Chất lượng của chế phẩm vi sinh sử dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình liên kết ứng dụng công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi gia súc để sản xuất phân bón hữu cơ (Trang 54 - 56)

TT Chỉ tiêu Chế phẩm sinh học TCVN 6168 – 2002 1 pHKCl 7,34 6 ≤ pH ≤ 8 2 Độ ẩm (%) 33,05 20 – 35

3 Mật độ vi sinh vật hữu ích (x 108 CFU/ml) 89,0 ≥ 108

4 VSV tạp (%) 0,49 ≤ 5%

Kết quả bảng trên cho ta thấy chất lượng chế phẩm vi sinh sử dụng đều đáp ứng theo TCVN 6168-2002. Các chỉ tiêu chất lượng chế phẩm vi sinh vật hoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Trọng Nam (2014), chỉ

tiêu pHKCl dao động trong khoảng 6-8 là hoàn toàn phù hợp về độ trung tính của

chế phẩm (6,9-7,1), mật độ vi sinh vật hữu ích lớn đạt 89x108 CFU/ml dịch thể

giúp cho quá trình tác động của chế phẩm lên đống ủ được mạnh hơn. Các vi sinh vật tạp có số lượng nhỏ giúp hạn chế các tác động làm giảm quá trình chuyển hóa của đống ủ.

-Kết quả theo dõi nhiệt độ:

0 10 20 30 40 50 60 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 15 20 25 30 N hi ệt đ ộ Ngày Nhiệt độ không khí (0C) Đối chứng Thử nghiệm

Hình 4.6. Sự thay đổi nhiệt độ đống ủ theo thời gian

Trong suốt quá trình ủ, nhiệt độ liên tục thay đổi theo các giai đoạn khác nhau. Nhiệt độ đống ủ là yếu tố quan trọng cần theo dõi bởi các quá trình phân

giải chất hữu cơ của vi sinh vật gây bệnh như E.coli, Salmonella. Nhiệt độ càng cao chứng tỏ tổ hợp vi sinh vật sử dụng làm chế phẩm có khả năng phân hủy tốt các chất hữu cơ, đồng thời quá trình ủ sẽ kết thúc nhanh chóng. Trong 10 ngày đầu tiên nhiệt độ lên cao và diễn biến nhanh chóng, đống ủ được theo dõi và đo nhiệt độ 1 ngày 1 lần. Sau 10 ngày thì đo nhiệt độ 5 ngày 1 lần. Kết quả theo dõi đống ủ sau 30 ngày được thể hiện ở hình 4.6.

Qua hình sự thay đổi nhiệt độ của đống ủ theo thời gian trên cho thấy quá trình ủ phân được thực hiện trong 30 ngày và diễn biến thay đổi nhiệt độ theo các ngày theo dõi khác nhau. Đống ủ đối chứng và thử nghiệm có sự khác biệt khá lớn về thời gian đạt đến nhiệt độ cực đại và giá trị nhiệt độ cực đại. Đối với đống

ủ thử nghiệm, nhiệt độ cực đại đạt 570C sau 5 ngày ủ nhưng ở đống ủ đối chứng

chỉ đạt 520C sau 8 ngày ủ. Ngoài ra, đống ủ thử nghiệm có thời gian trở về nhiệt độ ổn định (hoàn tất quá trình phân giải) sau 15 ngày trong khi nhiệt độ đống ủ đối chứng vẫn chưa ổn định. Tại mức nhiệt độ cao các VSV có khả năng gây bệnh sẽ bị tiêu diệt (E.coli, Samonella,…), còn các VSV tuyển chọn sẽ càng dễ bị phân hủy chuyển hóa các chất hữu cơ do khả năng bền nhiệt và sinh enzyme ngoại bào, tạo ra nhiều dinh dưỡng dễ tiêu cho cây trồng. Kết quả này có sự tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Văn Thao và cs. (2015) về khả năng gia tăng nhiệt độ trong đống ủ và thời gian duy trì nhiệt độ.

Như vậy, dưới hoạt động của vi sinh vật tồn tại trong chất thải chăn nuôi gia súc và những chủng giống VSV được bổ sung trong quá trình ủ, chất thải chăn nuôi gia súc sau lên men có những biến đổi về màu sắc, mùi và nhiệt độ sau các giai đoạn ủ rõ rệt. Khi nhiệt độ được đưa về mức bình thường, chất thải chăn nuôi gia súc sau khi ủ tạo thành phân bón hữu cơ có màu nâu, tơi xốp và không mùi. 4.2.2.Chất lượng phân hữu cơ tạo thành

Đánh giá chất lượng phân ủ được đánh giá thông qua Nghị định 108/2017/ NĐ-CP ngày 20/9/2017 của Chính phủ về Quản lý phân bón.

4.2.2.1. Chất lượng phân hữu cơ dạng bột

Các chỉ tiêu màu sắc và mùi của đống ủ đối chứng và đống ủ có sự tham gia của giống VSV đã thay đổi nhanh qua các ngày theo dõi. Dưới sự tác dụng của các giống VSV, đống ủ thí nghiệm được biến đổi nhanh chóng, không có mùi hôi thối, khó chịu và không gây ô nhiễm môi trường.

Xử lý chế phẩm sinh học cho phế thải chăn nuôi có tác dụng đẩy nhanh tốc độ mùn hóa và làm tăng hàm lượng dinh dưỡng tạo thành, chỉ tiêu OC giảm; hàm lượng lân không thay đổi đáng kể so với hàm lượng lân tổng số có sẵn trong chất nền. Tính chất trên hoàn toàn có thể dùng làm phân bón hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp, đáp ứng được việc cung cấp dinh dưỡng cho cây con trong giai đoạn đầu sinh trưởng. Sở dĩ có sự sai khác nhau này là do ở đống ủ đối chứng chỉ có sự tham gia của các chủng VSV có sẵn trong nguyên liệu đầu vào, quá trình phân hủy và chuyển hóa các chất hữu cơ trong đống ủ diễn ra chậm. Còn ngược lại, đối với đống ủ thí nghiệm ngoài sự tham gia của các chủng VSV có sẵn trong nguyên liệu đầu vào còn có sự tham gia hoạt động của các chủng VSV được bổ sung trong quá trình ủ nên sự phân hủy chuyển hóa các chất hữu cơ diễn ra mạnh mẽ hơn làm biến đổi đống ủ và quá trình ủ kết thúc nhanh hơn, cho kết quả tốt hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình liên kết ứng dụng công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi gia súc để sản xuất phân bón hữu cơ (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)