Theo dõi chỉ tiêu cảm quan trong suốt quá trình ủ 1 lần/tuần bằng phương pháp quan sát và đo đạc trực tiếp. Các chỉ tiêu theo dõi bao gồm: mùi, màu sắc, độ hoai mục, hình dạng.
Sau khoảng 30-35 ngày, kiểm tra chất lượng đống ủ. Nếu nhiệt độ đống ủ giảm xuống bằng với nhiệt độ bên ngoài thì quá trình ủ đã kết thúc. Phân hữu cơ tạo thành được kiểm tra chất lượng theo tính chất của Nghị định 108/2017/NĐ-CP. 4.2. HIỆU QUẢ CỦA MÔ HÌNH
4.2.1. Chất lượng phân hữu cơ
4.2.1.1. Chất lượng phân hữu cơ dạng bột
- Tính chất của chất thải chăn nuôi trước khi xử lý
Chất thải chăn nuôi
Đống ủ (bán hảo khí)
Đảo trộn
Phân hữu cơ
30-35 ngày 7-10 ngày/lần
Kiểm tra chất lượng (NĐ 108/2017/NĐ-CP)
Sử dụng Độ ẩm: 60-65%
Bảng 4.2. Tính chất của chất thải chăn nuôi lợn Mẫu Mẫu Tinh bột Xellulo Protein thô VSV TS (x 109) E.coli (x 106) Staphyllococcus (x 104) (%) (CFU/g) M1 15,48 4,07 4,34 12,14 5,60 5,27 M2 12,41 5,53 5,14 7,08 4,80 3,13 M3 7,89 8,36 3,35 9,22 2,23 6,04
Ghi chú: M1: Phế thải chăn nuôi Lợn với nguồn thức ăn chủ yếu là cám tăng trọng M2:Phế thải chăn nuôi Lợn với nguồn thức ăn chủ yếu là rau xanh kết hợp cám
M3:Phế thải chăn nuôi Lợn với nguồn thức ăn chủ yếu là rau, chuối rừng
Thành phần và lượng dinh dưỡng còn lại trong phế thải chăn nuôi Lợn là khá lớn. Trong đó, thành phần tinh bột còn đáng kể (chiếm từ 7,89- 15,48%), xellulo và protein cũng chiếm một tỷ lệ không nhỏ; tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phân giải và chuyển hóa. Sở dĩ như vậy là do ngoài nguyên thức ăn chủ yếu là cám, rau và chuối rừng, trong quá trình chăn nuôi, người dân địa phương còn bổ sung thêm một số loại thức ăn vốn là thực phẩm thừa và thải loại từ sinh hoạt gia đình (theo khảo sát). Đặc biệt, số lượng vi sinh vật tồn tại trong phế thải khá lớn, trong đó còn tương đối nhiều nhóm vi sinh vật có khả năng gây bệnh. Vì vậy, phế thải chăn nuôi này cần phải được xử lý triệt để, tránh gây ô nhiễm môi trường và phát tán nguồn bệnh dịch cho người và vật nuôi.
-Chất lượng chế phẩm vi sinh sử dụng:
Chế phẩm vi sinh sử dụng bao gồm 7 chủng VSV: gồm 2 giống vi khuẩn (Bacillus, subtilis, Bacillus polmyxa) 2 giống xạ khuẩn (Streptomyces sp1, Streptomyces sp2) 2 giống nấm men (Saccaromyces sp1, Saccaromyces sp2) và1
giống nấm mốc (Penicillium mali) có khả năng phân hủy chuyển hóa chất hữu cơ
cao và khử mùi tốt để làm giống sản xuất chế phẩm sinh học trên nền chất mang thanh trùng là mùn hữu cơ, cám và trấu.
Bảng 4.3. Chất lượng của chế phẩm vi sinh sử dụng TT Chỉ tiêu Chế phẩm TT Chỉ tiêu Chế phẩm sinh học TCVN 6168 – 2002 1 pHKCl 7,34 6 ≤ pH ≤ 8 2 Độ ẩm (%) 33,05 20 – 35
3 Mật độ vi sinh vật hữu ích (x 108 CFU/ml) 89,0 ≥ 108
4 VSV tạp (%) 0,49 ≤ 5%
Kết quả bảng trên cho ta thấy chất lượng chế phẩm vi sinh sử dụng đều đáp ứng theo TCVN 6168-2002. Các chỉ tiêu chất lượng chế phẩm vi sinh vật hoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Trọng Nam (2014), chỉ
tiêu pHKCl dao động trong khoảng 6-8 là hoàn toàn phù hợp về độ trung tính của
chế phẩm (6,9-7,1), mật độ vi sinh vật hữu ích lớn đạt 89x108 CFU/ml dịch thể
giúp cho quá trình tác động của chế phẩm lên đống ủ được mạnh hơn. Các vi sinh vật tạp có số lượng nhỏ giúp hạn chế các tác động làm giảm quá trình chuyển hóa của đống ủ.
-Kết quả theo dõi nhiệt độ:
0 10 20 30 40 50 60 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 15 20 25 30 N hi ệt đ ộ Ngày Nhiệt độ không khí (0C) Đối chứng Thử nghiệm