2.3.1. Những kết quả đạt được
Với sự cố gắng nỗ lực của Ban lãnh đạo cũng như toàn thể các cán bộ công nhân viên, SHB đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong xử lý nợ xấu. Điều này được thể hiện qua kết quả thu hồi nợ xấu của SHB trong những năm qua khá tốt với số dư thu nợ hàng năm trên 1.000 tỷ đồng, đồng thời đã kiểm soát được tỷ lệ nợ xấu ở mức an toàn quy định.
- Các chính sách, quy định, quy trình liên quan đến hoạt động xử lý nợ được ban hành, rà soát, chỉnh sửa liên tục đảm bảo tính logic, hữu dụng như: Quy trình quản lý và xử lý nợ có vấn đề, quy trình khởi kiện khách hầng, quy chế miễn giảm lãi vốn vay, ... Đây là cơ sở để các đơn vị thực hiện xử lý nợ một cách bài bản, thống nhất và hiệu quả.
- Thực hiện chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ và tiến tới phân loại nợ định tính. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ định kỳ áp dụng cho khách hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân và hộ kinh doanh. Từ đó phân tích và phát hiện sớm các khoản nợ có vấn đề, tiềm ẩn rủi ro cao để có biện pháp thu hồi nợ kịp thời. Đây là tiền đề cho việc phân loại nợ định tính theo kết quả chấm điểm xếp hạng tín dụng này.
- Việc kiểm toán nội bộ liên tục được tăng cường, bao gồm cả kiểm toán toàn diện và kiểm toán theo chuyên đề với việc tập trung kiểm toán các
nghiệp vụ chính như tín dụng nhằm góp phần cảnh báo và phát hiện kịp thời những sai sót trong hoạt động tín dụng của hệ thống, đề xuất biện pháp chỉnh sửa kịp thời và hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng. Ví dụ như các tài sản bảo đảm của các khoản nợ có vấn đề thường xuyên được kiểm tra thực trạng và định giá lại, so sánh giá trị thực tế với dư nợ của khoản vay tương ứng, từ đó có biện pháp can thiệp sớm.
- Hình thức xử lý nợ xấu được đa dạng hóa, áp dụng linh hoạt phù hợp với tính chất khách hàng, thực trạng khoản vay tại từng thời điểm. Phương án xử lý đưa ra đối với từng khoản nợ được cân nhắc, xem xét kỹ lưỡng, có thể là phương án riêng lẻ hoặc kết hợp với nhau nhằm tối đa hóa hiệu quả thu nợ, rút ngắn thời gian xử lý.
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1. Những hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc xử lý nợ xấu còn chưa tương xứng với khả năng của ngân hàng. Số dư nợ xấu tính đến cuối năm 2017 còn tương đối lớn, lên đến 4.623 tỷ đồng, trong đó nợ nhóm 5 chiếm đến 62% trên tổng số dư nợ xấu. Tỷ lệ số dư nợ xấu thu hồi được trên tổng số dư nợ xấu tính trong năm 2017 chỉ đạt 22%. Một số vấn đề bất cập nổi cộm có thể kể đến là:
- Hoạt động xử lý nợ xấu còn chưa thật sự quyết liệt. Một khoản vay chỉ được xử lý một phần, đơn vị kinh doanh chỉ quan tâm đến số tiền thu cho phần dư nợ trước mắt mà không để ý đến phần dư nợ còn lại đang chưa có biện pháp giải quyết. Phương án tổng thể xử lý một khoản nợ xấu được đưa ra nhưng chỉ mang tính hình thức, chủ yếu tập trung xử lý vấn đề phát sinh hiện tại còn những tồn đọng trong nghĩa vụ trả nợ thì giải pháp chung chung, không rõ ràng và khả thi.
đẩy đủ, đúng thực tế. Hiện tồn tại thực trạng không minh bạch về số dư và chất lượng nợ xấu một số đơn vị kinh doanh, còn hiện tượng đảo nợ. Phân loại nợ chỉ dựa theo tiêu chí định lượng khi việc trả nợ đã bị quá hạn nhiều ngày, chưa phân loại theo các dấu hiệu định tính như chuẩn mực quốc tế. Điều này khiến việc nhận biết nợ xấu để có thể xử lý nợ kịp thời cũng như trích nguồn dự phòng rủi ro đầy đủ để bù đắp khi cần thiết chưa được đảm bảo.
