trung dân chủ trong quản lý trường phổ thông nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên
Cán bộ quản lý phải thường xuyên tự nghiên cứu, tìm hiểu Luật Giáo dục, Điều lệ Trường trung học và các văn bản quản lý nhà nước có liên quan đến công tác tổ chức và quản lý trường trung học phổ thông . Vì các văn bản pháp luật chính là cơ sở pháp lí, là công cụ để Hiệu trưởng quản lý các hoạt động giáo dục và đào tạo theo đúng các quy định của pháp luật.
Công tác nghiên cứu, tìm hiểu các văn bản pháp luật, văn bản quản lý giáo dục của cán bộ quản lý giáo dục giúp cho họ có được ”sự am hiểu những kiến thức về pháp luật nói chung và những tri thức về quản lý giáo dục nói riêng”, đây chính là cơ sở pháp lí để cán bộ quản lý nói và làm theo đúng pháp luật, tư duy và các thao tác quản lý đều theo đúng những quy định của pháp luật.
Công tác nghiên cứu tìm hiểu các văn bản pháp luật của Nhà nước có liên quan là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu đối với mọi cán bộ quản lý, có như vậy mới quán triệt được nguyên tắc “Tăng cường pháp chế XHCN, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam, quản lý xã hội bằng pháp luật”mà các Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (tháng 6/1996), Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (tháng 4/2001) đã ghi nhận.
Người cán bộ quản lý nhà trường cần được tham dự các lớp bồi dưỡng lý luận và nghiệp vụ quản lý giáo dục và đào tạo, trong đó có bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng quản lý hành chính nhà nước, kiến thức pháp lý, hệ thống thể chế nhà nước về giáo dục và đào tạo, khi nghiên cứu Luật Giáo dục, Điều lệ nhà trường và các văn bản hướng dẫn thực hiện, người CBQL phải nắm được cấu trúc và nội dung của các văn bản đó, phải nắm vững cơ cấu của một quy phạm pháp luật (giả
định, quy định, chế tài) để thực hiện đúng với từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể với từng loại khách thể quản lý nhất định.
Người cán bộ quản lý nhà trường phải biết nghiên cứu và xử lý các văn bản quản lý nhà nước theo trình tự:
+ Nghiên cứu các loại hình văn bản, nội dung văn bản, tìm hiểu các văn bản hướng dẫn;
+ Xác định đối tượng điều chỉnh, phạm vi điều chỉnh, hiệu lực pháp lý của từng loại văn bản quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo;
+ Lập kế hoạch, tổ chức chỉ đạo thực hiện;
+ Kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện văn bản quản lý nhà nước;
+ Phân loại theo tính chất, đặc điểm, thời gian của từng loại văn bản quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo;