7.1. Bồi dưỡng tâm hồn, kiến thức, phương pháp sư phạm và năng lực sư phạm.
Tâm hồn người thầy được xây dựng trên cơ sở lòng yêu thương vô hạn, lòng quý mến và tôn trọng con người. Chính lòng yêu thương đó là cội nguồn của mọi tình cảm cao đẹp, là khởi thủy của đạo đức. Đối với thầy giáo, lòng yêu thương con người trước hết thể hiện ở lòng yêu thương học sinh và đồng nghiệp, chính nhờ lòng yêu thương ấy mà mỗi lời giảng của thầy là mỗi lời xuất phát tự đáy lòng và vì thế nó mới dễ thấm sâu vào tâm trí học sinh. Lòng yêu thương và quý trọng con người là nền tảng của đạo đức, nó đòi hỏi người thầy không ngừng tự rèn luyện, tự cải tạo như Bác Hồ đã từng dạy: “...chúng ta phải chính tâm, tu thân,... muốn cải tạo xã hội thì phải cải tạo chính mình”.
Kiến thức của người thầy bao gồm nhiều mặt. Trước hết là kiến thức vững vàng, sâu rộng về chuyên môn trong đó kết hợp nhuần nhuyễn lý thuyết, thực tế và kinh nghiệm, giữa nhận thức và thực hành. Giỏi về chuyên môn chưa đủ, còn cần những kiến thức rộng rãi về xã hội, về con người, về các ngành khoa học khác. Vinh dự của thầy giáo là thông qua dạy chữ dạy người.
Sơ đồ: chức năng Phẩm chất người thầy Phương pháp sư pham Kiến thức Tâm hồn giảng dạy đánh giá Vai trò giáo dục vẻ vang
Phương pháp sư phạm của người thầy đóng vai trò quan trọng. Phương pháp không tốt, hiệu quả giáo dục kém đi nhiều. Phương pháp sư phạm bao gồm những vấn đề mà trước hết là cách khơi dậy ở học sinh sự say mê học tập, sự khát khao hướng về cái thiện và làm cho học sinh hứng thú trong việc tìm tòi, khám phá cái mới, cái đẹp.
Kiến thức, phương pháp sư phạm và nhiệt tình trong giảng dạy, nghiêm túc, sáng suốt, công bằng trong đánh giá là nhân tố cơ bản tạo nên uy tín của thầy cô giáo để thực hiện vai trò vẻ vang của mình
7.2. Bồi dưỡng năng lực sư phạm:
Bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên là một nội dung cơ bản, quan trọng trong công tác bồi dưỡng. Năng lực sư phạm bao gồm năng lực tổ chức quá trình dạy học và năng lực tổ chức quá trinh giáo dục. Tri thức khoa học sâu rộng là nền tảng của năng lực sư phạm. Do vậy cần tập trung bồi dưỡng cho những nội dung cơ bản sau:
+Thường xuyên cung cấp cho giáo viên những điều chỉnh hoặc đổi mới trong nội dung và phương pháp giáo dục, dạy học của từng mặt giáo dục, của từng môn học trong chương trình.
+Bồi dưỡng cho giáo viên năng lực thiết kế giáo án môn học, năng lực ra đề kiểm tra, đề thi, năng lực chấm thi, trả bài.
+Đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp cần bồi dưỡng năng lực tổ chức các hoạt động tập thể, năng lực thuyết phục, cảm hóa học sinh. Giáo viên chủ nhiệm là người thay mặt hiệu trưởng quản lý toàn diện các hoạt động giáo dục của một lớp. Giáo viên chủ nhiệm là người cố vấn trong tập thể học sinh hoạt động tự quản, là người trực tiếp giáo dục học sinh, trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra đánh giá công bằng khách quan trong quá trình rèn luyện, phấn đấu tu dưỡng của học sinh trong lớp. Do đó, giáo viên chủ nhiệm cần rèn luyện kỹ năng ứng xử tình huống, kỹ năng vận dụng những tri thức khoa học giáo dục và thực tiễn sinh động vào quá trình giáo dục của mình.
7.3. Bồi dưỡng năng lực chuyên môn trường phổ thông
+ Hiệu trưởng yêu cầu các tổ chuyên môn thảo luận để mỗi tổ có kế hoạch bồi dưỡng cá nhân, coi đó là mục tiêu phấn đấu và chương trình hành động của
mình. Hiệu trưởng cần thường xuyên đôn đốc việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng của từng tổ chuyên môn và từng giáo viên.
+Tổ chức bồi dưỡng tại trường: Tổ chức hoạt động bồi dưỡng tại trường mang lại kết quả cao và phù hợp với hoàn cảnh đa số giáo viên. Tổ trưởng chuyên môn, giáo viên dạy giỏi các cấp là những cốt cán trong công tác bồi dưỡng giáo viên của trường. Họ vừa là người gương mẫu đi đầu trong việc bồi dưỡng vừa có trách nhiệm giúp đỡ giáo viên trong tổ. Cải tiến nội dung và hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn cũng mang lại hiệu quả bồi dưỡng tốt.