- Nhân sự xử lý nợ chuyên trách tại SHB còn chưa được đào tạo bài bản, chuyên sâu về nghiệp vụ xử lý nợ và thiếu kinh nghiệm thực tế. Hoạt động xử lý nợ là một lĩnh vực mới với nhiều đặc thù, hành lang pháp lý về xử lý nợ còn bất cập, chưa đầy đủ nên việc vận dụng các văn bản pháp lý liên quan để giải quyết trong từng trường hợp cụ thể cần phải thật linh hoạt. Hiện các cán bộ thực hiện công việc hầu hết là nhân sự trẻ, nhiệt tình, có trình độ, nhưng thiếu kinh nghiệm nên nhiều khi áp dụng các biện pháp xử lý một cách quá cứng nhắc, không lường trước các rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra. Công việc xử lý nợ được thực hiện một cách chủ động, có sự học hỏi lẫn nhau và hướng dẫn của Ban Quản lý và Xử lý nợ có vấn đề chứ chưa có các khóa đào tạo bài bản, chuyên sâu về nghiệp vụ xử lý nợ.
- Hiện nay hiệu quả của hoạt động được đánh giá thông qua 2 chỉ tiêu chính là số tiền thu hồi nợ xấu theo kế hoạch và tỷ lệ nợ xấu của đơn vị. Trong khi đó, thực tế, một trong những yếu tố quan trọng phản ánh hiệu quả xử lý nợ là chi phí xử lý nợ và lợi nhuận mang lại cho Ng ân hàng. Chi phí xử lý nợ ở đây có thể hiểu là chi phí phát sinh trong quá trình xử lý nợ, chi phí vốn ứ đọng do việc kéo dài thời gian xử lý,... còn lợi nhuận được tính toán trên mỗi khoản vay sau khi so sánh giữa thu nhập mang lại và chi phí bỏ ra để xử lý nợ. Hiện SHB chưa có báo cáo thống kê hay biện pháp quản lý các chi phí liên quan tới xử lý nợ. Thông thường các đơn vị hạch toán chi phí này vào khoản mục chi phí khác trên bảng cân đối kế toán. Như vậy, hiệu quả của việc
triển khai các phương án xử lý nợ chưa được đánh giá đúng thực tế.
- Tại nhiều đơn vị kinh doanh có số lượng lớn khoản nợ xấu, việc xử lý nợ
chưa được tiến hành một cách hệ thống, toàn diện, chưa phân loại các khoản vay
cùng một biện pháp xử lý vào các nhóm. Các cán bộ xử lý nợ tại đơn vị thực hiện công việc theo sự vụ phát sinh trước mắt một cách manh mún, lộn xộn, không chủ động trong công việc nên kết quả thu được còn hạn chế.
- Kết quả xử lý nợ từ biện pháp khởi kiện còn hạn chế
Trong cả quá trình khởi kiện, thi hành án, ngoài việc chủ động gửi hồ sơ, đôn đốc, làm việc với các cơ quan chức năng, ngân hàng hoàn toàn bị động về tiến độ công việc. Thông thường mỗi khoản nợ xử lý qua tố tụng cần mất ít nhất 2 năm để thu hồi. Với tài sản đã mất, đã bị khách hàng tẩu tán hoặc tài sản giảm giá trị thì nguy cơ sau khi thi hành án Ngân hàng vẫn không thu hồi đủ gốc.
2.3.2.2. Nguyên nhân
a. Nguyên nhân khách quan
- Môi trường pháp lý trong xử lý nợ xấu chưa hoàn thiện
Cơ chế, chính sách, pháp luật về xử lý nợ xấu chưa hoàn thiện, chưa bảo vệ quyền chủ nợ hợp pháp của các tổ chức tín dụng, quy định của pháp luật đối với việc xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ còn nhiều bất cập làm hạn chế hiệu quả của việc xử lý nợ xấu. Mặc dù Nghị quyết số 42 về xử lý nợ xấu được Quốc hội khóa XIV thông qua ngày 21/06/2017, quy định thí điểm một số chính sách về xử lý nợ xấu và xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu đã hỗ trợ đáng kể cho các ngân hàng trong quá trình xử lý nợ, tuy nhiên còn nhiều bất cập khi thực hiện. Chẳng hạn như tại nhiều địa phương việc áp dụng còn có nhiều khó khăn, vướng mắc: sự vào cuộc của chính quyền, các cơ quan hữu quan còn thiếu quyết liệt và đồng bộ, đặc biệt trong khâu thu giữ tài sản đảm bảo, hoạt động thi hành án trong xử lý nợ xấu ngân hàng chưa hiệu quả
và còn lúng túng. Áp dụng thủ tục rút gọn trong giải quyết tranh chấp về nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm và xử lý tài sản bảo đảm chưa phát huy hiệu quả trong thực tế do chậm văn bản hướng dẫn.
