10/09/2012, Ban Quản lý và Xử lý nợ có vấn đề được thành lập.
a. Mơ hình tổ chức của Ban Quản lý và Xử lý nợ có vấn đề SHB
Tính đến thời điểm 31/12/2017, tổng số nhân sự của Ban Quản lý và Xử lý nợ có vấn đề là 62 nhân sự, bao gồm:
- Lãnh đạo Ban: 4 nhân sự
- Phịng Quản lý nợ có vấn đề: 3 nhân sự - Phịng Xử lý nợ có vấn đề: 15 nhân sự - Phòng Tố tụng: 10 nhân sự
- Phịng Xử lý nợ có vấn đề chun trách tại đơn vị kinh doanh: 30 nhân sự
b. Chức năng của Ban Quản lý và Xử lý nợ có vấn đề SHB
Ban Quản lý & Xử lý nợ có vấn đề ngồi việc tham mưu, giúp việc cho Ban Lãnh đạo SHB trong việc quản lý và xử lý nợ có vấn đề cịn phải phối hợp, hỗ trợ, giám sát các Đơn vị kinh doanh trong việc quản lý và xử lý nợ có vấn đề.
Ngồi ra Ban cịn có thể trực tiếp xử lý các khoản nợ có vấn đề theo chỉ đạo của Ban Lãnh đạo SHB.
c. Nhiệm vụ của Ban Quản lý và Xử lý nợ có vấn đề SHB đối với hoạt động xử lý nợ xấu
- Nghiên cứu, đề xuất định hướng, giải pháp xử lý nợ xấu trình Ban Lãnh đạo SHB phê duyệt, đồng thời đôn đốc các đơn vị kinh doanh thực hiện các phương án xử lý nợ xấu đã được phê duyệt đảm bảo nhanh chóng, hiệu quả.
- Theo dõi, báo cáo về tiến độ triển khai thực hiện các phương án xử lý nợ tại các Đơn vị kinh doanh đã được Ban Lãnh đạo phê duyệt. Làm đầu mối giải đáp các vướng mắc cụ thể liên quan đến việc thực hiện các phương án xử lý nợ.
- Hướng dẫn các Đơn vị kinh doanh tham gia tố tụng, thi hành án trong quá trình xử lý nợ, trực tiếp đại diện SHB tham gia tố tụng, thi hành án đối với các vụ việc phức tạp theo chỉ đạo của Ban Lãnh đạo SHB.
2.2.2.3. Biện pháp xử lý nợ xấu SHB áp dụng a. Cơ cấu lại thời hạn trả nợ
Thực hiện chủ trương chung của Chính phủ trong việc tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, SHB đã thực hiện điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ phù hợp với khả năng tài chính của từng khách hàng vay theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước và quy định nội bộ của SHB. Biện pháp cơ cấu lại thời hạn trả nợ áp dụng đối với những khách hàng gặp khó khăn tài chính tạm thời, khơng có khả năng trả nợ đúng hạn do nguyên nhân khách quan, có văn bản đề nghị cơ cấu lại thời hạn trả nợ, được Ngân hàng đánh giá tài sản, công nợ đảm bảo cân đối với dư nợ.
Biện pháp cơ cấu lại thời hạn trả nợ nếu thành cơng sẽ khơng chỉ giúp ích cho khách hàng mà cịn có l ợi cho Ngân hàng, khơng những thu hồi được
đầy đủ khoản nợ một cách tiết kiệm chi phí mà cịn tăng cường mối liên hệ mật thiết với khách hàng. Tuy nhiên, người vay phải chứng minh được khả năng hoàn trả lãi và gốc khi đến hạn sau khi được cơ cấu lại nợ theo hướng điều chỉnh nợ, giãn nợ, gia hạn nợ. Ngân hàng phải nghiên cứu dự đoán kỹ các nguồn tiền trả nợ: từ dịng tiền mặt thơng thường, từ việc bán tài sản hoặc có từ nguồn thu trong tương lai...
b. Tiếp tục cho vay duy trì hoạt động
Một số trường hợp xảy ra nợ xấu có ngun nhân là do khách hàng khơng thu hồi được cơng nợ đúng thời hạn hoặc q trình triển khai phát sinh nhiều khoản chi phí ngồi dự tính, ảnh hưởng đến q trình ln chuyển vốn của khách hàng,. Nếu được tiếp tục cấp vốn kịp thời, trạng thái hoạt động bình thường của khách hàng sẽ quay trở lại.
