Thực hiện các biện pháp động viên khích thích vật chất tinh thần trong tập thể giáo viên

Một phần của tài liệu nang cao chât lượng quản lý trường phổ thông nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên docx (Trang 42 - 48)

4. Tăng cường vai trò lãnh đạo của Chi bộ Đảng đối với nhà trường trong việc vận dụng nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý trường phổ thông nhằm

6.5.Thực hiện các biện pháp động viên khích thích vật chất tinh thần trong tập thể giáo viên

tập thể giáo viên

Nhà trường cần thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách đối với giáo viên, nhân viên trong các văn bản của Nhà nước đã ban hành. Đảm bảo cho giáo viên được hưởng chính sách bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao trình độ và chuẩn hoá nhà giáo, được cử đi học mà vẫn được hưởng lương và phụ cấp theo qui định của chính phủ. Trong nhà trường Hiệu trưởng cần đảm bảo cho giáo viên, nhân viên được hưởng các chế độ bảo hiểm và phuc lợi xã hội, được quyền khen thưởng khi có thành tích, được quyền biết rõ nguyên nhân khi bị phê bình kỷ luật được tạo điều kiện để làm tốt nhất nhiệm vụ, được phát huy tài năng sáng tạo của mình. Như vậy, Hiệu trưởng đảm bảo cho giáo viên, được hưởng những quyền lợi chính đáng đồng thời cũng thấy rõ những bổn phận và trách nhiệm của mình trong tập thể giáo viên.

6.5.2. Xây dựng khối đoàn kết thống nhất trong tập thể giáo viên

Đoàn kết, thống nhất các lực lượng cách mạng Việt Nam là tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tư tưởng đại đoàn kết của Người được hình thành trên cơ sở lý luận và thực tiễn, xuất phát từ truyền thống văn hoá và nhân văn của đan tộc Việt Nam. Sức mạnh của đoàn kết đã đưa dân tộc ta chiến thắng mọi kẻ thù, giành lại và giữ vững độc lập dân tộc.

Thực tế đã chứng minh rằng, đoàn kết trong TTSP còn là một phương tiện giáo dục học sinh, có tác dụng nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục, ngược lại, một tập thể không có sự đoàn kết thống nhất sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín và hiệu quả giáo dục nhà trường. Muốn có một TTSP đoàn kết, thống nhất, Hiệu trưởng nhà trường cần thực hiện những biện pháp sau đây :

(a) Xây dựng sự đoàn kết trong cán bộ lãnh đạo :

Sự đoàn kết trong Ban giám hiệu sẽ là yếu tố đầu tiên quyết định sự đoàn kết trong TTSP nhà trường. Điều đó thể hiện ở sự phân công phân nhiệm cụ thể rõ ràng, phù hợp, sự thống nhất ý chí và hành động hướng về mục tiêu, sự phối hợp, hỗ trợ và thiện cảm với nhau trong công tác và đời sống thường ngày, ở sự hăng say, nhiệt tình, chủ động, sáng tạo với công việc được giao, và mỗi cán bộ lãnh đạo không ngừng hoàn thiện mình để trở thành thủ lĩnh trong lĩnh vực mình quản lý. Mọi người hiểu nhau, tôn trọng tài năng và cá tính của nhau, thúc đẩy nhau tiến bộ. Giữa họ cần có sự dung hợp, hài hoà về mặt tâm lý, chính Hiệu trưởng phải là linh hồn là trung tâm của sự đoàn kết nhất trí đó.

(b) Xây dựng các mối quan hệ nhân ái trong tập thể.

Trong TTSP, mỗi thành viên sống trong hệ thống quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, trong đó mỗi cá nhân phải làm cho mục tiêu của mình phù hợp với những nguyện vọng của mọi người, của tập thể. Sự kết hợp hài hoà giữa mục tiêu chung và mục tiêu riêng là bản chất của tập thể chân chính trong xã hội ta ngày nay. Mọi thành viên gắn bó với nhau bằng trách nhiệm, nghĩa vụ, danh dự của bản thân đối với tập thể. Trong một TTSP thường tồn tại hai loại quan hệ phụ thuộc cơ bản : Quan hệ giữa các thành viên cân bằng nhau và không cân bằng nhau về chức vụ. Đó là quan hệ giữa các cán bộ lãnh đạo trong nhà trường với các thành viên và quan hệ giữa các thành viên với nhau.

