Phần 2 Tổng quan các vấn đề nghiên cứu
2.3. Các biện pháp và công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi
2.3.7. Xử lý bằng bể UASB
Bể UASB là bể kỵ khí, dòng nước chuyển động thẳng đứng từ dưới lên trên đi qua lớp đệm bùn trong đó bao gồm các sinh khối được hình thành dưới dạng hạt nhỏ hay hạt lớn. Giải pháp này cho phép nước thải tiếp xúc với các hạt bùn. Các khí sinh ra trong quá trình thủy phân lại là nguyên nhân tạo nên sự chuyển độngbên trong đệm bùn.
Hình 2.6. Cấu tạo bể UASB
Bể UASB có thể xây dựng bằng bê tông cốt thép, thường xây hình chữ nhật. Để dễ tách khí ra khỏi nước thải người ta lắp thêm tấm chắn khí có độ
nghiêng ≥ 35O so với phương ngang. Nhiệt độ càng cao thì hiệu quả xử lý của bể
Quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp kỵ khí xảy ra (bùn + nước
thải) tạo ra khí (70 – 80% CH4). Khí sinh ra từ lớp bùn sẽ dính bám vào các hạt
bùn và cùng với khí tự do nổi lên phía mặt bể. Tại đây quá trình tách pha khí - lỏng - rắn xảy ra nhờ bộ phận tách pha. Khí theo ống dẫn qua bồn hấp thu chứa dung dịch NaOH 5 - 10%. Bùn sau khi tách khỏi bọt khí lại lắng xuống. Nước thải theo màng tràn răng cưa dẫn đến công trình xử lý tiếp theo. Nước thải sau khi điều chỉnh pH và dinh dưỡng được dẫn vào đáy bể và nước thải đi lên. vận tốc nước thải đưa vào bể UASB được duy trì trong khoảng 0.6 – 0.9 m/h (nếu bùn ở dạng bùn hạt ). pH thích hợp cho quá trình phân hủy yếm khí dao động trong khoảng 6.6 – 7.6.
Gần đây, các công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi được sử dụng phổ biến như xử lý bằng công nghệ ủ Biogas, công nghệ xử lý thông qua bể UASB, công nghệ xử lý bằng chế phẩm sinh học, công nghệ ép tách phân,…Tuy nhiên, các công nghệ này chỉ xử lý được chất thải chăn nuôi riêng biệt, chưa có công nghệ nào xử lý triệt để và hiệu quả các chất thải chăn nuôi dẫn đến vấn đề ô nhiễm môi trường vẫn còn trầm trọng.