- Tiến độ xử lý của các cơ quan chức năng như Tòa án, Công an,... chậm trễ
Các vướng mắc trong quá trình tố tụng do chưa có sự quy định cụ thể về Luật và hướng dẫn từ Tòa án tối cao khiến Tòa án nhân dân các cấp và chính quyền địa phương trong phối hợp thực hiện cũng lúng túng và xử lý không thống nhất. Điều này dẫn đến ngân hàng khó chủ động về thời gian và phát sinh nhiều chi phí tiêu cực liên quan. Hơn nữa do thời gian kéo dài làm cho tài sản bị giảm giá trị, lãi phát sinh tăng dẫn đến tài sản phát mãi có khả năng không thu hồi đủ nợ.
- Tính thanh khoản của tài sản đảm bảo thấp, khó thanh lý
Đối với tài sản đảm bảo là bất động sản, khi thị trường bất động sản trầm lắng, giá trị tài sản giảm sút, việc thanh lý gặp nhiều khó khăn. Một số tài sản lại rất đặc thù, không có thị trường mang tính phổ biến, khó giao dịch (dây chuyền đóng hộp kim loại,lon.., nhà máy bao bì...). Trong khi biện pháp xử lý nợ hiện mang lại hiệu quả cao và có tính khả thi nhất hiện lại là thanh lý tài sản đảm bảo thu nợ.
- Khách hàng không có thiện chí hợp tác
Để đạt được mục đích cá nhân, nhiều khách hàng sẵn sàng tìm mọi thủ đoạn ứng phó với ngân hàng như cung cấp thông tin sai lệch, mua chuộc. Có thể họ kinh doanh có lãi song vẫn không trả nợ cho ngân hàng đúng hạn, chây ì với hy vọng có thể quỵt nợ, hoặc sử dụng vốn vay càng lâu càng tốt để đến khi thanh lý tài sản đảm bảo trả nợ thì họ vẫn có lợi. Điều này làm cho việc xử lý nợ gặp nhiều khó khăn và kéo dài gây tổn thất cho ngân hàng.
- Hồ sơ các khoản nợ xấu (hồ sơ cho vay, hồ sơ tài sản bảo đảm) chưa đảm bảo tính pháp lý.
Khi cấp tín dụng, một số khoản vay không được thực hiện theo đúng quy trình tín dụng, thiếu chặt chẽ dẫn đến những bất lợi cho ngân hàng khi xử lý thông qua tố tụng, điều tra.
- Quản lý và cảnh báo nợ xấu thiếu hiệu quả
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đã được xây dựng và triển khai nhưng cách tính toán chấm điểm khá chung chung, được cán bộ thực hiện mang tính hình thức, thiếu điểm về rủi ro của chính ngành đó trong từng thời kỳ. Vậy nên kết quả xếp hạng vẫn chưa được sử dụng để phân loại nợ về mặt định tính.
Các đơn vị kinh doanh thụ động trong việc cảnh báo sớm, phòng ngừa phát sinh nợ xấu, thậm chí còn tồn tại việc dấu diếm nợ xấu bằng các cách thức như đảo nợ, khiến một khoản nợ xấu khi được phát hiện ra thì đã rất xấu, gây nhiều khó khăn trong xử lý.
- Việc đánh giá kết quả xử lý nợ xấu với các chỉ tiêu đánh giá còn sơ sài, chưa đầy đủ chuẩn xác.
Việc đánh giá dựa trên 2 chỉ tiêu chính là tỷ lệ nợ xấu và kết quả thu nợ theo kế hoạch không phản ánh đầy đủ thực trạng xử lý nợ tại đơn vị. Một số đơn vị kinh doanh sau khi bán nợ sang VAMC, có tỷ lệ nợ xấu về mức an toàn đã ngầm định nợ xấu được xử lý xong. SHB cũng chưa có cơ chế khen thưởng, khuyến khích hợp lý việc hoàn thành đạt và vượt chỉ tiêu được giao trong xử lý nợ xấu.
- Hoạt động đào tạo, hướng dẫn nghiệp vụ chưa được thực hiện thường xuyên.
