Thực hiện tốt vai trò quản lý nhà trường của Hiệu trưởng.

Một phần của tài liệu nang cao chât lượng quản lý trường phổ thông nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên docx (Trang 27 - 29)

1. Thực hiện tốt vai trò quản lý nhà trường của Hiệu trưởng, kết hợp chặt chẽ việc phát huy quyền tự chủ với thực hiện dân chủ nhằm nâng cao chất lượng

1.1.Thực hiện tốt vai trò quản lý nhà trường của Hiệu trưởng.

Nhà trường tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy vai trò tập thể, đề cao trách nhiệm cá nhân và tinh thần chủ động, sáng tạo của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên

Hiệu trưởng đại diện cho nhà trường về mặt pháp lý, có trách nhiệm và thẩm quyền cao nhất về hành chính và chuyên môn trong nhà trường. Vì vậy, Hiệu trưởng có vai trò quan trọng trong việc quyết định kết quả phấn đấu của toàn trường, nhiệm vụ của nhà trường, chất lượng giáo dục của nhà trường, sự đoàn kết của tập thể sư phạm; các mặt đó có hoàn thành tốt hay không phần lớn tuỳ thuộc vào năng lực và phẩm chất cá nhân của Hiệu trưởng.

Để tổ chức thực hiện tốt công tác giáo dục pháp luật, thực hiện tốt các quy định của Luật Giáo dục, Điều lệ Trường trung học và các văn bản liên quan, Hiệu trưởng cần thực hiện tốt vai trò quản lý nhà trường của mình và kết hợp đúng đắn chế độ thủ trưởng và chế độ tập thể thông qua việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong nhà trường. Vai trò quản lý điều hành các hoạt động trong nhà trường của Hiệu trưởng được thể hiện thông qua việc thực hiện tốt các quy định ở khoản 1, Điều 17, Điều lệ Trường trung học và điều 4, Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường; trong đó nhấn mạnh đến trách nhiệm của Hiệu trưởng là phải thực hiện Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường và nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý trường học.

Hiệu trưởng thực hiện quản lý tập trung theo chế độ thủ trưởng, đề cao trách nhiệm cá nhân của Hiệu trưởng, nhưng phải trên cơ sở phát huy dân chủ, mặt khác dân chủ phải gắn liền với tập trung nghĩa là phải kết hợp giữa quyền quản lý tập trung của Hiệu trưởng với phát huy dân chủ, đảm bảo cho đội ngũ giáo viên và nhân viên tham gia quản lý nhà trường; Có làm được như vậy mới tạo điều kiện tốt cho việc nâng cao chất lượng công tác giáo dục pháp luật, nâng cao hiệu lực thực hiện các văn bản pháp luật về giáo dục và đào tạo của nhà trường.

Các Hội đồng trường, Hội đồng thi đua khen thưởng, Hội đồng kỷ luật làm việc theo chế độ tập thể; trong đó, Hội đồng giáo dục là tổ chức tư vấn cho Hiệu trưởng trong việc thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường, do Hiệu trưởng thành lập và làm Chủ tịch.

Dân chủ trong quản lý nhà trường chính là việc Hiệu trưởng phải tạo điều kiện để mọi thành viên trong trường phổ thông am gia quản lý, giúp họ có quyền

được thông tin, được tham gia thảo luận, phê bình, góp ý kiến, chất vấn, quyền được giám sát, kiểm tra hoạt động của nhà trường.

Chế độ thủ trưởng thể hiện ở chỗ: Nhà nước trao quyền quyết định cao nhất trong nhà trường cho Hiệu trưởng, người đứng đầu trường trung học phổ thông để thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý, điều hành các hoạt động trong nhà trường. Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với các quyết định và kết quả hoạt

Một phần của tài liệu nang cao chât lượng quản lý trường phổ thông nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên docx (Trang 27 - 29)