Cần xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người lãnh đạo và người bị lãnh đạo. Cán bộ lãnh đạo phải tin tưởng, tôn trọng, chân thành, khách quan, dân chủ và có trách nhiệm giúp đỡ, tạo cơ hội tốt nhất cho cấp dưới hoàn thành nhiệm vụ, cán bộ cần trở thành chỗ dựa vững chắc cho cấp dưới về chuyên môn, nghiệp vụ cũng như cuộc sống riêng. Những GV cần tự giác chấp hành sự phân công, phân nhiệm của cấp trên, tích cực thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, sẵn sàng đóng góp ý kiến với cán bộ trên tinh thần xây dựng.

(c) Chủ động giải quyết các mâu thuẫn, xung đột trong tập thể giáo viên

Trong quá trình hoạt động và giao lưu cùng nhau, tập thể giáo viên khó tránh khỏi những mâu thuẫn. Khi tập thể có những biểu hiện của sự mâu thuẫn, Hiệu trưởng cần quan tâm xử lý ngay.

Khi biết được trong tập thể có những mâu thuẫn, Hiệu trưởng cần tìm ra nguyên nhân gây ra các mâu thuẫn đó. Thường là mỗi mâu thuẫn xung đột đều có nguyên nhân riêng của nó. Có thể nêu ra một số nguyên nhân cơ bản sau:

- Phong cách quản lý không phù hợp của một số cán bộ lãnh đạo: quyền uy, quan liêu, mệnh lệnh, tham quyền cố vị, ích kỷ, đánh giá GV thiếu chính xác, kỷ luật và khen thưởng thiếu khách quan, công bằng thiện chí,thậm chí tham ô, lãng phí tài sản của tập thể.

- Sự liên kết rời rạc trong tập thể dẫn đến tính tập thể yếu, giữa cá nhân và tập thể không thống nhất mục tiêu, không thoả mãn những nhu cầu của nhau dẫn đến không chấp nhận nhau, không phục tùng nhau.

- Tính đa dạng, phức tạp của các thành viên về nhu cầu, lợi ích, tính cách, năng lực, tuổi tác, hoàn cảnh gia đình, tư tưởng cục bộ.

- Một số GV thiếu tình thương và trách nhiệm, thậm chí trù úm hoặc thiên vị đối với HS.

Khi tìm ra các nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn, Hiệu trưởng cần có tinh thần chủ động, tích cực, giải quyết kịp thời, triệt để, tránh tình trạng “ cái xảy nảy cái ung”. Tuỳ vào mức độ và phạm vi mâu thuẫn, Hiệu trưởng phối hợp với các tổ chức tập thể để giải quyết. Mục đích của giải quyết mâu thuẫn là: Nhằm giúp cho đương sự hiểu rõ suy nghĩ và hành động của mình, nhận ra cái đúng, cái sai, việc gì đúng, việc gì sai chứ không phải là tìm ra ai đúng, ai sai, nghĩa là thể hiện đối chứng chứ không đối đầu. Kết quả của việc giải quyết mâu thuẫn là các bên đương sự có thể bắt tay thiện chí và bình thường hoá quan hệ.

6.5.3. Xây dựng và phát huy truyền thống tập thể

Truyền thống của tập thể là những giá trị tinh thần của tập thể, được kết tinh lại qua nhiều giai đoạn phát triển. Nó phản ánh những giá trị đặc trưng truyền thống của dân tộc, của địa phương, của nghề nghiệp, đồng thời cũng chứa đựng những nét riêng biệt về giá trị tinh thần của tập thể đó, tạo cho tập thể đó có một phong thái riêng, một vẻ đẹp riêng và một sức mạnh riêng. Truyền thống tập thể được xem như một bộ luật không thành văn của một tập thể, nó tác động đến tình cảm, ý thức và hành vi của con người một cách tự nhiên như trẻ em tiếp thu tiếng mẹ đẻ vậy. Truyền thống tập thể tạo nên chất keo dính giữa các thành viên trong tập thể, làm cho mỗi thành viên tự hào, tích cực làm việc để giữ gìn và phát huy các truyền thống đó. Vì vậy, việc xây dựng và phát huy truyền thống của tập thể giáo viên trong nhà trường là một trong những biện pháp tâm lý trong quản lý của người Hiệu trưởng Nó không những có tác dụng đoàn kết tập thể mà còn là phương tiện giáo dục các thế hệ HS.