Khi sử dụng biện pháp này, SHB khuyến khích khách hàng chuyển tiền qua tài khoản mở tại SHB, theo đó sẽ thu nợ gốc quá hạn với một tỷ lệ nhất định ((bằng lợi nhuận + khấu hao)/mỗi thương vụ). Số tiền còn lại tiếp tục cho khách hàng sử dụng mà khơng thu nợ tồn bộ nguồn tiền về.
c. Chuyển nợ thành vốn góp
Đây là biện pháp chuyển dư nợ cho vay thành vốn góp vào doanh nghiệp dưới hình thức góp vốn, đầu tư mua cổ phần từ đó tham gia vào q trình quản lý, điều hành doanh nghiệp hiệu quả hơn nhằm thu hồi nợ có vấn đề.
Năm 2012, được sự đồng ý của Chính phủ, SHB chính thức “kết hơn” với Bianfishco và trở thành cổ đông lớn nhất, sở hữu 25 triệu cổ phần bằng 50% vốn điều lệ Bianfishco (Bianfishco có vốn điều lệ 500 tỉ đồng) và tham gia vào hoạt động tái cấu trúc toàn diện hoạt động sản xuất kinh doanh của Bianfishco. Hiện tại Bianfishco đã ổn định hoạt động và bắt đầu có lãi, đời sống người lao động được duy trì. Biện pháp này đã cứu doanh nghiệp khỏi nguy cơ phá sản, đồng thời cứu SHB khỏi khoản nợ xấu hàng trăm tỷ đồng.
Dư nợ khởi kiện (trđ) 624.868 681.62
7 3 458.90
Thu nợ bằng biện pháp khởi kiện (trđ) 424.910 408.97
6 7 252.39
Tuy nhiên, khi chuyển nợ xấu thành vốn góp, ngân hàng gắn trực tiếp trách nhiệm và lợi ích tái cơ cấu để phục hồi doanh nghiệp đó, để tăng khả năng thu hồi nợ/vốn. Biện pháp này khơng thể thực hiện đại trà vì phát sinh khá nhiều rủi ro cho Ngân hàng. Khi Ngân hàng quyết định chuyển nợ thành vốn góp thì đồng thời ngân hàng phải hạch tốn giảm vốn chủ sở hữu, từ đó làm giảm hệ số an toàn vốn. Mặt khác, Ngân hàng hoạt động đơn thuần chỉ về lĩnh vực tài chính, việc quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ khá mới mẻ.
d. Thanh lý tài sản thế chấp
Với quan điểm uu tiên xử lý tài sản thế chấp thông qua thỏa thuận, đối với những khách hàng khơng cịn đủ nguồn thu để trả nợ, trên cơ sở rà soát, kiểm tra đánh giá lại các tài sản bảo đảm hiện hữu, SHB sẽ trực tiếp thỏa thuận với khách hàng và các bên bảo đảm việc phát mại các Tài sản đảm bảo để thu nợ. Các buớc tiếp theo sẽ là: rao bán, tìm kiếm khách hàng qua các trung tâm mơi giới hoặc trung tâm đấu giá tài sản,...Đây hiện là biện pháp mang lại doanh số thu hồi nợ xấu chủ yếu cho SHB. Tỷ trọng số du nợ xấu thu đuợc từ thanh lý tài sản đảm bảo chiếm gần 60% tổng số du nợ xấu thu đuợc trong năm.
Những khó khăn Ngân hàng gặp phải khi áp dụng biện pháp này để thu nợ:
- Tính thanh khoản của nhiều tài sản là bất động sản không cao, mức giá chủ tài sản kỳ vọng q cao nên khó tìm đuợc khách hàng;
- Tài sản là bất động sản vuớng tranh chấp giữa các thành viên trong gia đình, việc xử lý tài sản bị cản trở, làm cho tiến độ thu hồi nợ chậm trễ;
- Tài sản là máy móc thiết bị chun dùng, tính thanh khoản kém, chua kể tình trạng cũ kỹ, hỏng hóc, lỗi thời do khơng đuợc bảo quản đúng cách, dẫn đến khó xử lý, giá trị suy giảm, kết quả thu nợ khơng đáng kể;
- Tài sản có giá trị lớn nhu nhà xuởng, tàu biển. khó khăn trong việc tìm kiếm người mua phù hợp, làm cho việc xử lý nợ kéo dài.
- Có trường hợp, khách hàng đã ký biên bản bàn giao tài sản cho ngân hàng xử lý nhưng lại không chịu bàn giao thực tế.
Việc thực hiện xử lý tài sản tại SHB đi kèm với các động thái hỗ trợ khách hàng như miễn, giảm lãi, hỗ trợ chi phí di dời, vận chuyển, thuê kho bãi... cũng tạo động lực giúp khách hàng có ý thức hợp tác với Ngân hàng hơn, đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ.
e. Sử dụng các công cụ pháp luật
Biện pháp sử dụng các công cụ pháp luật mà SHB thường sử dụng là khởi kiện. Trường hợp khách hàng lừa đảo, tẩu tán tài sản, có dấu hiệu vi phạm pháp luật, SHB tiến hành chuyển hồ sơ sang Cơ quan Công an xử lý.