+ Tổ chức hội giảng, tổ chức các cuộc thi nghiệp vụ sư phạm để khích lệ giáo viên tình yêu nghề và say sưa bồi dưỡng tay nghề.
+ Tổ chức học tập theo chuyên đề, mời các chuyên gia, các nhà biên soạn sách giáo khoa để họ cung cấp cho giáo viên những kiến thức cập nhật và giải quyết những băn khoăn, thắc mắc của giáo viên trong khi giảng những chương khó, bài khó của chương trình.
+ Đầu tư xây dựng thư viện và tổ chức hoạt động thư viện nhà trường cũng góp phần không nhỏ trong công tác bồi dưỡng giáo viên. Thư viện phải đầy đủ các loại sách giáo khoa, sách hướng dẫn, sách tham khảo, các loại báo và tạp chí, đặc biệt là báo và tập san chuyên ngành. Xây dựng phòng đọc đáp ứng nhu cầu của giáo viên và học sinh. Nhân viên thư viện phải được đào tạo. Tổ chức giới thiệu sách mới, thảo luận những vấn đề cần thiết mà báo chí đặt ra, thiết thực phục vụ giáo dục và giáo dục, khuyến khích giáo viên mượn đọc, học tập và làm theo sách.
+Cần nhiều thời gian cho hoạt động chuyên môn và ưu tiên thời gian cho việc bồi dưỡng nâng cao tay nghề. Các công việc hành chính có thể thông báo trên bảng hoặc tổ thông báo, không buổi sinh hoạt chuyên môn nào thành buổi thông báo sự vụ hành chính.
+ Tổ chức giáo viên nghiên cứu và ứng dụng khoa học – khuyến khích, động viên và yêu cầu giáo viên am gia nghiên cứu khoa học theo các đề tài phục vụ thiết thực cho việc nâng cao chất lượng giáo dục và dạy học. Các đề tài nghiên cứu dưới dạng sáng kiến kinh nghiệm tập trung giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình hoạt động sư phạm. Cần tổ chức nghiệm thu sáng kiến kinh nghiệm một cách nghiêm túc, có phân tích đánh giá khách quan và những sáng kiến kinh nghiệm tốt cần áp dụng phổ biến cho giáo viên toàn trường.
7.4. Bồi dưỡng năng lực sử dụng ngoại ngữ và tay nghề sử dụng công nghệ
thông tin:
Để đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa, thời kỳ khoa học trong khu vực, trên thế giới phát triển như vũ bão. Một vấn đề đặt ra: đội ngũ giáo viên phải tự học hết mình để biết và nâng cao ngoại ngữ và sử dụng công nghệ thông tin trong nhà trường. Để từng bước giải quyết sự bức xúc này, nhà trường sử dụng những giáo viên bộ môn ngoại ngữ (Anh văn) và giáo viên được đào tạo tin học trong tập thể sư phạm làm nòng cốt, động viên kích thích họ tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên. Thời gian bố trí cho họ có thể trong buổi học tổ chuyên môn hoặc công đoàn tổ chức học vào ban đêm. Về trách nhiệm chuyên môn phải tạo điều kiện thời gian cho giáo viên trực tiếp tham gia hướng dẫn cho giáo viên. Ngoài ra, động viên đội ngũ giáo viên trực tiếp tham dự các lớp học được tổ chức ngoài nhà trường.
7.5. Bồi dưỡng năng lực tham gia công tác xã hội hóa giáo dục
- Việc đội ngũ giáo viên trường phổ thông hiểu biết việc hoạt động phối hợp giữa nhà trường và các tổ chức chính trị xã hội, đặc biệt là trên địa bàn trường phổ thông trong đó có trách nhiệm của các tổ chức chính trị – xã hội, chủ động phối hợp với nhà trường làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục. Nói cách khác, đây là trách nhiệm của mọi người dân, toàn xã hội phải tham gia.
Các tổ chức đó là: Hội đồng trường; Hội LH phụ nữ VN, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội cha mẹ học sinh, Hội nông dân, Hội chữ thập đỏ, Hội cựu chiến binh, cơ quan công an huyện, Huyện đội và nhiều tổ chức khác. Các lực lượng trong cộng đồng sẽ tạo ra được môi trường giáo dục trong nhà trường và gia đình. Làm được như vậy, công tác giáo dục trong cộng đồng sẽ thực sự là của cộng đồng, được cộng đồng thực hiện và vì lợi ích của cộng đồng.
Công tác giáo dục nhận được những nguồn đầu tư về nhân lực, vật lực rất đa dạng, từ nhiều phía. Khẩu hiệu “Nhà nước và nhân dân cùng làm” chỉ là một yếu tố trong toàn bộ cuộc vận động xã hội đóng góp xây dựng giáo dục.
Sự nghiệp phát triển giáo dục từ cấp vĩ mô tới vi mô phải thể hiện như một cuộc vận động xã hội, trong đó có sự lãnh đạo chặt chẽ của tổ chức Đảng, sự quản lý của nhà nước và vai trò quản lý của giáo dục.
Với những tiêu chí như trên, “tư tưởng xã hội hóa giáo dục” công tác giáo dục sẽ được thừa nhận như một nhân tố mới trong sự phát triển giáo dục hiện nay.