6.5.4. Xây dựng bầu không khí tâm lý thuận lợi trong tập thể giáo viên

Bầu không khí tâm lý trong TTSP phản ánh trạng thái tinh thần, tâm trạng chủ yếu của tập thể và mỗi GV. Các nhà nghiên cứu tâm lý học xã hội đã khẳng định rằng, một trong những điều kiện quan trọng của sự sáng tạo và sức khoẻ của nhà giáo là bầu không khí tâm lý thuận lợi trong TTSP. Trong tâm trạng tốt, GV làm việc thoải mái, có chất lượng, có sự tin cậy và thông cảm với nhau, hợp tác và tương trợ

nhau. Ngược lại, trong tâm trạng căng thẳng, nặng nề, GV khó phát huy sáng kiến, không thích làm việc và khi có điều kiện, họ sẵn sàng rời bỏ nhà trường không hề luyến tiếc. Bấu không khí tâm lý thuận lợi của TTSP chính là môi trường sống về tinh thần có tác dụng nuôi dưỡng và phát triển những phẩm chất, giá trị của nhân cách người thầy và sức mạnh tổng hợp của tập thể.

Hiệu trưởng cần phối hợp với công đoàn thường xuyên tổ chức những sinh hoạt tập thể, những chuyến thăm quan, nghỉ mát, hội thảo, quan tâm đến những sinh hoạt tập thể, quan tâm thăm hỏi những gia đình GV khó khăn, bệnh tật hoặc có việc vui, buồn trong cuộc sống.

Dựa vào các công trình nghiên cứu tâm lý học xã hội (TLHXH) trong trường học, phong cách quản lý của người Hiệu trưởng cần được đảm bảo các đặc trưng cơ bản sau đây:

(a) Người Hiệu trưởng phải có uy tín thực sự với tập thể GV và tập thể HS. Điều quyết định để có thành công trong quản lý không phải là sức mạnh quyền hành mà là sức mạnh của trí tuệ sáng suốt, sự hiểu biết sâu rộng, những kinh nghiệm Sư phạm và sự trải nghiệm cuộc sống, lòng nhân ái, khoan dung... Chính cái Tài- Đức đó tạo nên uy tín thực của người Hiệu trưởng nhà trường

• .

(b) Coi trọng chất lượng, hiệu quả công việc : Những nhiệm vụ đã giao thì tìm mọi cách giúp GV thực hiện tốt nhất nhiệm vụ của mình. Đánh giá nhà giáo dựa trên hiệu quả, chất lượng, mức độ hoàn thành những nhiệm vụ được giao. Không phô trương hình thức, che giấu cấp trên những tồn tại, thiếu sót của trường.

(c) Đảm bảo quy chế dân chủ : Hiệu trưởng phải biết dựa vào sức mạnh và trí tuệ tập thể, kích thích quá trình tự quản, tự giáo dục của GV, biết lắng nghe những ý kiến đóng góp, phê bình, có khả năng thuyết phục trước mọi quyết định và khi muốn đưa ra quyết định quan trọng phải biết tận dụng trí tuệ của tập thể. Việc làm đó sẽ không hề làm giảm uy tín của Hiệu trưởng mà ngược lại, nó giúp Hiệu trưởng vừa thực hiện quy chế dân chủ, vừa đưa ra được những giải pháp sáng suốt, tối ưu hơn.