SHB áp dụng biện pháp này trong trường hợp khách hàng chây ỳ, chống đối, không hợp tác trả nợ Ngân hàng, có dấu hiệu lừa đảo; bỏ trốn; khách hàng cá nhân bị chết hoặc mất tích cịn tài sản nhưng người có nghĩa vụ liên quan khơng hợp tác trả nợ Ngân hàng,...
thông thường mỗi khoản nợ xử lý qua tố tụng cần mất ít nhất 2 năm để thu hồi nên chủ trương chung của Ngân hàng không ưu tiên áp dụng biện pháp khởi kiện. Việc tiêu tốn nhiều thời gian, cơng sức sẽ kéo theo chi phí về nhân sự,
chi phí vốn ứ đọng. Ngồi ra nhiều tài sản đảm bảo của các khoản nợ phát sinh từ trước khi HBB sáp nhập vào SHB được thực hiện thiếu chặt chẽ, khơng tn
thủ đúng quy trình cho vay và đảm bảo tiền vay gây bất lợi cho Ngân hàng.
f. Miên, giảm lãi vốn vay
Nhằm giúp khách hàng tháo gỡ khó khăn, giảm gánh nặng tài chính và khuyến khích việc hợp tác trả nợ, SHB thực hiện miễn, giảm lãi có điều kiện kèm theo các biện pháp xử lý nợ khác.
Biện pháp này thường được áp dụng khi khách hàng bị tổn thất về tài sản có liên quan đến vốn vay dẫn đến bị khó khăn về tài chính và khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, trả lãi đầy đủ, đúng kỳ hạn, chấp hành các quy định của SHB trước khi gặp rủi ro dẫn đến thiệt hại về tài sản.
Riêng đối với khách hàng là doanh nghiệp bị phá sản, giải thể mà tài sản thanh lý không đủ trả nợ gốc và lãi thì SHB ưu tiên thu nợ gốc trước, thu lãi sau và xét miễn số lãi mà khách hàng còn nợ.
g. Bán nợ
Hiện nay, SHB đang áp dụng biện pháp bán nợ theo hai hình thức: - Bán khoản nợ có vấn đề cho Cơng ty Quản lý tài sản (VAMC)
Biện pháp này áp dụng khi khoản vay được đánh giá là có khả năng phải thu hồi trong thời gian dài.
Sau khi bán nợ cho VAMC, ngân hàng sẽ nhận lại một số trái phiếu nhất định do VAMC phát hành dựa trên giá trị thu mua khoản nợ bằng 100% giá trị sổ sách. Hàng năm các ngân hàng bán nợ sẽ phải trích lập dự phịng 20% cho trái phiếu, lãi suất trái phiếu là 0%/năm. Từ một món “nợ xấu” ngân hàng sẽ nhận lại được một khoản “trái phiếu VAMC”. Lượng trái phiếu này có thời hạn là 5 năm và khi đến kỳ đáo hạn, giá trị của trái phiếu được mặc định về 0 đồng. Điều này có nghĩa là ngân hàng đã xử lý xong khoản nợ, đồng thời với
Tiền thu từ các khoản nợ đã được XLRR 198.121 52.998 16.912
Số dự phòng đã sử dụng để XLRRviệc trích lập dự phịng hết nợ, ngân hàng vẫn được ghi nhận tỷ lệ nợ xấu ở296.146 167.263 231.740 mức tốt.
Quá trình mua bán trên cũng khơng phải là hình thức mua đứt bán đoạn, việc theo dõi, đôn đốc thu hồi nợ và xử lý tài sản bảo đảm sẽ được ủy quyền cho ngân hàng. Nếu các khách hàng có phương án sản xuất kinh doanh tốt VAMC cùng SHB sẽ cơ cấu nợ, gia hạn nợ và cho vay nợ tiếp đối với các phương án khả thi để khách hàng có cơ hội phục hồi sản xuất kinh doanh.
Thay vì vừa phải trích lập dự phịng rủi ro mà nợ xấu vẫn nằm trong bảng cân đối tài sản, thì bán nợ cho VAMC, nợ xấu được đưa ra khỏi bảng cân đối tài sản, giúp giảm nhanh tỷ lệ nợ xấu và làm sạch bảng cân đối tài chính trong ngắn hạn. Thời gian đầu, sau khi bán nợ, ngân hàng giảm bớt được áp lực từ nợ xấu, khi cần tiền, thì mang trái phiếu lên Ngân hàng Nhà