Công việc xử lý nợ khá đặc thù, phức tạp, đòi hỏi cán bộ xử lý nợ không những phải hiểu biết sâu rộng về nhiều lĩnh vực: kinh tế, xã hội, luật
pháp, ... mà còn phải có nhiều kĩ năng trong việc xử lý các tình huống. Do vậy, đào tạo, huớng dẫn nghiệp vụ thuờng xuyên là rất cần thiết.
Nhung thực tế hiện các cán bộ xử lý nợ đang mải giải quyết khối luợng rất lớn công việc phát sinh, việc dành thời gian cho đào tạo chua đuợc quan tâm đúng mức. Quá trình xử lý công việc không tránh khỏi những vuớng mắc, lúng túng. Từ đó làm cho hiệu quả xử lý nợ chua đuợc cao nhu mong đợi.
- Hệ thống quy trình, văn bản, quy định liên quan xử lý nợ còn chua thật sự đầy đủ, chua huớng dẫn đuợc cụ thể bài bản cách thức thực hiện trong nhiều công việc phát sinh.
- Chua có cơ chế tài chính cụ thể hỗ trợ hoạt động xử lý nợ
Trong xử lý nợ phát sinh nhiều loại chi phí hỗ trợ kèm theo nhu: chi phí quảng cáo rao bán, chi phí thuê định giá tài sản, chi phí tổ chức bán đấu giá, chi phí trông giữ bảo vệ tài sản sau khi nhận bàn giao,... Đặc biệt một số chi phí phát sinh trong quá trình khởi kiện, làm việc với các cơ quan chức năng nhằm đẩy nhanh quá trình tố tụng, thi hành án,. Chi phí phát sinh nhiều khi khá cao và không đuợc thể hiện hết trên chứng từ, trong khi SHB chua có một huớng dẫn cụ thể nào về hạn mức cho các chi phí hỗ trợ này gây khó khăn và e ngại cho cán bộ khi trực tiếp thực hiện.
- Công ty TNHH MTV Quản lý và khai thác tài sản trực thuộc Ngân hàng SHB (SHAMC) chua thực sự phát huy vai trò của mình.
SHAMC không đuợc giao xử lý các khoản nợ xấu của Ngân hàng mẹ nhu tại các Tổ chức tín dụng khác mà hoạt động còn khá hạn chế, chủ yếu cung cấp dịch vụ bảo vệ các kho hàng là TSĐB của các khoản nợ tại SHB hoặc TCTD khác.
- Hệ thống công nghệ thông tin chua thực sự hỗ trợ nhiều trong xử lý nợ Mặc dù SHB đã triển khai dự án hiện đại hóa công nghệ thông tin. Tuy nhiên, trong quản lý theo dõi và đua ra cảnh báo về nợ có vấn đề phát sinh, hệ
thống công nghệ thông tin của SHB còn chưa hỗ trợ được nhiều. Các báo cáo phục vụ việc tính lãi phí quá hạn một khoản vay hay báo cáo theo dõi quá trình xử lý nợ, thống kê kết quả xử lý nợ.... hầu hết phải làm thủ công mà chưa truy xuất được từ hệ thống phần mềm. Điều này gây mất nhiều thời gian nên các báo cáo tuy là công cụ sử dụng để đưa ra quyết định quản trị nhưng lại không được cập nhật kịp thời, việc đưa ra cảnh báo sớm hay kiểm soát quá trình xử lý nợ xấu còn chậm trễ. không sát thực tế.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 đã tập trung phân tích đánh giá thực trạng nợ xấu và xử lý nợ xấu trong hoạt động kinh doanh cuả SHB. Qua đó bức tranh về tình hình nợ xấu hiện tại của SHB, những biện pháp mà Ngân hàng sử dụng để xử lý nợ xấu, những kết quả đạt được cũng như những mặt còn hạn chế, những nhân tố tác động được làm rõ. Đây là cơ sở thực tiễn. có ý nghĩa hết sức quan trọng, để đề xuất những giải pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu được trình bày tại chương 3.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG XỬ LÝ NỢ XẤU
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN - HÀ NỘI
3.1. ĐỊNH HƯỚNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀIGÒN HÀ NỘI TRONG XỬ LÝ NỢ XẤU GÒN HÀ NỘI TRONG XỬ LÝ NỢ XẤU
Để đạt được tầm nhìn trở thành Ngân hàng bán lẻ đa năng, hiện đại hàng đầu Việt Nam và Tập đoàn tài chính mạnh theo chuẩn quốc tế, SHB thực hiện xây dựng chiến lược phù hợp cho từng giai đoạn phát triển có định hướng lâu dài dựa trên nền tảng công nghệ, quản trị ngân hàng tiên tiến, phù hợp với