(d) Có tư duy năng động, sáng tạo và lòng nhiệt tình nhất. Tư duy linh hoạt, sáng tạo đối nghịch với tư duy khép kín, cứng nhắc, giáo điều, độc đoán. Lối tư duy thứ nhất nổi bật ở tính năng động, khát vọng tìm thấy những gì đằng sau

những quyết định và hiểu rằng cần tìm ra những biện pháp khác nhau để thực hiện quyết định đó. Lối tư duy thứ hai cứng nhắc về định hướng, khó tiếp thu thông tin mới và thường hành động theo những con đường mòn, những khuôn mẫu sẵn có. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(e) Nếu Hiệu trưởng không năng động, sáng tạo, thiếu nhạy bén với thực tiễn cuộc sống sẽ tạo nên tâm trạng thiếu lòng tin và cũng thường làm việc thụ động, kém sáng tạo.

(g) Trong thực tế, người cán bộ quản lý không thể là người hoàn thiện, hoàn mỹ đến độ cái gì cũng hơn người được. Do đó, người Hiệu trưởng có thể kém hơn cấp dưới về mặt này, mặt khác, tri thức, tài năng, có thể không phải là người cao nhất nhưng nhiệt tình với tập thể nhà trường phải là người cao nhất. Có nhiệt tình cao nhất, thì Hiệu trưởng sẽ kích thích được lòng nhiệt tình của mọi GV, để họ phát huy tài năng, trí tuệ, sức lực của mình vào những công việc chung của tập thể.

(h) Có lòng nhân ái với mọi người :lòng nhân ái, tình yêu thương, tù bi không phải là những từ trừu tượng chỉ được dùng trong tôn giáo hay đạo đức học mà trong mọi hoạt động xã hội đều cần mang tinh thần nhân ái đó. Đối với người quản lý cũng cần phải thoả mãn kịp thời những nhu cầu về vật chất và tinh thần chính đáng của các thành viên. Điều này có tác dụng to lớn đối với bầu không khí trong tập thể, nó là yếu tố gắn bó mọi người với tập thể, với cơ quan suốt đời và có thể cả thế hệ con cháu của họ nữa. Đặc biệt, với người Hiệu trưởng THPT, tình cảm nhân ái đó càng phải thể hiện cao nhất trong quản lý TTSP, vì chính “Hiệu trưởng là nhà giáo dục chủ chốt trong nhà trường, giáo dục HS thông qua các GV, làm thày các GV, dạy cho họ khoa học và nghệ thuật giáo dục” (Uxinxiki).

Một TTSP đoàn kết chỉ có ở nơi nào thực hiện tốt cuộc vận động “kỷ cương, tình thương, trách nhiệm” do Ngành giáo dục phát động từ 6 năm qua. Thực chất những biện pháp đã nêu ở trên phù hợp với 3 tiêu chí của cuộc vận động kỷ cương (làm theo luật, theo quy chế, quy định, điều lệ), tình thương (biết sống thiện chí, khoan dung, độ lượng...), trách nhiệm (biết sống gắn bó, hợp tác với nhau trong công việc và đời sống). Một tập thể chỉ biết sống theo “kỷ cương” và “tình thương” mà không phụ thuộc, gắn bó với nhau bằng trách nhiệm thì hiệu quả công việc sẽ không cao. Một tập thể chỉ kêu gọi tình thương và trách nhiệm mà không nghiêm chỉnh chấp hành kỷ cương thì kết quả công việc khó bền vững. Một tập thể chỉ sống theo kỷ cương,ràng buộc chặt chẽ với nhau bằng trách nhiệm bổn phận, nhưng thiếu sự bao dung, không chấp nhận sự đa dạng về cá tính của nhau thì dễ

dẫn đến sự đố kỵ, hẹp hòi, chắp nhặt và sớm muộn cũng dẫn đến mâu thuẫn chia rẽ, mất đoàn kết. Có thể nói kỷ cương, tình thương, trách nhiệm tạo thành sức mạnh của TTSP. Do đó, Hiệu trưởng cần phối hợp với Công đoàn nhà trường, tiếp tục hưởng ứng cuộc vận động này một cách thiết thực hơn.

Một phần của tài liệu nang cao chât lượng quản lý trường phổ thông nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên docx (Trang 42 - 48)