Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị
pH 6,77 – 8,19 Vật chất khô NH4 g/kg g/kg 30,9 – 35,9 0,13 – 0,4 N tổng Tro g/kg g/kg 4,90 – 6,63 8,5 – 16,3 Urê Carbonat g/kg g/kg 123 - 196 0,11 – 0,19 Nguồn: Từ Thị Linh (2013)
Thành phần chính của nước tiểu là nước, chiếm 99% khối lượng. Ngoài ra một lượng lớn nitơ (chủ yếu dưới dạng urê) và một số chất khoáng, các hormone, creatin, sắc tố, axít mật và nhiều sản phẩm phụ của quá trình trao đổi chất của con vật...
Trong tất cả các chất có trong nước tiểu, urê là chất chiếm tỷ lệ cao và dễ dàng bị vi sinh vật phân hủy trong điều kiện có oxy tạo thành khí amoniac gây mùi khó chịu. Amoniac là một khí rất độc và thường được tạo ra rất nhiều từ ngay trong các hệ thống chuồng trại, nơi lưu trữ, chế biến và trong giai đọan sử dụng chất thải. Tuy nhiên nếu nước tiểu gia súc được sử dụng hợp lý hay bón cho cây trồng thì chúng là nguồn cung cấp dinh dưỡng giàu
nitơ, photpho và các yếu tố khác ở dạng dễ hấp thu cho cây trồng.
Thành phần nước tiểu thay đổi tùy thuộc loại gia súc, gia cầm, tuổi, chế độ dinh dưỡng và điều kiện khí hậu (Từ Thị Linh, 2013).
Hình 2.2. Nước thải chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường trầm trọng Thành phần của nước thải rất phong phú, chúng bao gồm các chất rắn Thành phần của nước thải rất phong phú, chúng bao gồm các chất rắn ở dạng lơ lửng, các chất hòa tan hữu cơ hay vô cơ, trong đó nhiều nhất là các hợp chất chứa nitơ và photpho. Nước thải chăn nuôi còn chứa rất nhiều vi sinh vật, ký sinh trùng, nấm, nấm men và các yếu tố gây bệnh sinh học khác. Do ở dạng lỏng và giàu chất hữu cơ nên khả năng bị phân hủy vi sinh vật rất cao. Chúng có thể tạo ra các sản phẩm có khả năng gây ô nhiễm cho cả môi trường đất, nước và không khí.
Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải phụ thuộc vào thành phần của phân, nước tiểu gia súc, lượng thức ăn rơi vãi, mức độ và phương thức thu gom (số lần thu gom, vệ sinh chuồng trại và có hốt phân hay không hốt phân trước khi rửa chuồng), lượng nước dùng tắm gia súc và vệ sinh chuồng trại…(Từ Thị Linh, 2013).
Theo nghiên cứu của nhiều tác giả Kigirov (2014); G.Rheiheinmer (2015) trong phân vi trùng gây bệnh đóng dấu Erysipelothris insidiosa có thể tồn tại 92
ngày, Brucella 74 – 108 ngày, Samonella 6 – 7 tháng, virus lở mồm long móng
antharacis có thể tồn tại đến 10 năm, Bacillus tetani có thể tồn tại 3 – 4 năm.
Trứng giun sán với các loại điển hình như Fasciola hepatica, Fasciola
gigantica, Fasciola buski, Ascarisum, Oesphagostomum sp, Trichocephalus dentatus có thể phát triển đến giai đoạn gây nhiễm sau 6 – 8 ngày và tồn tại 5 –
6 tháng. Các vi trùng tồn tại lâu trong nước ở vùng nhiệt đới là Samonella typhi
và Samonella paratyphi, E. Coli, Shigella, Vibrio comma, gây bệnh dịch tả. Một số loại vi khuẩn có nguồn gốc từ nước thải chăn nuôi có thể tồn tại trong động vật nhuyễn thể thuỷ sinh, có thể gây bệnh cho con người khi ăn sống các loại sò, ốc hay các thức ăn nấu chưa được chín kĩ.